Ít ai biết rằng, câu nói “Ngọa Long – Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ” thực ra mới là một vế, vẫn còn một vế sau tương ứng, là lời tiên tri về cơ nghiệp Thục Hán.
Nhắc tới những mữu sĩ nổi danh vào giai đoạn quần hùng tranh bá như thời Tam Quốc, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới các tên tuổi như Gia Cát Lượng, Bàng Thống, Giả Hủ, Quách Gia. Trong đó, Gia Cát Lượng, Bàng Thống là hai trong số những mưu sĩ được ca tụng nhiều hơn cả.
Người đương thời mỗi khi nhắc tới hai nhân vật này vẫn thường truyền tai nhau lời tán dương: “Ngọa Long – Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ”.
Thế nhưng ít ai biết rằng, ngay sau lời ca tụng ấy còn có một câu tiên tri quả thực đã ứng nghiệm lên cơ nghiệp của nhà Thục Hán. Đó là: “Tử Sơ – Hiếu Trực, thiếu một trong hai thì Hán thất khó hưng”.
Sở hữu cả Ngọa Long – Phướng Sồ, thiên hạ vẫn tuột khỏi tay Lưu Bị
Ngọa Long tiên sinh được biết tới là đạo hiệu của Gia Cát Lượng. Vào năm 27 tuổi, sau ba lần được Lưu Bị đích thân tới tận lều tranh để mời về, Khổng Minh đã quyết định xuất sơn và đi theo phụng sự cho vị quân chủ này.
Tài trị quốc của Gia Cát Lượng từ lâu đã lưu danh sử sách, thuật bày binh lại được đích thân đối thủ Tư Mã Ý khen là “thiên hạ kỳ tài”, phương diện dùng người cũng có rất nhiều điểm vô cùng xuất sắc.
Từ khi Thục Hán được thành lập, ông ngồi vững trên cương vị Thừa tướng, cúc cung tận tụy vì lý tưởng phục hưng Hán thất. Chỉ tiếc rằng sau nhiều lần Bắc phạt thất bại vì các nguyên do khác nhau, Ngọa Long tiên sinh đã lâm bệnh qua đời gò Ngũ Trượng, để lại cho hậu thế muôn vàn tiếc nuối.
Phượng Sồ là đạo hiệu của mưu sĩ Bàng Thống – một nhân tài từng không được Đông Ngô trọng dụng và về với Lưu Bị sau này. Trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa, nhân vật trên từng bộc lộ tài năng khiến nhiều người ngỡ ngàng khi đem việc công vụ của 100 ngày giải quyết xong chỉ trong vòng nửa ngày.
Ngoài ra, cũng trong cuốn tiểu thuyết nói trên, ông còn là người đưa ra liên hoàn kế góp phần tạo nên chiến thắng của trận Xích Bích.
Trong thực tế lịch sử, Bàng Thống cũng là một bậc kỳ tài hiếm có khi từng góp công giúp Lưu Bị chiếm được Ích Châu. Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn về dưới trướng Lưu Bị, ông đã được thăng làm Quân sư trung lang tướng – cùng cấp với Gia Cát Lượng.
Tiếc thay “trời cao đố kỵ anh tài”, Phượng Sồ Bàng Thống qua đời do bị trúng tên trong chiến trận khi mới 36 tuổi, thậm chí còn yểu mệnh hơn cả nhân tài cùng thời Quách Gia.
Nhìn lại cuộc đời của kỳ tài Tam Quốc này, có thể thấy khoảng thời gian từ lúc ông được trọng dụng cho tới khi qua đời chỉ vẻn vẹn chưa tới 5 năm, mưu kế hiến được tuy không nhiều, nhưng Bàng Thống đã dùng tài năng chân chính để khắc ghi tên mình vào lịch sử.
Từ những minh chứng trên đây, có thể thấy tài năng của Ngọa Long – Phượng Sồ vốn là điều không phải bàn cãi. Thế nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, dù một lúc có trong tay cả hai kỳ tài này thì thiên hạ vẫn tuột khỏi tay quân chủ Lưu Bị.
Không những vậy, cơ đồ của vị quân chủ họ Lưu này thậm chí còn trượt dài trên con đường sụp đổ kể từ sau khi Khổng Minh qua đời ở lần Bắc phạt cuối cùng. Có ý kiến cho rằng, nguyên nhân khiến tập đoàn chính trị này bị tiêu vong bắt nguồn từ sự ứng nghiệm của vế sau câu nói nổi tiếng về Ngọa Long – Phượng Sồ…
“Tử Sơ – Hiếu Trực, thiếu một người thì Hán thất khó hưng”
Tử Sơ là tên chữ của Lưu Ba, nhân vật nổi danh là bác học đa tài, từng giúp Thục Hán giải quyết vấn đề về khó khăn tài chính.
