Thứ sáu, Tháng mười một 15
Shadow

Bí mật phía sau di thể trinh trắng của các phi tần TQ và sự thật khiến hậu thế kinh ngạc

Ảnh minh họa.

Di thể còn trong trắng của không ít phi tần, mỹ nữ trong hậu cung Trung Hoa xưa chính là minh chứng cho cuộc đời đầy ẩn tình về những người mang danh là vợ Hoàng đế.

Xem thêm  7 phi tần có kết cục bi đát nhất hậu cung nhà Thanh: Đúng là không gì khổ bằng làm vợ vua

Trong xã hội phong kiến Trung Hoa, hoàng quyền được xem là chí cao vô thượng, Hoàng đế cũng vì vậy mà trở thành người nắm giữ quyền lực cao nhất thời bấy giờ.

Nhờ vào địa vị vững chắc của Thiên tử, các thê thiếp trong hậu cung nhà vua thường được ví như những vị tiểu chủ nhân với thân phận cao quý và cuộc đời tưởng như vô cùng hoa lệ. Thế nhưng ít ai biết rằng, cuộc sống của họ ở chốn thâm cung cũng có không ít ẩn tình khó nói.

Chỉ tới khi khai quật lăng mộ của các phi tần thời phong kiến, đặc biệt là các khu lăng mộ của vương triều nhà Thanh, người ta đã phát hiện ra một sự thật khó có thể tin nổi. Đó chính là trong số họ có không ít những hậu phi cho đến lúc qua đời vẫn còn là trinh nữ.

Liệu đâu là lý do khiến những người phụ nữ mang thân phận thê thiếp của Hoàng đế lại phải sống trong cảnh “hữu danh vô thực” tới hàng chục năm như vậy?

Giai thoại về những vị phi tần cả đời chưa từng được hầu hạ Hoàng đế

Sở hữu một hậu cung với vô số cung tần mỹ nữ, việc nhà vua “bỏ quên” một số gương mặt mờ nhạt cũng không phải là chuyện hiếm lạ vào thời phong kiến. (Ảnh minh họa).

Thực tế, việc phi tần cả đời không được nhà vua lâm hạnh vốn chẳng phải là chuyện hiếm trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.

Chính sử nhà Hán từng ghi lại, năm xưa dưới thời Hán Huệ Đế, có một vị Hoàng hậu từng lên ngôi mẫu nghi thiên hạ từ năm 12 tuổi, thế nhưng tới lúc qua đời vào năm 40 tuổi, bà vẫn là một cô gái trinh trắng.

Câu chuyện tưởng như đùa này lại xảy ra với chính Trương Yên Hoàng hậu – cháu ruột và cũng là vợ cả trên danh nghĩa của Hán Huệ Đế Lưu Doanh.

Theo đó sau khi Hán Cao Tổ qua đời, Lữ hậu đã thao túng quyền hành trong triều và đưa người con trai là Lưu Doanh lên ngôi, sử cũ gọi là Hán Huệ Đế. Để bảo vệ quyền lực cho mình và con trai, Lữ hậu đã sắp xếp cho Huệ Đế lấy cháu ruột của ông, tức Trương Yên Hoàng hậu.

Về phần Lưu Doanh, có lẽ vì quá bất mãn với cuộc hôn nhân loạn luân này nên ông chưa bao giờ lâm hạnh vị Hoàng hậu ấy.

Sau này Huệ Đế qua đời trong u sầu, tức tưởi, Trương Yên Hoàng hậu cũng thủ tiết tới năm 40. Chỉ đến khi được các thị nữ đem thi thể đi khâm liệm, người ta mới phát hiện bà vẫn là một cô gái trinh trắng.

