Thứ tư, Tháng mười 23
Shadow

Cả đời chưa từng khuất phục bất cứ kẻ nào, Tào Tháo lại tự nguyện quỳ gối mang giày cho 1 người duy nhất trước vạn quân: Muốn xưng hùng xưng bá, nhất định phải làm được điều này!

Đây chính là nguyên nhân khiến Tào Tháo trở thành nhân vật đại tài có thể thâu tóm quyền lực, xưng hùng xưng bá một thời chiến quốc lẫy lừng.

Từ xưa tới nay, con người luôn là nguồn lực quan trọng nhất để quyết định sự phát triển và hưng thịnh của một đất nước. Ai có thể biến nhân tài thành lợi thế về tri ​​thức thì sẽ là người giành được thế chủ động trong cạnh tranh. 

Trong thời Tam Quốc, Tào Tháo đã là người có tầm nhìn xa trông rộng, hiểu sâu sắc về vấn đề này.

Tào Tháo (155 – 220), tự là Mạnh Đức, lại có tiểu tự A Man, là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Ông là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc. Tào Tháo từng là Thừa tướng Đông Hán, sau đó được phong làm Ngụy Vương. Sau khi qua đời, ông được con trai truy tôn là Thái Tổ Vũ Hoàng đế.

Tào Tháo giống như một vị lãnh đạo giỏi thu phục hiền tài. Ông rất rõ ràng đạo lý “Muốn tranh thiên hạ, trước phải tranh được người”. Mà trong thời kỳ loạn thế, không chỉ lãnh đạo ngồi chọn hiền tài, người tài cũng phải biết chọn lương tướng.

Chính vì thế, muốn có được sức mạnh của các mưu sĩ khắp nơi, Tào Tháo phải giỏi nắm bắt lòng người, cho cấp dưới cả ân lẫn uy, dám tự phê bình để nâng cao tinh thần đoàn kết và lòng trung thành, cũng hiểu và đáp ứng nhu cầu của nhau, nói được làm được.

Và kết quả là, dưới trướng Tào Tháo, công thần nhiều như mây, tướng tài đếm không xuể, quân sư bậc nhất như Quách Gia cũng cống hiến hết mực trung thành.

Không chỉ vậy, Tào Tháo còn trân trọng những mưu sĩ, đại tướng tới quy hàng chứ không hề tỏ vẻ khinh thường.

Xem thêm  Tự nguyện đổi vị trí cho nhau, người giàu và người nghèo đều không ngờ được hồi kết về sau

Ví dụ như với Hứa Du là mưu sĩ của Viên Thiệu, vì bất mãn nên về hàng Tào Tháo. Khi còn nhỏ, cả hai là bạn học ở gần nhà nhau nên có quan hệ thân thiết. Bấy giờ, nghe lính gác bẩm báo có Hứa Du ra hàng, Tào Tháo rất vui trong lòng.

Ông không kịp mang giày, đi chân không, đích thân chạy xuống những bậc thềm để đón Hứa Du, bỏ mặc các nữ tì chạy theo xin ông mang giày cho đỡ bị lạnh và đau chân. Hứa Du cảm động bởi sự đón chào của Tào Tháo nên hiến kế tặng quân Tào 10 vạn thạch quân lương (thạch: đơn vị đo lường thời bấy giờ), thoát khỏi tình hình nguy hiểm trước mắt.

Thế nhưng, giai thoại về việc cầu hiền lớn nhất của Tào Tháo phải kể đến lần chiêu hàng Quan Vũ, vị dũng tướng đại tài dưới trướng Lưu Bị đã khiến “kẻ gian hùng” phải thốt lên: “Ta thà để ông ấy làm kẻ thù đối nghịch cũng không muốn giết chết Quan Vân Trường.”

Tào Tháo giống như một vị lãnh đạo giỏi thu phục hiền tài. Ông rất rõ ràng đạo lý “Muốn tranh thiên hạ, trước phải tranh được người”. Ảnh minh họa.

