Thứ sáu, Tháng mười hai 6
Shadow

Bị vua Tống cố tình hỏi khó, nhà sư khôn ngoan đáp 1 câu, cả chùa được cứu mạng

Vì không muốn quỳ gối dâng hương, Triệu Khuông Dận đã đặt ra câu hỏi khiến mọi người tái mặt, duy chỉ có một hòa thượng dám đưa ra câu trả lời để cứu mạng cả chùa.

  • Dẫn cả binh đoàn đi trộm mộ vua Hán, Đổng Trác phải bỏ của chạy lấy người vì 1 chiếc khăn
  • Lăng mộ chưa ai dám động tới chôn vùi bí mật lớn về cái chết bất thường của vua Ung Chính
  • Bí mật động trời về thân thế của vua Càn Long

Hậu thế đều biết, xã hội phong kiến Trung Hoa vô cùng coi trọng chế độ cấp bậc. Vào thời bấy giờ, Hoàng đế là người thống trị tối cao và sở hữu quyền hành chí cao vô thượng, kẻ nào dám mạo phạm quyền uy của Thiên tử ắt sẽ phải nhận hình phạt tàn khốc.

Năm xưa, Hoàng đế khai quốc Tống triều Triệu Khuông Dận là một trong những vị vua có xuất thân không quá cao quý.

Vì vậy mà mỗi khi muốn khẳng định quyền uy của mình, ông thường đặt ra những câu hỏi hoặc các tình huống khó xử để cố tình khảo nghiệm lòng trung của những người bên cạnh.

Thế nhưng cổ nhân có câu “gần vua như gần cọp”, những câu hỏi chẳng giống ai của vua Tống Thái Tổ đã nhiều lần khiến những người xung quanh rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Giai thoại về màn “hỏi xoáy đáp xoay” ngoạn mục của vua tôi nhà Tống 

Chân dung Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận – vị vua khai quốc của triều nhà Tống trong lịch sử Trung Hoa. (Nguồn Baike).

Dưới thời Tống Thái Tổ, triều đình bấy giờ một vị quan tên Triệu Phổ. Nhân vật này chính là một trong số những người theo Triệu Khuông Dận gây dựng giang sơn ngay từ những ngày đầu nên rất được nhà vua tín nhiệm.

Có lần trong lúc thượng triều, Triệu Khuôn Dận đột nhiên nghĩ tới một vấn đề, liền đặc biệt gọi bá quan văn võ lưu lại và đặt ra câu hỏi:

Xem thêm  Ai có hậu vận may mắn nhất trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc?

“Theo các khanh, trên thế gian này thứ gì là lớn nhất?”.

Bấy giờ, quần thần đều xôn xao bàn tán. Mặc dù mỗi người một ý, nhưng tựu chung lại đều là những lời nịnh bợ Hoàng đế. Thế nhưng tất cả những câu trả lời ấy đều không làm Triệu Khuông Dận vừa lòng.

Trong lúc bá quan đang mơ hồ, Triệu Phổ liền đưa ra câu trả lời:

“Tâu bệ hạ, thứ lớn nhất trên thế gian này chính là đạo lý”.

Hoàng đế nghe xong liền vô cùng vui vẻ, không tiếc lời khen ngợi Triệu Phổ.

Ông cho rằng đáp án của vị quan họ Triệu vô cùng chính xác, bởi đạo lý là thứ tất cả mọi người đều phải tuân theo, trong đó bao gồm của Hoàng đế. Khen ngợi Triệu Phổ xong, vua Tống liền nghiêm giọng căn dặn quần thần phải ghi nhớ đạo lý này.

Cũng kể từ đó, tuân thủ đạo lý đã trở thành nguyên tắc lớn nhất mà trên dưới triều đình đều phải tuân theo dưới thời Triệu Khuông Dận tại vị. Nhờ vào nguyên tắc này, kỷ cương phép nước của Tống triều trong những năm đầu được đánh giá là vững vàng và ổn định.

Trả lời câu hỏi “khó nhằn” của Hoàng đế, phương trượng cứu tính mạng cả chùa

Tên tuổi của Triệu Khuông Dận gắn với kế sách dùng rượu tước binh quyền nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Một lần khác, các đại thần đi theo Hoàng đế tới Tổ Quốc tự dâng hương. Tuy nhiên cũng đúng vào lúc đó, Triệu Khuông Dận đã đặt ra một tình huống khác khiến các hòa thượng trong chùa cũng như bá quan văn võ đều vô cùng khó xử.

Theo truyền thống từ trước, phàm là người nào tới dâng hương cũng đều phải quỳ lạy thần linh. Tuy nhiên Triệu Khuông Dận đường đường là vua một nước, vì vậy việc có nên quỳ xuống hay không chính là điều khiến ông phân vân.

Nếu Hoàng đế không quỳ, có người sẽ cho rằng ông không đủ lòng thành. Nhưng nếu quỳ lạy, Triệu Khuông Dận lại lo ngại bản thân sẽ bị mất đi uy nghiêm của bậc Thiên tử.

Xem thêm  Nếu đang ở độ tuổi từ 35-55, bạn nhất định nên xem bức tranh này!

Khi đang lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, nhà vua chợt nhìn thấy một vị phương trượng đang đứng gần đó, liền cho gọi tới và hỏi: “Trẫm rốt cục nên đứng lạy hay nên quỳ lạy mới tốt?”.

Phương trượng vốn là một người thông minh sáng suốt, tất nhiên hiểu được tâm tư trong lòng Hoàng đế. Vì vậy, vị phương trượng ấy không suy nghĩ nhiều, liền thong thả nói một câu khiến Hoàng đế vô cùng vui vẻ:

“Thưa Hoàng thượng, trước nay Phật thì không quỳ lạy Phật bao giờ”.

Câu này của phương trương có ý đặt nhà vua sánh ngang với thần linh, hơn nữa còn làm nổi lên địa vị cao quý của bậc Thiên tử.

Những lời ấy không chỉ giúp Triệu Khuông Dận trút bỏ gánh nặng trong lòng mà còn làm tăng thêm uy danh của Hoàng đế.

Đem Hoàng đế đặt ngang với thần phật, vị phương trượng thông minh đã giúp nhà vua hóa giải tình huống khó xử, cũng bảo toàn mạng sống cho toàn bộ tăng ni trong chùa. (Tranh minh họa: Nguồn Internet).

Sau khi nghe xong, nhà vua vô cùng vui vẻ, còn đem những lời này của phương trượng đưa vào lễ nghi Hoàng gia. Đây cũng là lý do mà vào thời nhà Tống, các Hoàng đế khi dâng hương cho thần phật đều không phải quỳ lạy.

Nếu xét trên một khía cạnh khác, câu trả lời thông minh của phương trượng đã cứu mạng tất cả các tăng nhân trong chùa. Bởi một khi lỡ miệng nói ra câu làm phật lòng Hoàng đế, tính mạng của họ e rằng khó có thể giữ được.

Có lẽ chính bởi thiên ý là thứ khó dò, cho nên câu nói “gần vua như gần cọp” của cổ nhân khi xưa cũng không phải là không có lý.

Theo Trấn Quỳnh- Thời đại/Soha

Link