Thứ ba, Tháng Một 14
Shadow

Bé gái gốc Việt sống sót sau thảm họa Sewol: Sang chấn tâm lý khi mất 3 người thân, 1 năm chuyển trường 3 lần vì bị bạn bè trêu chọc

Ngày 16/4/2014, đất nước Hàn Quốc không khỏi bàng hoàng khi thảm họa ập đến với chuyến phà Sewol khởi hành từ thành phố Seoul đến đảo Jeju.

Trong 304 người thiệt mạng có 250 học sinh thuộc trường trung học Danwon. Nguyên nhân chìm được xác định do cấu trúc phà yếu, chở quá tải và rẽ gấp ở một khúc cua. Dù đã 5 năm trôi qua nhưng mỗi năm đến ngày 16/4, người dân xứ sở kim chi vẫn không giấu được sự xúc động trước 1 trong những tai nạn hàng hải tồi tệ nhất lịch sử.

Phà Sewol chìm đã lấy đi tính mạng của hàng trăm con người, để lại nỗi đau to lớn cho gia đình nhưng những người may mắn sống sót sau đó cũng không thể có được cuộc đời bình yên. Thay vì vui mừng, học sinh trường Danwon cho biết lỗi lầm của họ chính là sống sót trở về. Các em không thể thoát khỏi nỗi ám ảnh quá khứ, bị sang chấn tâm lý khi có người còn tận mắt chứng kiến bạn mình chết ngay trước mắt. Đây cũng là hoàn cảnh của cô bé Eunji, tên đã được thay thế, 5 tuổi thời điểm phà Sewol chìm).

Được biết, cả gia đình 4 người của Eunji, gồm bố họ Kwon, mẹ gốc Việt tên Han Yoon Jin cùng anh trai, đều là hành khách trên chuyến phà Sewol định mệnh ngày 16/4 năm đó. Sau khi thảm kịch xảy đến, em là người duy nhất trong nhà sống sót trở về. Sự kiện ấy không chỉ cướp đi tính mạng người thân Eunji mà còn tước đi của em quyền được sống một cuộc đời bình thường.

Xem thêm  Thông tin mới nhất về ban nhạc Indonesia bị sóng thần "nuốt chửng" khi đang biểu diễn

Sau khi bố mẹ và anh trai qua đời, Eunji dọn đến sống cùng ông nội nay đã hơn 60 tuổi và trở lại trường học. Thế nhưng chỉ trong vòng 3 năm, em phải chuyển trường đến tận 3 lần vì không thể chịu nổi những lời trêu chọc của bạn bè. “Nghe nói bố mẹ của mày chết rồi phải không?” là câu hỏi mà Eunji thường xuyên nghe được từ các đứa trẻ vô tâm xung quanh. Đáng trách hơn, nhà trường và giáo viên đều biết được việc này nhưng chẳng ai trong số họ đưa ra biện pháp ngăn chặn hành vi bắt nạt, khủng bố tâm lý của bạn bè đối với Eunji.

Các học sinh may mắn thoát chết cảm thấy có lỗi khi sống sót trở về.

Thương cháu, cô của Eunji đã dắt theo cô bé dọn đến sống ở một nơi khác, nơi mà mọi người không biết mặt mũi và danh tính của đứa trẻ đáng thương này. Bác sĩ ở bệnh viện Eunji từng điều trị tâm lý cho biết: “Eunji từng được đưa đến đây để điều trị tâm lý. Thế nhưng, từ sau khi dọn đi và chuyển trường, cô bé không còn đến bệnh viện nữa mà thay vào đó là một trung tâm điều trị gần nhà để tránh sự chú ý của mọi người xung quanh. Tôi tình cờ biết được thân phận của Eunji trong quá trình chữa trị cho cô bé”. Người này cũng cho biết trong thời gian đó, ông nội của Eunji cũng nhiều lần rơi nước mắt và nói rằng: “Cháu gái tôi cũng là nạn nhân, tại sao nó lại phải chịu đựng những điều này chứ. Thật là đau lòng”.

Xem thêm  Những khoảnh khắc bình dị ở Triều Tiên được khắc hoạ sinh động qua ống kính của nhiếp ảnh gia nước ngoài

Năm 2017, Eunji đã nhận được số tiền bồi thường từ chính phủ nhưng theo luật pháp, em phải đợi đến 30 tuổi mới có thể sử dụng nó. Số tiền chỉ có thể giúp Eunji vượt qua khó khăn về mặt vật chất nhưng tinh thần và nỗi đau mất người thân vẫn sẽ luôn còn đó, khắc sâu trong tâm khảm và đi theo em đến cuối đời.

Imacho- Helino

Link