Chủ Nhật, Tháng mười hai 8
Shadow

Bỏ ra vài phút vỗ tay mỗi ngày, hiệu quả vô cùng bất ngờ: Bạn có muốn thử không?

vỗ tay, hiệu quả, chìa khóa dưỡng sinh

Ít ai biết rằng, ngoài công việc “chuyên môn” như cầm, nắm, đôi bàn tay còn là “chìa khóa dưỡng sinh” của cơ thể con người.

Trong một buổi chia sẻ về dưỡng sinh, Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc kiêm Hội trưởng danh dự của Hội Trao đổi quốc tế về y dược học dân tộc, ông Lý Triệu Tinh từng chia sẻ bí quyết sống khỏe của mình.

Theo Hội trưởng Lý, đôi tay là nơi tập hợp rất nhiều huyệt vị, do đó ông thường tập các bài tập vỗ tay để dưỡng sinh, phòng bệnh.

Trung y cũng quan niệm, các huyệt vị trên tay tương thông với nhiều bộ phận trong cơ thể. Do đó, thường xuyên kích thích bàn tay sẽ đạt được công dụng trị bệnh.

Kỳ thực, những bài tập với đôi bàn tay không hề phức tạp như các phương pháp châm cứu, bấm huyệt. Chỉ cần bỏ ra vài phút mỗi ngày để thực hiện 5 động tác đơn giản dưới đây, bạn có thể thu được hiệu quả khai thông kinh lạc, phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ.

1. Vỗ lòng bàn tay

vỗ tay, hiệu quả, chìa khóa dưỡng sinh

Hình minh họa động tác vỗ lòng bàn tay.

Mười ngón tay duỗi thẳng, hai lòng bàn tay đặt hướng vào nhau. Thực hiện vỗ hai lòng bàn tay vào nhau 100 lần. Trong quá trình vỗ, tay có thể hơi đỏ và nóng lên.

Vỗ tay xong, bạn nên xoa hai lòng bàn tay vào nhau. Bài tập này sẽ giúp tăng tuần hoàn máu và sinh nhiệt.

Trong lòng bàn tay có các huyệt vị tương thông với nhiều cơ quan trong hệ tiêu hóa. Thường xuyên vỗ lòng bàn tay có thể trị chướng bụng, hỗ trợ điều trị đau bụng, tiêu chảy, trào ngược acid, tốt cho người tỳ vị bất ổn.

Xem thêm  Lời gan ruột của mẹ gửi con gái khiến nhiều phụ huynh thức tỉnh: "Là con gái không được phép quá lương thiện"

2. Vỗ mu bàn tay

vỗ tay, hiệu quả, chìa khóa dưỡng sinh

Hình minh họa động tác vỗ hai mu bàn tay.

Đem hai tay duỗi thẳng, mu bàn tay hướng vào nhau. Vỗ hai mu bàn tay vào nhau hoặc có thể dùng lòng bàn tay của tay kia vỗ vào mu bàn tay của tay này. Thực hiện khoảng 100 lần cho đến khi mu bàn tay đỏ lên vì nóng thì dừng lại.

Các huyệt vị trên mu bàn tay ứng với cột sống trên cơ thể con người. Do đó người mắc các bệnh về đốt sống cổ, thắt lưng, cột sống,… có thể thường xuyên áp dụng bài tập này.

3. Vỗ phần dưới lòng bàn tay

vỗ tay, hiệu quả, chìa khóa dưỡng sinh

Hình minh họa động tác vỗ phần dưới lòng bàn tay và cổ tay.

Hai tay hướng lên, lòng bàn tay mở ra tương đối và để lộ ra phần dưới lòng bàn tay và cổ tay. Bạn cũng có thể nắm tay theo kiểu đan xen 10 ngón vào nhau.

Sau đó để phần dưới lòng bàn tay vỗ vào nhau khoảng 100 lần. Trong quá trình thực hiện, bạn chú ý duy trì lực vừa phải để hai bên tay không cảm thấy quá đau.

Vùng này có các huyệt vị liên quan tới hệ thống sinh dục – tiết niệu như thận, ống dẫn niệu, buồng trứng, tử cung, tuyến tiền liệt…

Với những người gặp vấn đề liên quan tới các cơ qua này, thường xuyên vỗ phần dưới lòng bàn tay và cổ tay sẽ hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng bệnh.

Xem thêm  Lý do ông hoàng vật lý Stephen Hawking không đoạt giải Nobel

4. Vỗ ngón tay

vỗ tay, hiệu quả, chìa khóa dưỡng sinh

Hình minh họa động tác vỗ các ngón tay.

Đặt hai tay sao cho hai lòng bàn tay hướng vào nhau. Các ngón tay của ngón này chạm vào ngón tương ứng của bàn tay bên kia. Vỗ các ngón tay 100 lần cho đến khi đầu ngón tay cảm thấy hơi đau thì ngừng lại.

Lý luận của Trung y cho rằng, từ gốc đến đầu của các ngón tay lần lượt tương ứng với vai, cùi trỏ, xương cổ tay, xương hông, đầu gối, mắt cá. Thường xuyên thực hiện bài tập này có khả năng hóa giải đau khớp, viêm khớp.

5. Cọ xát hai hổ khẩu

vỗ tay, hiệu quả, chìa khóa dưỡng sinh

Hình minh họa động tác cọ sát hai hổ khẩu.

Đặt hai tay khép vào nhau sao cho hai hổ khẩu ở chạm nhau và tiến hành ma sát 100 lần.

Hổ khẩu tay trái tương ứng với tỳ, khổ khẩu tay phải tương ứng với gan. Thường xuyên ma sát bằng cách để hai hổ khẩu chạm nhau sẽ tốt cho người bị tỳ hư, gan tỳ bất ổn.

Người thường xuyên nóng trong, bực dọc, chướng bụng, ăn không ngon, đại tiện khó nên duy trì luyện tập động tác này.

Lưu ý: Tay là nơi tập trung nhiều huyệt vị. Trong quá trình luyện tập bạn không nên dùng lực quá lớn để tránh gây ra những tổn thương không đáng có đối với cơ quan này.

*Theo Huanqiu/soha