Cô gái bỏ mặc sự e dè và nỗi sợ về sợ nhem nhuốc của người đàn ông lang thang để mời ông ăn.
Một ngày tháng 5, cô gái trẻ Faye đang ở trong trung tâm thương mại và đang phân vân lựa chọn một quán để ăn trưa thì bỗng một người đàn ông lang thang tiến lại gần cô.
Ông ta cất tiếng hỏi Faye một cách nhẹ nhàng: “Cô ơi, tôi xin lỗi nhưng tôi có điều này muốn nói với cô. Xin cô đừng nổi giận và thứ lỗi nếu tôi đã làm phiền. Tôi không xin tiền mà chỉ muốn xin một chút thức ăn vì tôi đói quá”.
Thấy vậy, Faye suy nghĩ không biết nên giúp người đàn ông này như thế nào. Đúng lúc này cô chỉ tay về một quán ăn nhanh và ngỏ ý mời người đàn ông này dùng bữa trưa. Trước lời mời của cô, người đàn ông xúc động rơm rớm nước mắt đầy vui mừng.
Buổi trưa hôm ấy, hai người xa lạ đã có một bữa ăn trưa ngon lành và vui vẻ. Faye mời ông lão một đĩa cơm gà.
Bữa ăn của Faye và ông lão diễn ra vui vẻ, thoải mái
Ông nhìn đĩa cơm và cô gái với vẻ mặt biết ơn sâu sắc, bởi không phải ai xa lạ cũng chấp nhận dành thời gian và tiền bạc để giúp một người vô gia cư như cô.
Bữa ăn hôm ấy, hai người trò chuyện rất vui vẻ. Và Faye đã rất bất ngờ khi nghe những lời chia sẻ của ông lão.
Theo đó, ông lão từng tốt nghiệp ngành Kinh tế – Đại học Ateneo de Manila (Philippines), và từng là giảng viên tại ngôi trường này. Ông tên là Jansen Locsin năm nay đã 70 tuổi, không vợ, không con. Hiện ông đang sống cùng với một người đàn ông lớn tuổi khác.
Nhiều năm trước, ông đã tới đây với dự định gây dựng một sự nghiệp vững chắc và thực hiện hoài bão của mình nhưng không may công việc kinh doanh bị phá sản, ông lâm vào cảnh vô gia cư.
Ông Jansen chia sẻ với Faye rằng ước mơ duy nhất bây giờ của ông là có thể xin đủ tiền để trở về đoàn tụ với người mẹ già sống cô độc tại quê nhà Bacolod.
Khi biết Faye vẫn còn là một sinh viên, ông lão đã chân thành nhắn nhủ cô rằng hãy nỗ lực thật nhiều trong việc học, bởi giáo dục là một nền tảng quan trọng cho mọi sự sau này. Ông cũng chia sẻ những hiểu biết của mình về kinh tế cùng cô gái trẻ.
Ông Tatay Jansen dùng đĩa cơm với tất cả sự trân trọng.
Buổi trò chuyện của họ diễn ra rất tự nhiên và vui vẻ. Trước khi chào tạm biệt, Faye đã mua một chai nước cho ông Jasen. Cô còn biếu ông 100 peso, đó không phải là một số tiền lớn, nhưng cô hy vọng nó có thể giúp ông phần nào.
Tatay Jansen đã nói lời tạm biệt và cảm ơn Faye một cách rất chân thành. Ông cảm thấy biết ơn cô gái rất nhiều, bởi cô không chỉ mời ông bữa trưa, mà còn ngồi ăn cùng ông, trò chuyện với ông không phân biệt đối xử.
Câu chuyện của Faye sau đó đã lan truyền trên mạng xã hội với những thông điệp hết sức tốt lành về tình cảm giữa người với người.
Câu chuyện này càng khiến mọi người suy ngẫm hơn về bài học cuộc sống. Theo đó, khi ta dũng cảm bước qua khỏi những e dè, định kiến tạo nên bởi vẻ bề ngoài, bạn sẽ thấy dường như mình đã bước ra khỏi sự thờ ơ, để đắm mình trong sự ấm áp mang tên “chia sẻ”.
Tất cả mọi nguồi đều có những điều gì đó để trao đi, kể cả một người không nhà, không cửa. Và trao đi cũng là khi ta dũng cảm bước ra khỏi ranh giới an toàn của mình để mang sự tốt đẹp và ấm áp tới cho người khác.
Theo Thúy Quỳnh (Đời sống & pháp luật)