Thứ tư, Tháng Một 15
Shadow

Bất động sản đang đi vào vùng trũng

Trong 9 tháng đầu năm, khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng vượt bậc 8,89%. Theo đánh giá của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), con số này cao hơn tương đối nhiều so với cùng kỳ các năm trước (2016: 7,5%,2017: 7,17%). Thông tin này được VEPR đưa ra tai buổi tọa đàm công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 3-2018 diễn ra tại Hà Nội ngày 10/10.

Công nghiệpxây dựng tăng trưởng vượt bậc

VEPR dẫn số liệu công bố của Tổng cục thống kê (TCTK), cho biết kinh tế Việt Nam quý 3-2018 tăng trưởng ở mức 6,88%. Con số này cao hơn mức tăng trưởng quý 2 (6,73%), xua tan các nhận định về tính giảm dần của tăng trưởng các quý trong năm 2018. Tính chung 9 tháng đầu năm, GDP ước tăng 6,98%, mức tăng 9 tháng cao nhất từ năm 2011.

Cụ thể, khu vực dịch vụ tăng trưởng ở mức 6,89% trong ba quý đầu năm, mức tăng tương đối tích cực nhưng đã thấp hơn cùng kỳ năm 2017 (7,21%). Trong đó, ngành bán buôn và bán lẻ với mức tăng 8,48% là ngành tăng trưởng nhanh nhất khu vực và đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng chung.

Trong khi đó, theo VEPR, khu vực công nghiệp và xây dựng trong 9 tháng đầu năm có mức tăng trưởng vượt bậc 8,89%, cao hơn tương đối nhiều so với cùng kỳ các năm trước (2016: 7,5%; 2017: 7,17%).

Riêng với bất động sản, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành đánh giá, thị trường bất động sản đang rơi vào điểm trũng. Dựa trên thống kê của các công ty bất động sản lớn cho thấy các chỉ số có sự sụt giảm rõ rệt.

Cụ thể, sau quý 2 bất động sản sụt giảm cả về lượng mở bán mới và doanh số bán ra. Thị trường căn hộ trong quý 3-2018 không có nhiều khởi sắc, thậm chí có phần sụt giảm.

Theo ông Thành, thực tế này bắt nguồn từ tính mùa vụ trong năm của thị trường. Quan niệm tháng 7 Âm lịch không tốt cho hoạt động kinh doanh mua bán là một phần nguyên nhân dẫn tới giao dịch thường không cao trong quý 3.

bất động sản

PGS.TS Nguyễn Đức Thành.

Xem thêm  Hà Nội: Trường Mầm non đổ sập trong đêm

Ông Thành dẫn số liệu của một đơn vị nghiên cứu thị trường, cho biết tại Hà Nội, tổng nguồn cung căn hộ bán mới trong quý 3 đạt 5.000 căn, giảm tới 23,5 % so với quý trước đó và giảm gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, lượng căn hộ bán ra cũng ghi nhận sự sụt giảm đáng kể khi chỉ có 4.300 giao dịch thành công, giảm tới 21% so với cùng kỳ năm trước và cũng giảm 27,1% so với quý 2-2018.

Tại TP. HCM, tuy lượng mở bán mới cao hơn quý 2, số giao dịch thành công cũng chứng kiến sự giảm tương đối mạnh như thị trường Hà Nội. Cụ thể, số căn hộ mở bán mới trong quý là 6.711 căn, tăng 9,9% so với quý 2 nhưng giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, lượng bán ra đạt 6.568 căn, thấp hơn một chút so với quý 2 (6.947 căn) và giảm gần 8,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong quý 3, phân khúc trung cấp tiếp tục giữ vai trò chủ đạo cả về nguồn cung và lượng bán ra. Theo dự báo, một số dự án thuộc phân khúc trung cấp với quy mô lớn sẽ được chào bán ra trong quý 4-2018, giúp cho phân khúc này tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu về nguồn cung, chiếm khoảng 60% nguồn cung thị trường.

Đánh giá về triển vọng thị trường bất động sản, PGS.TS Thành cho biết, đây vẫn là lĩnh vực thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nếu so với cùng kỳ năm trước.

Theo Cục Đầu tư Nước ngoài – BộKH&ĐT, trong 9 tháng đầu năm 2018, lĩnh vực bất động sản đứng thứ hai sau nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo về tổng vốn đăng ký FDI với 5,85 tỉ USD, chiếm 23% tổng FDI đầu tư vào Việt Nam. Con số này chêch lệch với năm 2017 (4,5%) tương đối nhiều, cho thấy nhà đầu tưnước ngoài vẫn nhìn thấy nhiều tiềm năng của thị trường bất động sản tại Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Thành cho rằng, với Chỉ thị 04 về kiểm soát chặt tín dụng trong lĩnh vực bất động sản cùng với nguy cơ giá tài sản giảm do lãi suất có thể có khả năng tăng, triển vọng thị trường bất động sản trong thời gian tới vẫn có thể đối mặt với sự đi xuống.

Xem thêm  Danh tính nạn nhân nữ thứ 2 tử vong trong vụ xe Mercedes rơi xuống sông Hồng

Số doanh nghip ngừng hoạt đng tiếp tục tăng 

bất động sản

Quý 3-2018 tiếp tục chứng kiến lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động nhiều bất thường.

Khảo sát về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo do TCTK thực hiện cho thấy sự lạc quan của doanh nghiệp trong quý 3 không thay đổi nhiều so với quý 2 trước đó. Trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát, có 43% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý 3 tốt hơn so với quý trước (con số quý 2 là 45%).

“Tỷ lệ này gần như tương đương so với cùng kỳ năm ngoái (41,5%). Ở chiều ngược lại, có 17,8% doanh nghiệp cho rằng tình hình kinh doanh trong quý 3 khó khănhơn quý 2”, VEPR nhận định.

Về tình hình hoạt động, VEPR cho biết số doanh nghiệp thành lập mới trong quý 3 không chênh lệch nhiều so với cùng kỳ năm 2017 (32.080 so với 32.691). Tính tới hết tháng 9, có 96.611 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 2,8% so với cùng kỳ. Tổng số vốn đăng ký là 963,4 nghìn tỉ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10 tỉ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, quý 3 tiếp tục chứng kiến lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động nhiều bất thường so với cùng kỳ năm ngoái. Quý 3-2018 có tổng số 24.501 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng tới 76% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 9 tháng đầu năm, tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 73.103 doanh nghiệp, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước.

Theo VEPR, trong khi số doanh nghiệp thành lập mới không tăng lên nhiều, việc doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng cao bất thường thời gian gần đây khiến cho mục tiêu đạt một triệu doanh nghiệp vào năm 2020 càng trở nên không dễ dàng.

Tâm An

Theo Cafeland

Link gốc