Thứ ba, Tháng Một 14
Shadow

Bác sĩ Việt tại Mỹ: Phòng đột quỵ rất quan trọng, hãy nhớ kỹ nguyên tắc “3 cao, 1 hút”

Bác sĩ, đột quỵ, đề phòng, 3 cao 1 hút

Theo báo cáo năm 2016 của tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), hiện có tới 17 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, 6 triệu trường hợp tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng.

Quan niệm sai lầm

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 6 người thì có 1 người tiểm ẩn nguy cơ bị đột quỵ. Trong đó, tỷ lệ đột quỵ não được dự báo sẽ tăng nhanh chừng khoảng 1,2 triệu người mắc mới mỗi năm trên thế giới vào năm 2025. Trong khi đó, việc nhận biết cơn đột quỵ được xem là “chìa khóa vàng” để cứu người bệnh.

Bác sĩ Huynh Wynn Trần – Bác sĩ người Việt công tác tại Mỹ cho biết bệnh đột quỵ là tổn thương đột ngột não do thiếu máu não hoặc xuất huyết não, trong đó chỉ có 20 % đột quỵ là do xuất huyết não còn lại 80 % thiếu máu não.

Trường hợp thiếu máu não: Não là cơ quan hoạt động của cơ thể và lúc nào cũng cần oxy và chất dinh dưỡng nếu thiếu oxy vài phút thì não sẽ chết và tai biến có thể xảy ra.

Nguyên nhân chính bệnh lý 80 % do thiếu máu não các bệnh lý thường do cao huyết áp làm mạch máu cứng đi, lâu ngày gây xơ vữa, vỡ ra. Máu nhiễm mỡ mỡ đóng vào thành động mạch làm cho thành mạch hẹp và gây tắc mạch gây ra hiện tượng thiếu máu não.

Bác sĩ, đột quỵ, đề phòng, 3 cao 1 hút

Bác sĩ Huynh Wynn Trần

Trong đột quỵ, bác sĩ Huynh Wynn Trần cho rằng khi có cơn đột quỵ xảy ra, nhiều người Việt thường chọn cách lấy kim chọn và nặn máu ở 10 đầu ngón tay, họ hi vọng nhờ biện pháp này sẽ cứu được người thân của mình khỏi cơn đột quỵ. Nhưng đây là quan niệm sai lầm.

Bác sĩ Huynh Wynn Trần lý giải đây không phải là quan niệm chỉ riêng của người Việt Nam mà từ 10 năm trước ngay tại nước Mỹ cũng có các thông tin về chích máu 10 đầu ngón tay. Sau đó sinh viên y khoa vào cuộc lật tẩy, yên ắng xuống rồi lại nổi lên khiến người ta tin nó có tác dụng.

Xem thêm  Ăn sáng sai cách là một kiểu phá hoại sức khỏe: 5 sai lầm điển hình trong bữa ăn đầu tiên mà nhiều người vẫn làm hàng ngày

Đột quỵ là cấp cứu y khoa đòi hỏi những bác sĩ đào tạo cơ bản để ghi nhận, chẩn đoán và điều trị. Việc điều trị thành công phải dựa vào việc chẩn đoán đúng. Nếu người bình thường khó để chẩn đoán chính xác nếu không dựa vào máy móc và kinh nghiệm.

Việc chích đầu ngón tay không phải là giải pháp áp dụng đúng khi có người bị đột quỵ. Nếu cố nặn 10 đầu ngón tay cũng chỉ lấy được 100 cc máu, không làm giảm được áp lực chuyển máu não và người bệnh mất thời gian tốt nhất để cấp cứu.

Không chỉ là lấy kim nặn 10 đầu ngón tay, nhiều người còn cho rằng nếu nạn nhân méo miệng kéo hai tai nạn nhân đến khi bệnh nhân hết méo miệng. Bác sĩ Huynh Wynn Trần cho rằng đây là cách sơ cứu không đúng, nếu méo bên miệng thì vùng trên não kiểm soát cơ mặt có vấn đề.

