Thứ bảy, Tháng mười hai 7
Shadow

Bà Thảo “Đây là bản án đau lòng”; Ông Vũ “Cứ sống thiện lành đi”

Tranh chấp tài sản, tiền trong các ngân hàng được giải quyết thế nào trong 2 giờ tuyên án?

17h ngày 27/3, HĐXX TAND TP.HCM tuyên chấp thuận cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên) và bà Lê Hoàng Diệp Thảo ly hôn. Lý do vì họ nhận thấy mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng, không thể khắc phục được.

Việc ly hôn của cả hai phù hợp với quy định với pháp luật, đồng ý với thỏa thuận của cả hai bên.

Trước đó, chủ tọa mất hơn một giờ để tóm tắt yêu cầu khởi kiện của bà Thảo, quan điểm của hai bên về nuôi con, tranh chấp khối tài sản nhiều nghìn tỷ đồng, cổ phần các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên… và diễn tiến quá trình xét xử.

Sau một ngày mở tòa, HĐXX tuyên:

-Về tranh chấp tài sản: HĐXX cho rằng cần thiết giao cho ông Vũ quyền điều hành Trung Nguyên, như vậy mới đảm bảo quyền lợi của đương sự.

HĐXX đánh giá, bà Thảo là phụ nữ thông minh, có nhiều công sức trong việc chăm sóc 4 con ăn học. Ngoài ra, bà còn tạo lập được thương hiệu cà phê mới và mở công ty tại Singapore.

Bà Thảo cũng có nhiều công sức phát triển công ty nên tòa cần thiết chia cho bà Thảo tỷ lệ tương xứng: ông Vũ hưởng 60%, bà Thảo 40%.

– Về khối tài sản tại các ngân hàng: Trị giá 1.764 tỷ đồng (không phải hơn 2.100 tỷ đồng) bà Thảo đang đứng tên, HĐXX xác định đây là tài sản chung, sẽ chia đôi nhưng có tính đến công sức đóng góp của các bên.

Theo đó, tòa giao bà Thảo tiếp tục quản lý tài sản này, số tiền chênh lệch được cấn trừ vào số cổ phần ông Vũ nhận lại từ bà Thảo.

– Bà Thảo nuôi 4 con: HĐXX tuyên các con do bà Thảo nuôi dưỡng, ông Vũ có nghĩa vụ cấp dưỡng 10 tỷ đồng/năm cho các con kể từ năm 2013 cho đến khi tuổi thành niên.

“Cứ sống thiện lành đi, mọi thứ nhất định sẽ tốt”

Về tài sản, giao ông Vũ sở hữu tất cả cổ phần hai vợ chồng đứng tên trong tập đoàn Trung Nguyên tương đương số tiền gần 5.600 tỷ đồng và 6 bất động sản.

Giao bà Thảo số tiền, vàng và ngoại tệ gửi tại các ngân hàng và sở dụng toàn bộ số tài sản trên đất mà hiện nay bà đang quản lý.

Ông Vũ có trách nhiệm thanh toán số tiền chênh lệch 1.223 tỷ đồng cho bà Thảo.

Việc tranh chấp công ty Trung Nguyên tại Singapore sẽ được tách ra giải quyết trong vụ án khác.

Ông Vũ rời tòa. Ảnh: Hoàng Quốc.

Nghe tòa tuyên án, bà Thảo ngồi sụp xuống, cúi đầu không giấu được xúc động.

Ông Vũ vẫn tỏ ra điềm tĩnh, ông từ chối trả lời các câu hỏi của phóng viên.

“Qua chỉ nói 1 câu thôi. Cứ sống thiện lành đi, mọi thứ nhất định sẽ tốt”, ông Vũ khẳng khái nói trước khi ra xe rời tòa.

Về phần mình, sau phiên xử, bà Lê Hoàng Diệp Thảo che mặt nghẹn ngào, dùng tay lau nước mắt, nói: “Đừng có phỏng vấn nữa, tôi không muốn trả lời gì hết. Đây là một bản án đau lòng và bất công đối với mẹ con tôi”.

Bà lặng lẽ cùng luật sư và các cộng sự rời tòa án.

Bà Thảo buồn bã sau khi nghe tòa tuyên án. Ảnh: Hoàng Quốc.

HĐXX: Ông Vũ có vai trò, công sức rất lớn trong việc sáng lập, gây dựng Trung Nguyên từ một cơ ở nhỏ, thành một thương hiệu lớn, vươn ra thế giới

Về việc chia cổ phần Trung Nguyên, HĐXX xét thấy, theo luật hôn nhân và gia đình thì tỉ lệ phân chia còn phù thuộc vào công sức đóng góp trong việc sáng lập duy trì và phát triển. Bên nào đóng góp nhiều hơn thì được chia phần nhiều hơn”.

