Kỳ thực, sự mâu thuẫn với tiểu nhân lâu ngày không giải quyết được chi bằng công khai chúng.
Nhà Tây Hán (năm 202 trước CN) của Trung Quốc có một vị đại thần tên là Viên Áng. Ông có tính cách thẳng thắn, tài năng xuất chúng, nhận được sự ân sủng của vua Hán Văn Đế. Nhưng, người hiền tài thì thường bị tiểu nhân đố kị, quan thái giám Triệu Đồng luôn rắp tâm hãm hại, thường có những lời phỉ báng, sàm tấu lên Hán Văn Đế. Đều này khiến cho đại thần Viên Áng phải bao phen lo lắng.
Có một ngày, vua Hán Văn Đế mới ngự giá xuất cung, Triệu Đồng cũng ở trên xe để hầu hạ. Bỗng nhiên, Viên Áng mới quỳ trước xe và nói rằng: “Bậc ngồi cùng xe với hoàng đế tất phải là anh hùng hào kiệt. Như nay, sao hoàng thượng ngài có thể ngồi cùng với cái bọn thái giám được cơ chứ?”.
Hán Văn Đế nghe xong lặng người, sau đó cười lớn và đuổi Triệu Đồng xuống xe. Triệu Đồng chỉ còn cách ôm hận bò xuống, từ đó mối thâm thù đại hận giữa Triệu Đồng Và Viên Áng ngày càng lớn.
Tiểu nhân thì luôn đố kị với người tài. (Ảnh minh họa)
Hôm sau, bằng hữu của Viên Áng mới lo lắng và nói với ông rằng: “Triệu Đồng bị ông sỉ nhục trước đại chúng, ắt sẽ kết thù với ông, hắn nhất định sẽ hủy báng ông trước mặt hoàng thượng, ông không sợ sau này gặp họa hay sao?”.
Viên Áng cười và đáp: “Trước đây không ai biết tới mối tư thù của Triệu Đồng với tôi, cho nên trong quá khứ hắn đã nhiều lần nói những lời bịa đặt trước mặt hoàng thượng, hoàng thượng không biết đó là sự tư thù của hắn; bây giờ thì mâu thuẫn của hắn và tôi đã được công khai, về sau hắn có nói gì ngài cũng không thèm quan tâm”. Quả nhiên, về sau Hán Văn Đế không còn nghe lời sàm tấu của Triệu Đồng nữa.
Kỳ thực, sự mâu thuẫn với tiểu nhân lâu ngày không giải quyết được chi bằng công khai chúng ra, khiến cho tiểu nhân mất đi cơ hội đặt điều, bôi nhọ mình. Đó chính là diệu kế để khiến cho những kẻ tiểu nhân phải ngậm miệng lại.
Nguồn: Baidu
Theo Minh NF – Helino
Comments are closed.