Thứ bảy, Tháng mười hai 7
Shadow

Bị nghi tằng tịu làm cô gái có thai, thiền sư Nhật trước sau chỉ nói đúng 2 từ

Thiền sư
Nhà sư Hakuin và đứa bé.

Chuyện thiền tông Nhật Bản có ghi chép lại rằng: thiền sư Hakuin Ekaku (1686-1768) là một vị thầy đạo hạnh khiêm nhu, lối sống giản dị, thanh tịnh.

Xem thêm  3 kiểu người này, càng gặp càng không nên đối xử tử tế

Cạnh thiền tự nơi ngài sinh sống có một gia đình làm nghề buôn bán. Một ngày nọ, gia nhân bất ngờ phát giác cô con gái trong nhà có thai mà không biết cha đứa trẻ là ai. Bị người nhà đánh đập dọa nạt, cô gái khai rằng đã tằng tịu với sư Hakuin và cái thai này là con của ông.

Gia đình vô cùng tức giận lên chùa bắt sư Hakuin phải chịu trách nhiệm với con gái mình. Nhà sư nghe xong câu chuyện chỉ nói hai từ: “Thế à!”

Cô gái sinh con xong, đứa bé sơ sinh liền được mang tới nhà chùa. Sư Hakuin ẵm đứa trẻ đi khắp nơi xin sữa, xin vật dụng áo quần từ các gia đình trong làng. Ông chăm sóc đứa bé tận tụy như một người mẹ chăm nom đứa con duy nhất. 

Lúc này, danh dự của nhà sư bị tổn hại nghiêm trọng nhưng trước những câu hỏi cạnh khóe, ngài chỉ trả lời bằng hai chữ: “Thế à!”

Càng lớn đứa trẻ nhìn càng không giống nhà sư, cả làng lúc này mới xì xào rằng hình như ông bị oan. Đến khi không thể giấu nổi sự việc nữa, cô gái khóc lóc quỳ lạy xin sư Hakuin tha thứ và thú nhận đứa bé là con anh hàng cá ở ngoài chợ. 

Lúc này thiền sư Hakuin chỉ đáp: “Thế à!”. Rồi ông trao lại đứa bé cho cô gái, quay lại thiền tự sống.

Thiền sư

Bình thường tâm là “đạo”

Giữa dòng đời vạn biến của vinh-nhục, khen-chê, giữ được tâm bình thường như thiền sư Hakuin chính là đạo lớn. 

Điều này quả là rất khó khi bạn đang ở trong nhịp sống gấp gáp, vội vã thường ngày. 

Khi một ai đó khen bạn hay chê bạn, điều đó không làm phẩm tính của bạn tăng lên hoặc giảm đi. Nếu như sư Hakuin có lối sống phóng túng, thì việc khen nhà sư là vị thầy đạo hạnh cũng không làm sư bớt phóng túng đi. Hoặc chê nhà sư chỉ là hạng “sư hổ mang” cũng không khiến ông trở nên phóng túng hơn.

Điều đó cho thấy, khen hay chê bản chất chỉ như những cơn gió, bị lay bởi nó thì “loạn”, ngược lại để nó tự đến tự đi thì “bình”.

Thiền sư là những người sống trong hiện tại đồng thời không nhầm lẫn về hiện tại. Việc gì đến thì giải quyết nó một cách tốt nhất, đồng thời hiểu được mọi việc nên để “tùy duyên”, không thể cưỡng cầu.

Sống thuận nhân duyên

Đứa bé đến với nhà sư là do duyên, muốn tránh cũng không được. Đứa bé ra đi cũng bởi hết duyên, muốn giữ lại nuôi tiếp cũng chẳng xong. Bởi thế mà nhà sư có thể sống được tùy duyên, tùy hoàn cảnh mà làm điều tốt nhất có thể vì lợi ích cho mọi người.

Chúng ta không hề thấy câu chuyện này có một sự “nghiến răng chịu đựng chờ ngày minh oan” ở phía vị thiền sư, mà chỉ thấy trước mọi sự biến đổi thái độ của ông vẫn thản thiên: “Thế à!”.

Bị vu oan cũng “Thế à”, được minh oan cũng chỉ “Thế à”, bởi nhà sư đã hiểu nhân duyên diễn biến như vậy, như dòng sông cuồn cuộn chẩy không thể chống lại được.

Đức Guendune Rinpoche khi còn sống từng ghi lại một bài ca thiền nói về sự thả lỏng:

“Khi muốn nắm bắt cái không nắm bắt được, bạn sẽ bị đuối sức một cách vô ích

Khi mở bàn tay đang tham lam nắm giữ ấy ra, thì không gian xuất hiện ngay: mở rộng, đón nhận, dễ chịu.”

Thiền sư
Đức Guendune Rinpoche

Thế giới vận hành theo quy luật của nó, bạn có quyền lựa chọn tận hưởng hoặc chịu đựng, nhưng khi lựa chọn hãy làm việc tốt nhất có thể trên cơ sở ích lợi cho mọi người và buông xả trong tâm mình, đó là chìa khóa để “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”.

Pháp Tâm, Theo Trí Thức Trẻ, soha

Link