Lấy danh nghĩa “thân càng thêm thân” với mục đích củng cố quyền lực cho mình, Lữ hậu đã bắt con trai là Hán Huệ Đế buộc phải lấy Trương Yên Hoàng hậu, tức cháu gái của chính ông. (Ảnh minh họa0

Hoàn cảnh éo le này cũng lặp lại gần như tương tự với cặp phu thê là Hoàng đế Quang Tự và Long Dụ Hoàng hậu. Nếu xét về vai vế, Quang Tự và Long Dụ đều là cháu ruột của Từ Hy. Điều này đồng nghĩa với việc cặp vợ chồng này thực chất là chị em họ.

Vì củng cố quyền lực chính trị của mình, Từ Hi đã ép vua Quang Tự phải chấp nhận cuộc hôn nhân với chị họ. Và cũng giống như Hán Huệ Đế, vị vua trẻ tuổi ấy luôn mang nội tâm bất bình với mối quan hệ trái luân thường đạo lý ấy, cho nên Quang Tự chưa từng động phòng với Long Dụ Hoàng hậu.

Sau đó, ông có thêm hai vị phi tử là Trân phi và Cẩn phi. Thế nhưng người trong cung vẫn luôn truyền tai nhau về tin đồn nhà vua chưa từng thị tẩm một lần với Hoàng hậu của mình.

Vua Quang Tự và Hoàng hậu Long Dụ đều là cháu của Từ Hy. Vì vậy cặp phu thê này ngoài danh nghĩa vợ chồng thì còn là chị em họ của nhau.

Ngoài ra, hậu cung Thanh triều còn từng truyền tai nhau về giai thoại của một vị phi tần đến hơn 90 tuổi vẫn còn trinh trắng. Người này chính là Uyển Phi – một người thiếp của Càn Long đế.

Uyển phi vốn mang họ Trần và từng xuất thân làm thị nữ trong phủ Bảo Thân vương từ lúc Hoằng Lịch còn chưa lên ngôi.

Sau khi Càn Long kế vị, bà được nhà vua miễn cưỡng phong làm Đáp ứng vì đã có công theo hầu trong nhiều năm. Một năm sau, Trần thị được thăng lên làm Quý nhân, và phải tới 10 năm sau mới được thăng lên Tần vị, hiệu là Uyển tần.

Mặc dù có danh nghĩa là thê thiếp của nhà vua, nhưng Trần thị chưa từng chính thức ra mắt Hoàng đế. Đây cũng là lý do vì sao mà phải đến năm 77 tuổi, bà mới được phong làm Uyển phi.

Có giai thoại truyền lại rằng, Uyển phi năm xưa vốn không có xuất thân tốt, lại hiểu rõ Hoàng đế không thích mình, cho nên chưa từng tranh sủng, cũng chưa từng được Càn Long thị tẩm.

Có lẽ cũng nhờ đức tính không màng danh lợi ấy nên bà mới có thể yên ổn trụ vững trong chốn thâm cung xô bồ, để rồi cuối cùng qua đời trong thầm lặng ở tuổi 92 và trở thành phi tử sống thọ nhất của Càn Long Hoàng đế.

Đâu là lý do khiến không ít các phi tử trong hậu cung Trung Hoa buộc phải “thủ tiết” tới già?

Vì nhiều lý do khác nhau, không ít các phi tử nơi hậu cung cả đời không được diện kiến long nhan và cũng không được triệu đi thị tẩm. (Ảnh minh họa).

Lý giải về hiện tượng vì sao có nhiều phi tử trong hậu cung tới lúc qua đời vẫn còn là trinh nữ, một số học giả hiện đại đã đưa ra những nhận định dưới đây.

Lý do thứ nhất: Không có cơ hội gặp mặt Hoàng đế

Mỗi khi nhắc tới hậu cung của vua chúa thời xưa, nhiều người thường nghĩ đó là nơi có tam cung lục viện, mỹ nữ ba ngàn. Mặc dù con số thê thiếp thực tế không mấy khi lên tới hàng ngàn, nhưng chung quy Hoàng đế vẫn thường có không ít phi tử.

