Cô bé 8 tuổi Tiểu Đình cao 1m3, ngực phát triển lớn, bác sĩ chẩn đoán cô bé bị phát triển sớm và tương lai không cao quá 1m5 và thủ phạm gây nên tình trạng này khiến nhiều người không thể tin được.
Tiểu Đình 8 tuổi, là một bệnh nhân nhỏ trong phòng khám gần đây nhất của bác sĩ Uông Địch, thuộc Khoa Nội tiết nhi của Bệnh viện số 1 thành phố Hàng Châu, Trung Quốc. Mẹ của Tiểu Đình nói với bác sĩ: “Tiểu Đình cao 1m3, cao nhất trong lớp, nhưng thời gian này, phát hiện ngực của con bé phát triển khá lớn, nên tôi có chút lo lắng…”.
Sau khi nghe lời kể của người mẹ, bác sĩ Uông Địch cho rằng đây không phải là một hiện tượng tốt nên yêu cầu chụp X-quang bàn tay của cô bé. Kết quả cho thấy tuổi xương của Tiểu Đĩnh đã bằng trẻ 11 tuổi, hơn 3 tuổi so với tuổi thực của cô bé. Bác sĩ Uông Địch khẳng định đây là dấu hiệu dậy thì sớm. Mặc dù cô bé chỉ cao hơn vài cm so với chiều cao trung bình của trẻ 8 tuổi (1,28m) nhưng lại thấp hơn 12cm so với chiều cao trung bình của trẻ 11 tuổi. Theo dự đoán của bác sĩ, trong tương lai khả năng chiều cao của Tiểu Đình chỉ dưới 1,5m.
Bác sĩ Uông Địch cũng giải thích thêm, sự phát triển ở ngực của Tiểu Đình có thể được ức chế khi điều trị nhưng tuổi xương thì không thể giảm mà chỉ bị trì hoãn. Nghe bác sĩ nói, mẹ Tiểu Đình òa khóc vì sốc. Mẹ cô bé cho biết, cô rất quan tâm đến chế độ ăn uống của con gái, không cho con ăn đồ ăn nhanh, cũng không cho cô bé chơi điện thoại quá nhiều. Tuy nhiên, không hiểu điều gì đã khiến con gái phát triển sớm như thế?
Bác sĩ đã hỏi thêm về đồ dùng ăn uống trong nhà của Tiểu Đình, bà mẹ nói rằng nó chủ yếu là đồ nhựa. Hộp cơm trưa của Tiểu Đình cũng bằng nhựa và chị cho bác sĩ xem hình ảnh hộp cơm trưa của bé. Bác sĩ nhìn vào đó và nói rằng hộp cơm bị ố vàng vì thường được làm nóng bằng lò vi sóng, một phần nhựa đã bị cháy, vấn đề chính là nằm ở hộp cơm.
Bác sĩ Uông Địch nói: “Bất cứ khi nào một đứa trẻ được chẩn đoán là dậy thì sớm, phản ứng đầu tiên của cha mẹ là xem liệu có lỗi trong chế độ ăn uống hàng ngày hay không và nhớ lại những gì trẻ ăn và không nên ăn, tuy nhiên mọi người sẽ không để ý đến hộp đựng cơm”.
Bác sĩ Uông Địch giải thích: Hộp cơm trưa bằng nhựa được làm nóng và tái sử dụng mỗi ngày rất dễ gây kết tủa các chất giống estrogen như phthalate và bisphenol A có trong nhựa. Các chất này rất khó chuyển hóa trong cơ thể bé. Ngay cả khi hộp nhựa không chứa thành phần bisphenol A nó cũng có thể chứa các thành phần thay thế. Ngoài việc khiến trẻ nữ sớm phát triển, nó cũng có thể khiến trẻ nam bị chậm phát triển, rối loạn sinh tinh và giảm khả năng vận động của tinh trùng.
Dùng hộp nhựa không đảm bảo để đựng đồ ăn có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe trẻ nhỏ (Ảnh minh họa).
Hormone giống như estrogen không chỉ xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa mà còn qua da, đường hô hấp, dẫn đến trẻ nữ dậy thì sớm, khiến phụ nữ trưởng thành phát triển khối u tử cung và buồng trứng, vô sinh… Nó cũng sẽ đi qua nhau thai, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng trong tương lai của bé gái.
Các nghiên cứu ở nước ngoài đã xác nhận rằng cốc nhựa, chai nước khoáng, hộp ăn trưa bằng nhựa, túi đóng gói, bọc nhựa, dụng cụ khử trùng làm sạch, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em… thường được chúng ta tiếp xúc và sử dụng có thể chứa các thành phần giống estrogen. Vì thế, tránh làm nóng các vật dụng này mà hãy sử dụng dụng cụ bằng thủy tinh để làm nóng.
Ngoài những vấn đề cần chú ý ở trên, cha mẹ nên chú ý những điều sau: Không cho bé ăn hoặc ăn ít đồ ăn nhanh, đồ chiên, ăn ít đồ ngọt… Tránh ăn các chất bổ sung, ăn ít sữa non, sữa ong chúa, kén tằm, nhân sâm… có chứa estrogen cao.
Mặt khác, cha mẹ không nên bật đèn ngủ cho bé. Ánh sáng sẽ làm giảm melatonin gây rối loạn giấc ngủ dẫn đến bài tiết sớm estrogen nang. Tuổi dậy thì sớm cũng có xu hướng di truyền. Thông thường cha mẹ nên chú ý nhiều hơn đến cơ thể tăng trưởng của trẻ và đo tuổi xương nếu cần thiết.
Comments are closed.