Năm xưa, Lưu Ba từng một lòng muốn nương nhờ thế lực của Tào Tháo. Thế nhưng sau trận Xích Bích, Kinh Châu về tay Lưu Bị, ông cũng vì vậy mà không thể ra Bắc theo Tào, chỉ đành quanh quẩn ở Tây Xuyên làm thủ hạ cho Lưu Chương.
Sau khi Lưu Bị chiếm lĩnh Tây Xuyên, Lưu Ba đã chủ động tạ tội và được vị quân chủ này thu nhận, trọng dụng. Kể từ sau khi thu được vùng đất này, tập đoàn chính trị của Lưu Bị phải đối mặt với một vấn đề hết sức khó khăn. Đó là quân dụng không đủ.
Lưu Bị từng thỉnh giáo Lưu Ba về vấn đề này. Ông liền hiến kế: “Đúc ngay tiền trị giá một trăm, điều hòa vật giá, dùng thư lại làm quan kiểm soát”.
Lưu Bị nghe xong liền làm theo, quả nhiên mấy tháng sau tiền bạc, của cải đã trở nên đầy đủ, sung túc.
Sinh thời, Lưu Ba được biết tới là một nhân tài hiếm có, nhưng lại sống rất thanh cao, được nhiều người đem lòng ngưỡng mộ. Có giai thoại truyền lại rằng ngay tới Ngọa Long tiên sinh Gia Cát Lượng cũng đã có lúc từng thừa nhận với Lưu Bị: “Về mưu lược, thần vĩnh viễn không bằng Tử Triệt”.
Tiếc thay nhân tài đoản mệnh, không lâu Lưu Bị xưng đế, Lưu Ba qua đời vì bạo bệnh khi mới 39 tuổi. Chưa đầy 2 năm sau khi Lưu Ba ra đi, Lưu Bị cũng bại trận ở Bạch Đế Thành rồi “cưỡi hạc quy tiên” không lâu sau đó.
Pháp Chính, tự Hiếu Trực, là mưu sĩ nổi danh từng được Lưu Bị rất mực tín nhiệm và kính trọng. Sinh thời, Gia Cát Lượng cũng từng tán thưởng đối với những kỳ mưu của nhân vật này.
Đã từng có giai đoạn, Pháp Chính được xem như Tổng Tham mưu trưởng của tập đoàn Thục Hán. Sự trù tính chu toàn cho từng nước cờ của ông đã giúp quân Lưu Bị dành được thắng lợi ở Hán Trung, chém đầu Hạ Hầu Uyên, hất cẳng Tào Ngụy, thành công sát nhập vùng đất này vào bản đồ thế lực của mình.
Dưới sự hỗ trợ đắc lực của vị mưu sĩ trên, bản đồ thế lực của Thục Hán đã đạt đến thời kỳ đỉnh cao khi có được cả Kinh Châu, Ích Châu và Hán Trung.
Điều đáng nói hơn là mưu lược kỳ tài của Pháp Chính không chỉ nhận được sự tán dương từ Lưu Bị, Khổng Minh mà còn có được sự thán phục cả từ Tào Tháo.
Đối với nhân tài hiếm có này, có ý kiến cho rằng Lưu Bị thậm chí còn tin tưởng và trọng dụng ông hơn cả Gia Cát Lượng. Khó trách vì sao sau khi Pháp Chính qua đời, Lưu Bị thảm bại sau trận chinh phạt Đông Ngô, Gia Cát Lượng đã từng than rằng:
“Pháp Hiếu Trực nếu còn ở đây, tất có thể ngăn được chủ thượng đông chinh, không đến nỗi thảm bại ở Di Lăng”.
Chỉ tiếc rằng kết cục của Pháp Chính cũng không khá hơn so với Bàng Thống, Quách Gia là bao. Ông qua đời khi chưa đầy 45 tuổi, tuy không thể tính là yểu mệnh nhưng cũng xem như ra đi vào lúc đương độ tráng niên.
Cái chết của Bàng Thống, Pháp Chính và Lưu Ba đã khiến tập đoàn chính trị Thục Hán bắt đầu trượt dài trên đà suy thoái. Những khó khăn xảy ra sau đó như mất Kinh Châu, bại Di Lăng, loạn Nam Man… đều đặt cả lên vai Gia Cát Lượng.
Mặc dù Ngọa Long quả đúng là bậc kỳ tài, nhưng chung quy Thục Hán sau khi mất đi sự gồng gánh của ông vẫn không tránh khỏi kết cục bị tiêu diệt.
Thiết nghĩ, nếu như một trong hai người Pháp Chính hoặc Lưu Ba có thể sống lâu hơn, tập đoàn chính trị này hoàn toàn có thể tránh được những thất bại không đáng có.
