Thứ sáu, Tháng mười hai 6
Shadow

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Người dân mà sinh ít quá thì đất nước bị thiệt hại

bí thư, nguyễn thiện nhân, sinh ít, đất nước

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân trò chuyện với đại biểu bên lề cuộc họp. “Chúng tôi thiết tha mong HĐND lưu ý, quan tâm và mục tiêu là phải kéo lên từ 1,46 của 9 năm qua lên gần 2 cháu vì để lâu dài là gây thiệt hại cho đất nước” – Bí thư Thành ủy TP.HCM chia sẻ về chính sách dân số của TP.HCM.

Được mời phát biểu vào cuối buổi làm việc, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân đã có gần 10 phút “nói vo” trước cử tọa và dẫn ra hàng loạt số liệu về dân số của Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Á.

“Chúng ta biết là những năm 60 ở miền Bắc, 1 phụ nữ bình quân có 6 con, sau năm 80 ta phấn đấu giảm dần xuống còn 3 con và từ năm 2005 đến nay thì cả nước bình quân mỗi phụ nữ có 2 con” – ông nói.

“10 năm liền Việt Nam duy trì được điều này. Mỗi gia đình nếu có 2 con có nghĩa là khi cha mẹ mất đi sẽ có 2 người thay thế.

Khi cha mẹ làm việc hai con còn nhỏ, khi cha mẹ về hưu 2 con thành 2 người lớn, như vậy gia đình đó sẽ ổn định và góp phần cho cả một đất nước đủ lao động” – ông tiếp tục.

“Một phụ nữ trung bình sinh dưới 2 con cho một quốc gia khoảng 30 năm thì quốc gia đó gặp vấn đề lớn về lao động. Hàn Quốc khi đạt được tỉ lệ một người mẹ sinh 2 con rồi họ giảm tự nhiên xuống còn 1,5 đến 1,7, bây giờ chỉ 1,3.

Nhật Bản hiện nay 1 phụ nữ bình quân chỉ sinh 1,3 con thậm chí 1,26 con khiến khủng hoảng lao động rất rộng, và dự báo trong khoảng 50 năm tính từ năm 2000 dân số sẽ giảm 40 triệu người, do đó thiếu lao động trầm trọng.

Xem thêm  Sự thật về văn bằng của ông Nguyễn Xuân Anh

Tương tự là Singapore, từ những năm 70 có tỉ lệ bình quân là 2 và hiện nay cũng chỉ còn 1,3”.

“Sinh nhiều thì khổ mà sinh ít thì có hại, mà là hại cho đất nước. Chính vì vậy thế giới hiện coi việc duy trì tỷ suất sinh thay thế bình quân 1 phụ nữ sinh 2 cháu là điều vô cùng cần thiết cho một đất nước phát triển bền vững” – ông chia sẻ.

Một vấn đề khác được ông Nguyễn Thiện Nhân đề cập là mất cân bằng giới tính. Theo ông tỷ lệ trung bình của cả nước hiện nay là 100 cháu gái/112 cháu trai, trong khi ở tự nhiên tỉ lệ này là 105/106.

“Chính vì vậy mà Quốc hội khóa này, về chính sách dân số đã đặt ra 2 mục tiêu. Thứ nhất là duy trì tỷ suất sinh thay thế, thứ hai là giảm mất cân bằng giới tính” – ông thông báo.

Liên hệ với thực trạng tại TP.HCM hiện nay, người đứng đầu Thành ủy nhận định TP đang có tỷ lệ cân bằng giới tính khá tốt (100/106) và là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong vấn đề này.

Tuy nhiên ngay sau đó ông bày tỏ lo ngại khi đưa ra số liệu cho thấy tỷ suất sinh thay thế của mỗi phụ nữ TP hiện nay chỉ có 1,46 con.

“Chúng ta là TP sinh ít nhất cả nước. Chúng ta có hiện trạng sinh con như của Hàn Quốc, Singapore hay Nhật Bản.

Xem thêm  Làm rõ mục đích tặng nhà cho Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh

Chúng tôi thiết tha mong HĐND lưu ý, quan tâm và mục tiêu là phải kéo lên từ 1,46 của 9 năm qua lên gần 2 cháu vì để lâu dài là gây thiệt hại cho đất nước” – ông nhận định.

Cũng theo ông, tới đây TP vẫn cần áp dụng các biện pháp hạn chế gia tăng dân số như triệt sản, nhưng: “Nếu 1 con thì chưa nên triệt sản ngay mà nên chờ đến khi có 2 con, vì nếu một con mà triệt sản thì đến khi muốn sinh cũng không sinh được nữa.

Mà đây là sinh vì mình, vì đất nước, vì thành phố. Đây là một nhận thức mà rất nhiều nước sau này mới nhận ra, họ coi việc sinh là tự do của cá nhân là đúng nhưng tự do mà sinh ít quá thì đất nước bị thiệt hại” – ông Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ.

“Để đạt được mục tiêu tỷ suất sinh con trở lại bình thường như chỉ tiêu của Quốc hội thì HĐND TP cần xác định lại mục tiêu, không phải là tỷ suất sinh hợp lý chung chung mà phải là tỷ suất sinh thay thế” – ông nhấn mạnh.

“Ở các nước có nhiều lý do để sinh ít con. Đó là áp lực kinh tế khiến họ phải lao động quyết liệt, mà nghỉ sinh là mất việc làm nên các nước họ điều chỉnh chính sách được nghỉ khi sinh con. Thứ 2 là nhà trẻ thiếu mà đắt tiền.

Thứ 3 là không có nhà, thêm người là thêm chỗ ở” – ông Nguyễn Thiện Nhân nói.

Theo Soha