Thứ bảy, Tháng mười hai 7
Shadow

Bài học tốn 60 năm tuổi cuộc đời mới nhận ra: Ba điều tưởng là quan trọng nhất trong đời thực ra chẳng có ý nghĩa gì

Thời gian thấm thoát thoi đưa, chúng ta cũng dần dần trưởng thành.

“Em ơi có bao nhiêu, sáu mươi năm cuộc đời…”

Khi bạn 60 tuổi, bạn sẽ phát hiện ra, những thứ bạn vốn cho rằng vô cùng quan trọng hóa ra cũng chẳng quan trọng đến thế. Ngược lại, những thứ bạn không quan tâm khi còn trẻ, lại trở nên vô cùng quý báu khi bạn về già. Vậy những thứ đó là gì?

1.Tiền bạc

Có người nói: “Tiền không phải vạn năng nhưng không tiền vạn sự vô năng.” Quả thực, chẳng ai phủ định được điều đó.

Khi bạn còn trẻ, làm gì cũng cần đến tiền: học hành, công việc, kết hôn, sinh con, ăn uống, ngủ nghỉ, chữa bệnh, xã giao… Cũng chính vì vậy, bạn vùi đầu vào làm việc, cố gắng hết mình để có thể kiếm được càng nhiều tiền càng tốt.

Nhưng, khi bạn 60 tuổi, bạn lại đột nhiên phát hiện, tiền không còn quá quan trọng với bạn nữa. Bởi khi đã 60, bạn sẽ có lương hưu, ăn uống sinh hoạt cũng chẳng hết bao nhiêu. Bạn chẳng còn ham hàng quán như hồi trẻ, cũng có xu hướng ăn thanh đạm hơn, thích ăn hoa quả và đồ chay cho nhẹ nhõm. Mặc dù bạn sẽ phải đi khám chữa bệnh thường xuyên hơn, nhưng cũng đã có các loại bảo hiểm hỗ trợ.

Khi bạn 60, bạn sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe, sự thanh thản trong tâm hồn. Và lúc này, vai trò của tiền sẽ bị mờ nhạt đi rất nhiều.

Xem thêm  10 sự thật cay đắng về cuộc sống ai cũng phải chấp nhận: Điều số 4 càng đọc càng thấm thía

bài học

2.Nhiệt huyết

Khi còn trẻ, bạn tràn đầy nhiệt huyết, ngọn lửa thanh xuân rực cháy trong tim bạn, bạn có hoài bão, có lí tưởng, có ước mơ. Bạn dùi mài kinh sử, thức khuya dậy sớm, quên ăn quên ngủ, cần cù chăm chỉ để hiện thực hóa những hoài bão, lý tưởng, mơ ước đó. Có thể nói, tuổi trẻ mà không có nhiệt huyết thì không thể có thành công, cũng sẽ mất đi phần nào ý nghĩa. Nhiệt huyết là thứ quý giá nhất trong tuổi thanh xuân của mỗi chúng ta.

Nhưng khi bạn đã bước đến tuổi 60, nhiệt huyết gần như đã rời bỏ bạn.

Lao động suốt mấy chục năm, đến lúc nghỉ hưu, những nhiệt huyết đó cũng nên nhường lại cho lớp trẻ, cho con cháu. Nhưng buông bỏ nhiệt huyết không có nghĩa là bạn buông bỏ cuộc sống. 60 tuổi, chúng ta không cần nhiệt huyết nhưng cần một cuộc sống bình thản, an nhàn.

Khi không còn cái “sục sôi” lúc trẻ, rất có thể bạn sẽ bắt đầu đủ kiên nhẫn để từ tốn nấu một ấm trà, dành cả chiều ngắm mưa rơi ngoài vườn.

bài học

3.Tình yêu

Nhắc đến tình yêu ở đây, có lẽ sẽ có người hỏi rằng: “Chẳng lẽ 60 tuổi thì không cần tình yêu ư?”

Thực ra, không phải 60 tuổi không cần tình yêu, mà là bạn sẽ hiểu được rằng, so với tình yêu, bạn cần tình thân hơn. Khi còn trẻ, có lẽ, bạn từng hẹn hò, từng yêu đương nhiều lần, từng nếm đủ mặn ngọt đắng cay của tình yêu đôi lứa. Nhưng đó là khi còn trẻ.

Xem thêm  10 triết lý sống của người khôn ngoan: Đọc để thấy vì sao bản thân chưa thể sống một cuộc đời nhẹ nhàng mà vẫn không ngừng thăng tiến trong sự nghiệp

Về già, nhiều lúc tình yêu sẽ nhạt đi, sẽ chỉ còn là quá khứ. Trái tim bạn cũng tĩnh lại và lạnh dần, không còn nhiệt tình và khát khao lãng mạn. Lúc ấy, nếu bạn quay sang nhìn một người bạn đã cùng sóng bước nhiều năm, trong lòng sẽ không phải kích động, mà là bình yên.

Ở cái tuổi xế chiều, chúng ta sẽ coi trọng tình thân hơn. Tình cảm mặn nồng trong hôn nhân dần chuyển thành sớm chiều nương tựa lẫn nhau. Tất cả những thề non hẹn biển giờ chỉ còn là mấy lời lảm nhảm bên tai. Tình yêu có lẽ chỉ còn ở đâu đó, lẩn khuất bên trong tình thân mà nó đã trở thành.

Già đi, cũng chính là lúc nếm trải vế sau của “Chúng mình sẽ bên nhau đến cuối đời!”.

bài học

“Khi chúng ta già

Mắt mờ đi, chân mình run không kịp bước

Mình nương tựa vào nhau

Quãng đời về sau

Và gói cả thế gian, vào lòng bàn tay gầy

Khi chúng ta già

Cuộc sống đổi thay và khác hơn xưa…”

(Khi chúng ta già – Phạm Hồng Phước, Hương Giang)

Sandy- Theo Trí Thức Trẻ

Link gốc