Căn cứ hồ sơ và tài liệu thu thập được, ông Đặng lê Nguyên Vũ và gia đình đã sáng lập nên thương hiệu cà phê Trung Nguyên bằng tiền bán 2 căn nhà của bố mẹ và tiền vay mượn.

Về mặt đóng góp công sức duy trì và phát triển, ông Vũ luôn có vốn góp vào công ty nhiều hơn bà Thảo nhiều lần. Ông Vũ luôn giữ vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên.

Bà Thảo phải chăm sóc nuôi dưỡng 4 con cái ăn học, bà phải thương xuyên ở nước ngoài.

Ông Vũ đóng vai trò chính trong việc lãnh đạo, mang lại lợi nhuận cho công ty, tạo thu thập cho lao động, tăng mức thuế cho ngân sách. Ông Vũ cũng thực hiện nhiều hoạt động có ích cho xã hội.

Theo HĐXX, ông Vũ có vai trò và công sức rất lớn trong việc sáng lập, gây dựng Trung Nguyên từ một cơ nhỏ thành một thương hiệu lớn, vươn ra thế giới.

Do đó, việc giao Tập đoàn lại cho ông này quản lý và phát triển là hoàn toàn hợp lý. Ông Vũ có nghĩa vụ thanh toán tiền mặt tương đương cho bà Thảo.

HĐXX cho vợ chồng ông Vũ ly hôn, giao 60% tài sản và quyền điều hành tập đoàn cà phê cho ông này vì có công nhiều hơn.

Bên cạnh đó, tòa xét thấy việc bị đơn cho rằng bà Thảo có sự tuyên truyền, ủng hộ cho King Coffee, một thương hiệu cà phê cạnh tranh với G7 của Trung Nguyên là có cơ sở.

Xem thêm  Quy định sinh viên sư phạm bán dâm đến lần thứ 4 mới bị đuổi học: Vừa trái luật, vừa xúc phạm sinh viên

Tuy nhiên, tòa cũng đánh giá cao công sức của bà Thảo trong quá trình tham gia điều hành Trung Nguyên, thành lập công ty ở Singapore là lớn. Nhưng phần tranh chấp công ty này được tách ra một vụ án khác nên công sức của bà Thảo sẽ được xem xét hợp lý sau.

Với những nhận định trên, HĐXX xét thấy công sức của ông Vũ nhiều hơn về tỉ lệ vốn góp, duy trì và phát triển công ty nên phần của ông Vũ phải được chia nhiều hơn.

Tuy nhiên, xét về công sức của bà Thảo, HĐXX cho rằng việc phân chia theo tỉ lệ 60:40 mới phù hợp và đảm bảo quyền lợi cho 2 bên đương sự.

HĐXX cho rằng việc phân chia theo tỉ lệ 60:40 mới phù hợp và đảm bảo quyền lợi cho 2 bên đương sự.00:02:01

HĐXX cho rằng việc phân chia theo tỉ lệ 60:40 mới phù hợp và đảm bảo quyền lợi cho 2 bên đương sự.

Chấp nhận yêu cầu ly hôn, ông Vũ có nghĩa vụ cấp dưỡng 10 tỷ đồng/năm cho các con

HXXX cho rằng việc 2 bên xác định 2 bên đương sự nhận thấy mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng, không thể khắc phục được. Việc ly hôn của cả hai là hoàn toàn phù hợp với quy định với pháp luật nên chấp nhận yêu cầu ly hôn, đồng ý với thỏa thuận của cả hai bên.

Về 4 con chung, HĐXX tuyên các con do bà Thảo nuôi dưỡng, ông Vũ có nghĩa vụ cấp dưỡng 10 tỷ đồng/năm cho các con kể từ năm 2013 cho đến khi tuổi thành niên.

Khi các con đủ tuổi trưởng thành hoặc có tài sản tự nuôi dưỡng bản thân thì ông Vũ có quyền chấm dứt cấp dưỡng.

Chủ tọa: Việc định giá tài diễn ra công khai, minh bạch, khoa học và đúng pháp luật

Về hình thức, đây là vụ án ly hôn trong thẩm quyền của TAND TP HCM. Trong quá trình tố tụng TAND TP HCM áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo quyền lợi cho 2 bên đương sự. Đến nay, khi có bản án của TAND TP HCM thì biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ được hủy bỏ.

Quá trình xét xử, HĐXX nhận được nhiều khiếu nại về việc định giá tài sản. Tòa ra hội đồng định giá và ủy thác cho tòa tỉnh định giá. Nhưng căn cứ văn bản của Sở Tài chính TP HCM, tòa cần xác định của các cơ quan chuyên môn trước khi định giá. Từ đây, tòa tiếp tục xác định lại.

