Thứ hai, Tháng mười hai 30
Shadow

Bị chỉ trích vô nhân đạo, quan quân nhà Thanh phản pháo, để lộ ra căn bệnh khó chữa

nhà Thanh

Căn bệnh này như một thứ đại dịch, không chỉ quan quân mà người dân Đại Thanh cũng mắc.

Xem thêm  Rùng mình trước công dụng thực sự phía sau kiểu tóc đặc trưng của đàn ông thời nhà Thanh

Câu chuyện thứ nhất

Cuối thời nhà Thanh, một sứ thần của nước Pháp nói với Hoàng đế của nhà Thanh rằng: “Chế độ thái giám của các ông đã biến người khỏe mạnh thành người tàn tật, thật vô nhân đạo.”

Chưa đợi nhà vua đáp lời, một thái giám đứng ngay cạnh đó có liền cướp lời: “Đây là ân huệ của Bệ hạ, chúng nô tài cam tâm tình nguyện. Ông sao có thể phỉ báng luật lệ Đại Thanh, can thiệp vào nội chính của Đại Thanh?”

nhà Thanh

Lời bình

Người dân Đại Thanh bấy giờ ai ai cũng có bệnh. Họ mắc bệnh gì? Làm nô lệ nhưng không biết bản thân mình là nô lệ, đó là bệnh tự cho rằng mình tự do.

Lâm Ngữ Đường tiên sinh từng nói: Trung Quốc có một loại người, họ xếp ở đáy cùng của xã hội nhưng luôn mang tư tưởng của giai cấp thống trị.

Câu chuyện thứ hai

Vào thế kỷ 18, Hoàng đế của nước Đức Wilhelm I từng xây dựng một hành cung ở Potsdam. Một lần, ông vào hành cung, leo lên trên cao và phóng tầm mắt quan sát toàn thành phố.

Tuy nhiên, tầm nhìn của ông bị một tháp cối xay cản trở. Việc này khiến Hoàng đế mất hứng. Ông liền phái người đi thương lượng với chủ công trình đó với ý định sẽ mua lại và phá bỏ nó luôn.

Không ngờ chủ của tháp cối xay đó kiên quyết không bán, lý do đơn giản là vì đây là công trình do tổ tiên ông ta để lại, không thể mất trong tay ông ta, dù Hoàng đế có trả bao nhiêu tiền đi chăng nữa.

Hoàng đế nước Đức phẫn nộ, phái quân đi cưỡng chế phá bỏ công trình “chướng tai gai mắt” kia.

Chủ cối xay vô cùng ấm ức, ông liền đem việc này ra tòa. Và điều khiến mọi người kinh ngạc là, tòa án đã xử Hoàng đế thua kiện và ra phán quyết yêu cầu ông phải xây lại cối xay đúng vị trí ban đầu, đồng thời phải bồi thường tổn thất kinh tế cho người bị hại.

Hoàng đế phục tùng và chấp hành phán quyết của tòa án, phải xây lại cối xay trả người dân.

nhà Thanh

Khoảng 10 năm sau, cả Hoàng đế và chủ cối xay kia đều lần lượt qua đời. Con trai của chủ cối xay vì làm ăn không giỏi nên phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Anh ta viết một lá thư cho Hoàng đế đương nhiệm khi đó là Wilhelm II, tự nguyện bán cối xay cho ông.

Wilhelm II nhận được lá thư này đã rất cảm kích, ông cho rằng việc liên quan đến chiếc cối xay có liên quan đến sự độc lập của hệ thống tư pháp quốc gia và là biểu tượng của sự công minh trong phán quyết. Đây rõ ràng là một công trình ý nghĩa, cần được bảo tồn mãi mãi.

Nghĩ vậy, nhà vua liền viết thư trả lời, khuyên con trai chủ cối xay nên giữ lại công trình này và lưu truyền cho con cháu đời sau, đồng thời tặng thêm cho anh ta 6.000 mark để anh ta có tiền trả nợ.

Sau khi nhận được thư, chủ mới của chiếc cối xay gió vô cùng cảm động. Ông không bán cối xay nữa và làm theo những lời dặn dò của Hoàng đế đương nhiệm.