Ở nơi vốn chẳng thiếu mỹ nhân giai lệ như vậy, việc có những người thậm chí cả đời không có cơ hội gặp mặt Hoàng đế cũng là chuyện rất đỗi bình thường.

Họ có thể là những phi tử mang xuất thân bình thường, sở hữu dung nhan không nổi bật, hoặc đơn giản là không muốn tranh sủng giống như Uyển phi của vua Càn Long.

Dù nguyên nhân thực sự phía sau đó có là gì, thì việc không được diện kiến long nhan vẫn là một trong những lý do thường gặp nhất khiến các phi tần này cả đời không được sủng hạnh.

Nguyên nhân thứ hai: Mắc bệnh kín

Những hiểu biết ít ỏi về y học cùng quan niệm trọng nam khinh nữ đã khiến không ít hậu phi bị “xếp xó” chỉ vì mắc phải một số bệnh khó nói. (Ảnh minh họa).

Vào thời đại y học còn lạc hậu như giai đoạn phong kiến, tỷ lệ phụ nữ mắc các bệnh khó nói hoặc sở hữu một số đặc điểm cơ thể gây mặc cảm cũng không phải là hiếm.

Ngay cả khi có cơ hội chữa khỏi, thì họ cũng đã bị coi là những người có “tỳ vết” và hoàn toàn yếu thế hơn so với các phi tần khác.

Đây cũng là một trong những lý do khiến những hậu phi này vì mặc cảm mà trốn tránh việc thị tẩm, hoặc khiến cho Hoàng đế e dè không muốn lâm hạnh họ.

Nguyên nhân thứ ba: Bị Hoàng đế chán ghét

Hôn nhân của hoàng tộc dù ít dù nhiều luôn bị chi phối bởi yếu tố chính trị. Hoàng đế càng không phải ngoại lệ. Thực tế lịch sử cũng đã chứng minh, không ít thê thiếp của các vị Hoàng đế đều mang xuất thân từ những gia tộc có thế lực vào thời bấy giờ.

Sở hữu một xuất thân vững chắc có thể đem lại cho các vị phi tử này địa vị mà không ai dám tùy tiện động tới. Thế nhưng gia thế tốt cũng giống như con dao hai lưỡi. Bởi một khi nhà ngoại bị thất sủng hoặc không may phạm tội, vị phi tần kia cũng sẽ bị Hoàng đế chán ghét.

Cũng có trường hợp nhà vua chấp nhận cho họ những danh phận cao quý, nhưng lại buộc họ phải sống cuộc đời hữu danh vô thực chỉ để duy trì sự yên ổn trong triều. Trớ trêu hơn, họ có thể được nhà vua sủng ái trong một thời gian ngắn, sau đó vì gia tộc thất thế mà bị lạnh nhạt hoặc thậm chí bị bức tử.

Bên cạnh những phi tần được may mắn sống yên ổn tới già, cũng có một số người kém may mắn khi chẳng những không được hưởng ơn mưa móc mà còn bị hành hạ, thậm chí bức tử. (Ảnh minh họa).

Người xưa có câu:

“Tự cổ quân vương đa bạc tình

Hồng tường lục ngõa vô hồi lộ”.

Đôi câu thơ ấy đã ví các đấng quân vương giống như những người đa tình, bạc tình, còn tường hồng ngói xanh xa hoa chốn thâm cung thực chất cũng chỉ như một chiếc lồng giam đối với các phi tần, mỹ nữ.

Và có lẽ bên cạnh vô số những giai nhân đang đắm chìm vào những cuộc đấu tranh sủng năm xưa chí ít vẫn tồn tại nhiều phi tần âm thầm sống cuộc đời hữu danh vô thực, thậm chí cả đời chẳng có lấy một lần diện kiến long nhan, hưởng ơn mưa móc…

Theo Trí thức trẻ/soha

Link