Thứ Năm, Tháng Tư 18
Shadow

Cậu bé 9 tuổi nhảy lầu tự tử và lời nhắn nhủ gây nhức nhối: “Mẹ, con thực sự rất mệt mỏi!”

Một đứa trẻ 9 tuổi, rốt cuộc vì nguyên nhân gì khiến cậu bé lựa chọn nhảy lầu để tự tử? Phải chăng, đây cũng chính là bài học cho tất cả các bậc cha mẹ trong cách dạy con.

Làm cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình ngoan ngoãn, học giỏi, biết nghe lời… Chính vì thế nhiều người đã chọn cách kèm cặp sát sao mọi việc con làm, nhất là chuyện học hành và sẵn sàng ép con, kỷ luật con nếu trẻ không làm theo ý mình. Song hậu quả từ việc dạy con quá nghiêm khắc đã được các chuyên gia tâm lý chỉ ra và khuyến cáo nhiều. Trên thực tế, cũng có những câu chuyện đau lòng xảy ra, như câu chuyện của bà mẹ người Trung Quốc dưới đây, sẽ một lần nữa nhắc nhở cha mẹ hơn nữa trong việc lựa chọn cáchdạy con đúng đắn cho mình.

Cậu bé 9 tuổi lựa chọn cái chết để kết thúc cuộc sống bế tắc, mệt mỏi

Cô Phụng là một người mẹ rất nghiêm khắc với cậu con trai, từ khi đứa trẻ học lớp mẫu giáo đến tiểu học, bất luận là môn học nào, cô Phụng cũng đều yêu cầu con mình phải hoàn thành thật tốt. Nếu nghe nói học đàn piano rất tốt cho trẻ, cô Phụng liền cho con trai đi học thêm lớp piano, hay nghe nói học thư pháp cũng rất tốt đối với trẻ, cậu con trai của cô Phụng lại được đi học thêm thư pháp.

dạy con

Cậu bé viết thư để lại cho mẹ: “Mẹ, con thực sự rất mệt mỏi” (Ảnh minh họa).

Ngoài việc học ở trường, sau khi tan học hoặc trong các kỳ nghỉ, cậu con trai của cô Phụng đều phải ở nhà làm bài tập hoặc đến các lớp học thêm. Mỗi ngày ngoài thời gian ăn cơm và ngủ, thời gian còn lại cậu bé đều phải học bài. Cô Phụng còn nói nhỏ với con trai: “Dù môn học gì con cũng phải học thật tốt“. Mỗi lần cậu bé muốn đi chơi thì đều bị cô Phụng la mắng. Cô cho rằng, nhiệm vụ của đứa trẻ là phải học. Do đó, từ trước đến nay cô không để ý đến cảm nhận của con trai, càng không lắng nghe những suy nghĩ của con trai mình.

Xem thêm  Đọc quy tắc ứng xử cho trẻ em tại một trường tiểu học Nhật Bản, nhiều người lớn cũng nín lặng vì quá khó!

Một ngày sau giờ học, cô Phụng cũng nghĩ như mọi ngày để cậu con trai làm bài tập trong phòng, còn bản thân sẽ xuống bếp làm cơm. Đột nhiên cô nghe thấy dưới lầu rất ồn ào, không lâu có người gõ cửa nói rằng, con trai của cô đã nhảy lầu tự tử. Cô Phụng không dám tin và lập tức chạy đến phòng của con trai, thật sự trong phòng không có người, chỉ nhìn thấy trên bàn có một bức thư viết: “Mẹ, con thực sự rất mệt mỏi! Con cũng muốn giống như những đứa trẻ khác, sau khi tan học hoặc các kỳ nghỉ có thể được đi chơi vui vẻ, hi vọng thường ngày không phải đi học thêm“.

Cô Phụng giống như một người điên chạy xuống lầu, cô ôm đứa con vào lòng, vừa khóc vừa nói: “Mẹ biết mẹ sai rồi, mẹ cũng sẽ không ép con nữa, con hãy tỉnh dậy đi“. Mặc dù người mẹ đã khóc rất nhiều, nhưng đứa trẻ mãi mãi không nghe thấy, cũng không thể tỉnh lại nữa, một sinh mạng nhỏ đã trút hơi thở trước mặt người mẹ.

Cảnh báo cha mẹ hãy ngừng nghiêm khắc với con cái của mình

Trẻ từ 7-9 tuổi là tự bản thân đã bắt đầu có ý thức tự giác, lúc này cha mẹ cũng cần phải tôn trọng trẻ, đối với trẻ phải có sự kiên nhẫn, yêu thương, tỉ mỉ. Phải tìm ra cách đúng đắn để hướng dẫn trẻ, đi cùng trẻ, khiến trẻ có thể tiến bộ hơn. Đứa trẻ có thể phát triển tốt hay không, không phải là học bao nhiêu lớp phụ đạo, phương pháp dạy trẻ chính xác còn có kết quả tốt hơn nhiều so với học 10 lớp phụ đạo. Người lớn không nên mù quáng cho trẻ học quá nhiều, học thực sự rất quan trọng, nhưng suy nghĩ, cảm xúc của đứa trẻ còn quan trọng hơn.

Xem thêm  Quy định khắt khe của xe buýt đưa đón học sinh tại Mỹ, Hàn Quốc

dạy con

Người lớn không nên mù quáng cho trẻ học quá nhiều, học thực sự rất quan trọng, nhưng suy nghĩ, cảm xúc của đứa trẻ còn quan trọng hơn (Ảnh minh họa).

Làm cha mẹ chúng ta không thể hoàn toàn tước đoạt quyền được chơi ở trẻ. Học là tốt, nhưng đứa trẻ không phải lúc nào cũng học, chúng cũng cần không gian để thư giãn. Nếu cha mẹ không thể đáp ứng được yêu cầu nhỏ này của trẻ, dần dần cha mẹ sẽ dễ khiến đứa trẻ bị dồn đến bước đường cùng.

Mỗi một đứa trẻ là một cá thể độc lập, chúng cũng cần phải có không gian của riêng mình, cần được cha mẹ hiểu, quan tâm và sẻ chia. Cha mẹ hi vọng con cái thành tài là không sai, nhưng cha mẹ không được gây sức ép của việc học tập lên đứa trẻ. Hãy để chúng được sống và tận hưởng tuổi thơ cùng với những kỉ niệm đẹp chứ không phải bị ám ảnh chuyện học tập và cuối cùng dùng cái chết để giải thoát.

Khánh Ly- Helino

Link