Giống như thủ tướng của nước Anh William Pitt trẻ – người nhậm chức năm 1873 khi mới 24 tuổi từng nói: “Cho dù là người nghèo nhất thì ngay trong căn phòng nhỏ xíu của mình, anh ta cũng dám đối đầu với quyền uy của quốc vương.

Căn phòng có thể rất cũ kỹ, mái có thể rung lắc và rơi xuống từng mảng, gió có thể lùa vào, mưa có thể lọt qua nhưng quốc vương không thể vào, đội quân thiên binh vạn mã của ông ta cũng không dám bước qua ngưỡng cửa của ngôi nhà đó.”

Lời bình

Thời điểm tự do nhất, tự chủ nhất, an toàn nhất và độc lập nhất của con người là lúc ở bên trong căn phòng được gọi là nhà. Ngay cả một nơi để nương thân cũng không phải là của mình, con người có biết tìm kiếm và đảm bảo sự độc lập, an toàn, tự chủ và hạnh phúc của mình ở đâu?

Quyền về tài chính là cơ sở và sự đảm bảo cho những quyền lợi khác, đó cũng là cái gốc của sự tự do và tôn nghiêm của con người.

Quyền về tài chính khiến quyền lợi của các cá nhân được cụ thể hóa, từ đó hạn chế chính phủ hay những cơ quan công quyền xâm phạm quyền lợi cá nhân.

Câu chuyện thứ ba

Câu chuyện này xảy ra ở Đức sau khi xảy ra sự kiện bức tường Béc lin sụp đổ.

Vào tháng 9/1991, tòa án Béc lin sau khi thống nhất đã tổ chức một phiên tòa xét xử liên quan đến vụ án bức tường Béc lin, thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Lần đó, bị đưa ra tòa là 3 thanh niên đều chưa đến 30 tuổi, họ từng là binh lính của Đông Đức.

Trong một đêm đông cách đó 2 năm, Chris mới vừa tròn 20 tuổi cùng người bạn thân lén trèo qua bức tường Béc lin với mong muốn tìm đến với tự do.

Vài tiếng súng vang lên. Một viên đạn đã xuyên qua ngực Chris còn một viên khác găm vào chân người bạn. Chris nhanh chóng tắt thở. Anh không biết rằng, anh là nạn nhân cuối cùng dưới bức tường đó.

Một binh sĩ Đông Đức đã bắn Chris và anh ta cũng tuyệt nhiên không thể ngờ, chỉ vài tháng ngắn ngủi sau đó, bức tường bị người Béc lin lật đổ còn mình cuối cùng phải đứng trước tòa vì tội giết người.

nhà Thanh

Tòa án Béc lin ra phán quyết cuối cùng: Người lính nổ súng giết chết Chris phải ngồi tù 3 năm, không được phóng thích trước hạn.

Luật sư của anh ta biện hộ rằng, những người lính chỉ là người chấp hành mệnh lệnh và không có quyền lựa chọn, vì thế tội lỗi không hoàn do họ gây nên.

Tuy nhiên phía quan tòa chỉ ra rằng: “Luật pháp Đông Đức yêu cầu anh giết người, nhưng anh rõ ràng hiểu rõ, những người phải tháo chạy khỏi Đông Đức để tìm tự do là những người bất hạnh, biết rõ họ bất hạnh mà vẫn giết họ, đó là có tội.

Là cảnh sát, không chấp hành mệnh lệnh cấp trên là có tội nhưng bắn không trúng sẽ không có tội. Là một người có tâm trí kiện toàn, trong thời điểm ấy, anh có quyền giương họng súng lên cao hơn hoặc thấp hơn vài cm, như vậy anh hoàn toàn có thể chủ động đảm đượng nghĩa vụ của lương tâm.”

Lời bình

Trên thế giới nay, lương tri là chuẩn tắc cao nhất, không cho phép dùng bất cứ lời ngụy biện nào để “xem như không thấy”. Luật tự nhiên luôn cao hơn luật xã hội.

Xem thêm  Nhân vật cao tay nhất trong hậu cung Thanh triều dưới thời Ung Chính - Càn Long

Theo Hồng Nhung- Trí thức trẻ/Soha

Link