Sở Tài chính TP HCM sau đó có công văn trả lời  các đương sự có quyền tự thỏa thuận, lựa chọn tổ chức thẩm định giá khác rồi cung cấp cho tòa.

Do khó khăn trong thẩm định giá tài sản hữu hình và vô hình nên tòa tiến hành như sau:  yêu cầu 2 bên đề xuất 2 đơn vị thẩm định giá cung cấp cho tòa. Sau buổi làm việc, tòa đưa ra 5 công ty thẩm định giá cho các bên lựa chọn. Tuy nhiên, hai bên đương sự không lựa chọn được nên tòa lựa chọn Công ty TNHH Thẩm định giá Sài Gòn.

“Tòa cũng đã thực hiện xem xét thẩm định giá tại chỗ đối với các công ty của Trung Nguyên với sự tham gia của 2 bên đương sự. Về việc định giá tài sản doanh nghiệp, HĐXX cho rằng diễn ra công khai, minh bạch, khoa học và đúng pháp luật”, chủ tọa nhận định.

Về công ty Trung Nguyên Singapore: Vụ án này đang được tòa án nước ngoài giải quyết. Tuy nhiên, bà thảo có đơn khiếu nại đề nghị hủy quyết định tách vụ án, Chánh án TAND TP HCM sau đó có quyết định hủy quyết định tách vụ án.

Tuy nhiên sau đó, chị ông Vũ đã có khiếu nại về quyết định của Chánh án TAND TP HCM. Do đó, HĐXX cho rằng việc yêu cầu tách vụ án này ra xét xử riêng của đại diện Trung Nguyên là hoàn toàn hợp lý.

Về yêu cầu của VKS TP HCM, yêu cầu làm rõ các bất động sản có liên quan đến người khác hay không, HĐXX cho rằng 2 bên đã thống nhất việc 13 bất động sản do bà Thảo, ông Vũ đứng tên hoặc các đơn vị khác quản lý là phù hợp.

Theo HĐXX, không cần thiết đưa những người liên quan khác vào vụ án này.

Chủ tọa: Không có cơ sở giải quyết yêu cầu của bà Thảo về việc đưa chồng đi giám định tâm thần

Về yêu cầu giám định của bà Thảo đối với ông Vũ, đại diện ông Vũ cung cấp cho tòa kết luận giám định kết quả, kết luận  ông Vũ không có biểu hiện rối loạn tâm thần.

Chủ tọa phiên tòa đọc bản án. Ảnh: Hoàng Quốc.

Quyết định giải quyết khiếu nại của TAND quận 3 chấp nhận khiếu nại của ông Vũ, hủy biện pháp khẩn cấp tạm thời, đình chỉ giải quyết yêu cầu dân sự yêu cầu tuyên ông Vũ bị mất năng lực hành vi dân sự.

Do đó, HĐXX không có cơ sở để giải quyết yêu cầu bà Thảo về việc đưa chồng đi giám định tâm thần.

Không có cơ sở giải quyết yêu cầu của bà Thảo về việc đưa chồng đi giám định tâm thần00:03:04

Không có cơ sở giải quyết yêu cầu của bà Thảo về việc đưa chồng đi giám định tâm thần. Thực hiện: Kingpr.

Ông Vũ đứng im nghe tuyên án, bà Thảo tỏ vẻ bối rối, mệt mỏi

Quá trình nghe tòa tuyên án, ông Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn đứng trong vòng vây các phóng viên. Người đàn ông 48 tuổi tỏ ra điềm tĩnh không một chút lo lắng, đứng không nhúc nhích nghe phán quyết.

Xem thêm  Chuyện chưa bao giờ kể về Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ

Trong khi đó, phía bên kia, bà Lê Hoàng Diệp Thảo với gương mặt buồn bã và lo lắng nhiều hơn. Thỉnh thoảng, bà bặm chặt môi, đôi bàn tay nắm tại miết chặt vào nhau đến đỏ bừng.

Ông Vũ đứng lặng thinh khi nghe tòa tuyên án. Ảnh: Hoàng Quốc.

HĐXX nhắc lại đề nghị của ông Vũ: Xem xét, chia số tài sản chung mà vợ chồng chưa thỏa thuận được theo tỷ lệ, ông Vũ 70%, bà Thảo 30%

Ông Vũ cam kết chu cấp 10 tỷ/năm cho các con

Trước đó, trong quá trình xét xử, về vấn đề nuôi con, ông Vũ vẫn muốn nuôi các con mà không cần sự chu cấp của bà Thảo.

Về phía mình, bà Thảo cũng đề nghị để bản thân được nuôi dưỡng 4 đứa con, yêu cầu chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho các con. Chủ tịch Tập đoàn cà phê Trung nguyên cho rằng ông tôn trọng ý kiến chúng nên sẽ chu cấp 10 tỷ/năm cho các con.

