Thứ hai, Tháng Một 13
Shadow

Bận rộn đến mấy bố mẹ cũng không nên bỏ qua 3 phút quý giá này trong ngày để dành thời gian cho con

Nguyên tắc 3 phút dành thời gian cho con mỗi ngày được chuyên gia tâm lý đưa ra vô cùng đơn giản mà đầy hiệu quả nhưng không phải bố mẹ nào cũng làm theo.

Trái với suy nghĩ thường thấy, không phải chỉ có cách dành hàng giờ mỗi ngày chơi với con thì tình cảm giữa ba mẹ và con cái mới có thể gắn bó khăng khít. Các chuyên gia tâm lí tiết lộ quy tắc 3 phút giúp ba mẹ và con cái luôn gần gũi dù ba mẹ có bận rộn đến đâu.

Nguyên tắc 3 phút bố mẹ nên áp dụng hàng ngày

Cha mẹ dường như lúc nào cũng bận rộn, nếu không phải công việc thì cũng là dọn dẹp nhà cửa hay các việc xã hội khác. Thời gian quý báu mà cha mẹ dành cho con dường như chẳng còn bao nhiêu, thậm chí khi ở bên cạnh con cha mẹ cũng không tập trung mà còn bận nghĩ về bao mối lo toan, hay đơn giản là mải mê check điện thoại.

Theo chuyên gia tâm lí Nataliya Sirotich, Giám đốc trung tâm nghiên cứu trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên Singapore, thói quen dành 3 phút mỗi ngày cho con vô cùng quý báu mà không nhiều cha mẹ làm theo. Nội dung của nguyên tắc 3 phút rất đơn giản, đó là khi bạn về đến nhà, hãy tập trung mọi sự chú ý cho con trong vòng 3 phút. Và cần thực hiện đều đặn không bỏ sót ngày nào. Thực hiện đúng điều này sẽ giúp các con luôn tin tưởng vào ba mẹ, kể cả khi lớn lên con vẫn giữ niềm tin ấy.

Thời gian cho con

3 phút mỗi ngày có thể đem lại những lợi ích lâu dài (Ảnh minh họa).

Phương pháp thực hiện nguyên tắc 3 phút

1. Giao tiếp ngang tầm mắt

Khi bạn dành thời gian cho con trong 3 phút quý giá này, hãy nhớ giữ tương tác ở ngang tầm mắt của con. Dù là ngồi trên ghế, ngồi dưới sàn nhà hay đang đứng, điều quan trọng là luôn nhìn thẳng vào mắt con khi giao tiếp.

Xem thêm  Cha mẹ mà thường xuyên làm 10 điều này chắc chắn con cái sẽ có trí nhớ siêu hạng vô cùng tốt

Thời gian cho con

Khi đi đón con, hãy nói chuyện về các hoạt động trong ngày của con (Ảnh minh họa).

2. Tuân thủ nguyên tắc 3 phút khi đón con từ trường về

Nếu con đang độ tuổi mẫu giáo thì điều này còn quan trọng hơn nữa. Cả ngày đã không được gặp con nên ba mẹ hãy dành trọn vẹn 3 phút để ôm con, nhẹ nhàng hỏi con về một ngày ở trường. Đừng coi thường những cuộc trò chuyện tưởng như đơn giản này bởi con sẽ nhận ra ngay nếu ba mẹ không thật sự chú ý. Tương tác khi nói chuyện là rất quan trọng. Một mẹo nhỏ để thể hiện sự quan tâm đó là sau khi con nói về những hoạt động của mình thì ba mẹ hãy hỏi cụ thể chi tiết hơn nữa.

Thời gian cho con

Hãy nhớ nhìn thẳng vào mắt con khi giao tiếp để thể hiện sự chú ý (Ảnh minh họa).

3. Không bỏ qua “3 phút” bất cứ ngày nào

Bạn không nên bỏ qua việc dành thời gian cho con, dù chỉ một thời gian ngắn bởi như vậy, các con cũng thấy việc mình làm hàng ngày không còn quan trọng nữa. Dần dần, con sẽ không muốn chia sẻ và chỉ muốn giữ cho bản thân mình. Đến lúc ấy ba mẹ muốn quan tâm xem con như thế nào thì cũng đã muộn bởi con không mở lòng nữa.

Những hoạt động ba mẹ và bé có thể cùng thực hiện để tăng cường gắn kết

1. Chia sẻ các sở thích của con

Vấn đề mấu chốt ở đây là hãy để con biết bạn muốn dành thời gian cho con và tham gia các hoạt động cùng nhau. Có thể đơn giản chỉ là chơi trò chơi, nấu ăn, làm thủ công… Trong khoảng thời gian này, hãy tập trung chú ý vào con. Những việc khác bạn có thể làm sau đó.

Xem thêm  Fox Sports: 'Cả Đông Nam Á đứng sau lưng U23 Việt Nam'

2. Giúp con thoải mái và tin tưởng bạn

Hãy lắng nghe một cách tích cực và chủ động khi nói chuyện với con. Lợi ích lâu dài có thể thấy đó là khi con lớn lên, con sẽ tin tưởng và tâm sự với bạn những khi gặp khó khăn, khi muốn được khuyên nhủ.

Thời gian cho con

Đừng giả vờ tỏ ra phấn khích bởi các con chắc chắn sẽ nhận ra (Ảnh minh họa).

3. Chân thành

Đừng cố tỏ vẻ phấn khích nếu bạn không thật sự cảm thấy như vậy, bởi trẻ con thông minh hơn bạn tưởng rất nhiều, nếu bạn giả vờ chúng sẽ nhận ra ngay.

Tác hại của việc lơ là, bỏ bê con trẻ

Tất nhiên không phải cứ không thực hiện nguyên tắc 3 phút là không quan tâm con cái, nhưng nếu không tuân thủ nguyên tắc này thì sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường khi con lớn.

– Trẻ dễ hình thành tính cách khép kín, con thu mình vào vỏ ốc, không muốn chia sẻ với ai.- Khi con cần bạn không ở bên thì khi lớn lên con sẽ không muốn nói chuyện với ba mẹ nữa.- Con không muốn chia sẻ những điều quan trọng trong cuộc sống với ba mẹ.

Chỉ cần quan tâm con thêm một chút mỗi ngày là có thể mang lại những lợi ích lâu dài. Bí quyết là hãy thực hiện một cách liên tục nhất quán và để con biết bạn luôn sẵn sàng bên con trong mọi bước đường đời.

Nguồn: Parent, Zeptha, APA

Link