Ở trong tình trạng tắc mạch máu não hay xuất huyết não, bệnh nhân bị ảnh hưởng dây thần kinh điều khiển cơ trên gương mặt gây méo miệng. Nên đây không phải là giải pháp sơ cứu, vì nếu là đột quỵ thì kéo tai cũng không thể trở lại.

Khi có cơn đột quỵ, đừng cố gắng tự cấp cứu gây kéo dài thời gian, hãy khẩn trương đưa đi bệnh viện để tránh bị tổn thương não nặng nề.

Bác sĩ, đột quỵ, đề phòng, 3 cao 1 hút

Làm gì khi có cơn đột quỵ?

Khi người bệnh có dấu hiệu đột quỵ như nói khó, ngọng, liệt nửa người, khi đó những người xung quanh cần theo dõi đường thở của người bệnh. Đây là cách quan trọng nhất nếu đường thở của người bệnh không an toàn thì xe cấp cứu có đến ngay cũng khó cứu được.

Vì thế, nếu bệnh nhân đang nằm, đang ngồi nên tìm cách giữ cho bệnh nhân có đường thở an toàn. Bệnh nhân đang ngồi cho nằm hơi nghiêng, không nằm ngửa.

Ngoài ra, cho bệnh nhân nằm bên tay trái để bảo vệ đường thở và chờ xe cứu thương, nếu không, có thể chuyển bằng các phương tiện khác để đến bệnh viện nhanh nhất.

Xem thêm  Từ 35 tuổi nếu có một trong những dấu hiệu này cần nghĩ tới ung thư đại trực tràng

Trong trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ do thiếu máu não, có cục máu thì trong 3 tiếng bác sĩ có thể làm thông cục máu và tái tạo lại tổn thương.

Trong trường hợp nhà xa bệnh viện, ở các vùng địa lý khó khăn, bác sĩ Huynh Wynn Trần chia sẻ, mọi người cần nắm nguyên tắc đột quỵ là bệnh tổn thương ở não, bảo vệ đường thở, không để đồ ăn vào miệng, trong tay không có dụng cụ y khoa không cần sơ cứu.

Việc phòng đột quỵ sau khi chữa khỏi cũng rất quan trọng, thống kê bệnh nhân từng được chẩn đoán đột quỵ thì nguy cơ tái phát cao. Nên phòng đột quỵ là điều rất quan trọng. Bác sĩ cho biết, với đột quỵ chỉ cần nhớ “3 cao 1 hút”.

Ba cao gồm cao huyết áp làm mạch máu xơ cứng, dễ vỡ. Cao mỡ máu làm mạch dính mỡ. Cao đường khiến làm tăng nguy cơ đột quỵ, làm mất cảm giác nhận biết bệnh sớm.

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nếu bạn đang hút thuốc thì nên lưu ý phòng tránh để giảm nguy cơ đột quỵ trong tương lai.

Trong trường hợp có thể có đột quỵ, sử dụng từ viết tắt FAST để giúp ghi nhớ các dấu hiệu cảnh báo:

+ Face (mặt) – Có xệ mặt một bên trong khi cố gắng mỉm cười không?

+ Arms (tay) – Một cánh tay có thấp hơn trong khi cố gắng giơ cả hai tay lên không?

+ Speech (lời nói) – Có thể nói và nhắc lại một câu đơn giản được không? có nói lắp hoặc nói kỳ lạ (khó hiểu) hay không?

+ Time (thời gian) – Thời gian đột quỵ được tính tới từng giây từng phút. Nếu phát hiện được bất cứ dấu hiệu nào thì gọi số 115 hoặc số dịch vụ y tế cấp cứu tại địa phương bạn ngay lập tức.

 

theo Soha/Trí Thức Trẻ