Đầu năm 200, Tào Tháo dẫn quân kéo xuống Từ châu để báo thù cho cha là Tào Tung. Lưu Bị biết mình thế yếu bèn sai người đi cầu cứu Viên Thiệu nhưng Thiệu chần chừ không ra quân. Tào Tháo gấp rút tiến đánh Từ châu. Vài ngàn quân của Lưu Bị không chống nổi, thua chạy tan tác.

Lưu Bị và Trương Phi đều bỏ chạy trốn đi, gia quyến Lưu Bị bị quân Tào bắt lại. Trong lần đó, Quan Vũ ở lại chặn hậu cho Lưu Bị, lọt vào giữa trận địa địch nhân. Tào Tháo vì mến tài nên không những không gây hấn, đuổi cùng giết tận mà còn mời về thiết đãi như thượng khách.

Cho dù trước khi hàng Tào, Quan Vũ đã đưa ra “ước pháp tam chương” (giao hẹn 3 điều) rất phi lý, trong đó có điều rằng: Một khi biết được tin tức của đại ca Lưu Bị, dù ở chân trời góc bể, Quan Vũ sẽ lập tức rời đi.

Xem thêm  Bị dân mạng bình luận "ngã nghiệp vụ" khi làm việc với dân, Thiếu úy CSGT bị sốc, xin nghỉ phép

Tào Tháo vừa nghe xong thì cho rằng: “Nếu giao hẹn như vậy, ta còn cần Quan Vân Trường làm gì nữa?”, nhưng sau hồi suy nghĩ, quý tiếc và ái mộ nhân tài nên đã chấp thuận yêu cầu.

Ngay lần đầu khi gặp Quan Vũ, vị Thừa tướng quyền cao chức trọng uy danh hiển hách đã vội xuống ngựa để bước tới đón tướng tài. Thoáng nhìn thấy dây giày của Quan Vũ bị tuột, Tào Tháo không chút do dự cúi người quỳ gối xuống, tự tay cột lại giày trước mặt bao quân khiến Quan Vũ vừa bối rối vừa vô cùng cảm động.

Hình ảnh trong Tam Quốc Diễn Nghĩa: Tào Tháo buộc giày cho Quan Vũ. Ảnh minh họa.

Vốn là người chi dùng rất tiết kiệm nhưng để thu phục Quan Vũ, Tào Tháo không chỉ ban tặng mỹ nữ Giang Nam, mà còn ban rượu ngon, sơn hào hải vị, bạc vàng tơ lụa. Ngay cả con ngựa Xích Thố mà Lã Bố cưỡi khi xưa cũng được Tào Tháo tặng cho Quan Vũ mà không phải các dũng tướng từng vào sinh ra tử với mình.

“Cứ 3 hôm một tiệc nhỏ, 5 hôm một tiệc lớn, tặng mỹ nữ, vàng bạc, châu báu, phong hầu, vinh hoa phú quý đủ cả”. Ông còn tâu lên vua Hán, sắc phong cho Quan Vũ là Hán Thọ Đình hầu. Tào Tháo đối với Quan Vũ tốt đến thế đã là cực điểm, không giống tính cách thường ngày của ông – “thà phụ cả thiên hạ”. đối mặt với Tào Tháo đang thua trận tháo chạy, vị tướng trung dũng đã báo đáp ân tình bằng cách thả một đường sống để ông an toàn rút lui.

Có thể thấy, nhờ thực hiện một cách triệt để chính sách trọng dụng người tài, tìm mọi cách để tập hợp, tiến cử thậm chí là mua chuộc người tài về phục vụ cho mình, Tào Tháo mới có thể hoàn thành được sự nghiệp thống nhất miền Bắc, đặt nền móng cho sự ra đời của nhà Ngụy sau này, nắm trong tay quyền hô phong hoán vũ, xưng hùng xưng bá một thời chiến quốc lẫy lừng.

Theo Trí thức trẻ

Link