Về tài sản chung tạo lập là cổ phần tại các công ty trong Tập đoàn Trung Nguyên. Cụ thể, Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên, (ông Vũ đứng tên số cổ phần chiếm 20% vốn điều lệ, bà Thảo 10%), Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên (Trung Nguyên Investment) thì ông Vũ đứng tên chiếm 60% cổ phần, bà Thảo chỉ chiếm 30% cổ phần.

Ngoài ra, Công ty CP Cà phê Trung Nguyên thì ông Vũ chiếm 10% vốn điều lệ, bà Thảo chiếm 5% vốn điều lệ. Công ty CP Trung Nguyên Franchise với tỉ lệ cổ phần là ông Vũ 10%, bà Thảo 5%.

Công ty TNHH Đầu tư du lịch Đặng Lê, ông Vũ chiếm 15% cổ phần, bà Thảo cũng nắm giữ 15% cổ phần; Công ty CP Hòa tan Trung, ông Vũ chiếm 10%, Thảo 5%; Công ty TNHH Vũ Nguyên Đắk Nông, ông Vũ đứng tên trên cổ phần chiếm 30%.

Về cổ phần tại các công ty, bà Thảo đề nghị cho bà sở hữu 51%, ông Vũ 39% trong Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên; bà Thảo 15% tại Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên và mỗi người 7,5% cổ phần trong Công ty CP Cà phê Hòa tan Trung Nguyên.

Lý lẽ ông Vũ cho rằng việc phân chia tài sản theo tỉ lệ 7:3 là hoàn toàn hợp lý

Với số cổ phần tại 4 công ty còn lại, nguyên đơn đồng ý cho ông Vũ sở hữu toàn bộ. Về bất động sản bao gồm 13 bất động sản, bà Thảo đề nghị cho ông Vũ sở hữu 12 bất động sản, bà Thảo sở hữu căn nhà ở Tú Xương (quận 3).

Tuy nhiên phía ông Vũ đề nghị phân chia tài sản theo tỷ lệ 7:3 đối với các cổ phần công ty tại Tập đoàn Trung Nguyên. Tương tự, phía ông Vũ cũng yêu cầu phân chia tỷ lệ này đối với khoản tài sản hàng nghìn tỷ đồng gửi tại các ngân hàng.

Phía ông Vũ cho rằng căn cứ pháp lý, luật hôn nhân gia đình quy định tài sản gia đình chia đôi nhưng tính tới công sức của từng người trong việc gây dựng, duy trì và phát triển Trung Nguyên.

Cụ thể, “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập” và “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập”.

Bị đơn cũng khẳng định rằng ông Đặng Lê Nguyên Vũ cùng gia đình sáng lập nên Tập đoàn Trung Nguyên từ những ngày đầu chứ không có sự tham gia của bà Thảo. Ô

ng Vũ đã lựa chọn cách bỏ đại học để quyết tâm xây dựng thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Hiểu được khát khao của con, cha mẹ ông Vũ là ông Đặng Mơ và bà Lê Thị Ước đã bán nhà cho con lập nghiệp. Do đó, phía ông Vũ cho rằng việc phân chia tài sản theo tỉ lệ 7:3 là hoàn toàn hợp lý.

TAND TP HCM công bố bản án vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo

Khoảng 14h50, sau khi nghị án, HĐXX tuyên đọc bản án.

Căn cứ đơn li hôn, bà Thảo và ông Vũ kết hôn hơn 20 năm trước và có 4 con. Năm 2015, bà Thảo khởi kiện đòi li hôn vì cho rằng mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng không thể hàn gắn. Trong thời kì hôn nhân 2 vợ chồng có 4 người con chung đang du học tại Úc.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

Trong vụ li hôn này, các bên đề nghị tòa giải quyết chia tài sản chung trong 7 công ty gồm:Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên (Trung Nguyên Investment), Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên, Công ty CP Cà phê Trung Nguyên, Công ty CP Hòa tan Trung Nguyên, Công ty CP Trung Nguyên Franchise, Công ty TNHH Đầu tư du lịch Đặng Lê, Công ty TNHH Vũ Nguyên Đắk Nông.

Về yêu cầu phản tố, ông Vũ cho rằng mục tiêu kinh doanh của hai vợ chồng không giống nhau. Cùng với đó, bà Thảo đã có những động thái gây cản trở. Đỉnh cao khởi kiện tại toà quận 3, bà Thảo yêu cầu toà “tuyên ông Vũ mất khả năng quản lí công ty”.

Theo Trí thức trẻ

Doanh nghiệpSố phận Trung Nguyên hậu ly hôn nghìn tỷ của vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