Chỉ tiếc rằng sau cùng, một Thục Hán từng có cả Ngọa Long – Phượng Sồ, từng có cả Tử Sơ – Hiếu Trực, lại bị thay thế bởi bè lũ gian thần lộng hành và được thống lĩnh bởi một vị quân chủ vô năng. Chính những điều ấy đã góp phần tống táng giang sơn mà những nhân tài nói trên đã cả đời cúc cung tận tụy.
Ít ai biết rằng, câu nói “Ngọa Long – Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ” thực ra mới là một vế, vẫn còn một vế sau tương ứng, là lời tiên tri về cơ nghiệp Thục Hán.
Nhắc tới những mữu sĩ nổi danh vào giai đoạn quần hùng tranh bá như thời Tam Quốc, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới các tên tuổi như Gia Cát Lượng, Bàng Thống, Giả Hủ, Quách Gia. Trong đó, Gia Cát Lượng, Bàng Thống là hai trong số những mưu sĩ được ca tụng nhiều hơn cả.
Người đương thời mỗi khi nhắc tới hai nhân vật này vẫn thường truyền tai nhau lời tán dương: “Ngọa Long – Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ”.
Thế nhưng ít ai biết rằng, ngay sau lời ca tụng ấy còn có một câu tiên tri quả thực đã ứng nghiệm lên cơ nghiệp của nhà Thục Hán. Đó là: “Tử Sơ – Hiếu Trực, thiếu một trong hai thì Hán thất khó hưng”.
Sở hữu cả Ngọa Long – Phướng Sồ, thiên hạ vẫn tuột khỏi tay Lưu Bị
Ngọa Long tiên sinh được biết tới là đạo hiệu của Gia Cát Lượng. Vào năm 27 tuổi, sau ba lần được Lưu Bị đích thân tới tận lều tranh để mời về, Khổng Minh đã quyết định xuất sơn và đi theo phụng sự cho vị quân chủ này.
Tài trị quốc của Gia Cát Lượng từ lâu đã lưu danh sử sách, thuật bày binh lại được đích thân đối thủ Tư Mã Ý khen là “thiên hạ kỳ tài”, phương diện dùng người cũng có rất nhiều điểm vô cùng xuất sắc.
Từ khi Thục Hán được thành lập, ông ngồi vững trên cương vị Thừa tướng, cúc cung tận tụy vì lý tưởng phục hưng Hán thất. Chỉ tiếc rằng sau nhiều lần Bắc phạt thất bại vì các nguyên do khác nhau, Ngọa Long tiên sinh đã lâm bệnh qua đời gò Ngũ Trượng, để lại cho hậu thế muôn vàn tiếc nuối.
Phượng Sồ là đạo hiệu của mưu sĩ Bàng Thống – một nhân tài từng không được Đông Ngô trọng dụng và về với Lưu Bị sau này. Trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa, nhân vật trên từng bộc lộ tài năng khiến nhiều người ngỡ ngàng khi đem việc công vụ của 100 ngày giải quyết xong chỉ trong vòng nửa ngày.
Ngoài ra, cũng trong cuốn tiểu thuyết nói trên, ông còn là người đưa ra liên hoàn kế góp phần tạo nên chiến thắng của trận Xích Bích.
Trong thực tế lịch sử, Bàng Thống cũng là một bậc kỳ tài hiếm có khi từng góp công giúp Lưu Bị chiếm được Ích Châu. Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn về dưới trướng Lưu Bị, ông đã được thăng làm Quân sư trung lang tướng – cùng cấp với Gia Cát Lượng.
Tiếc thay “trời cao đố kỵ anh tài”, Phượng Sồ Bàng Thống qua đời do bị trúng tên trong chiến trận khi mới 36 tuổi, thậm chí còn yểu mệnh hơn cả nhân tài cùng thời Quách Gia.
Nhìn lại cuộc đời của kỳ tài Tam Quốc này, có thể thấy khoảng thời gian từ lúc ông được trọng dụng cho tới khi qua đời chỉ vẻn vẹn chưa tới 5 năm, mưu kế hiến được tuy không nhiều, nhưng Bàng Thống đã dùng tài năng chân chính để khắc ghi tên mình vào lịch sử.
Từ những minh chứng trên đây, có thể thấy tài năng của Ngọa Long – Phượng Sồ vốn là điều không phải bàn cãi. Thế nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, dù một lúc có trong tay cả hai kỳ tài này thì thiên hạ vẫn tuột khỏi tay quân chủ Lưu Bị.
Không những vậy, cơ đồ của vị quân chủ họ Lưu này thậm chí còn trượt dài trên con đường sụp đổ kể từ sau khi Khổng Minh qua đời ở lần Bắc phạt cuối cùng. Có ý kiến cho rằng, nguyên nhân khiến tập đoàn chính trị này bị tiêu vong bắt nguồn từ sự ứng nghiệm của vế sau câu nói nổi tiếng về Ngọa Long – Phượng Sồ…
“Tử Sơ – Hiếu Trực, thiếu một người thì Hán thất khó hưng”
Tử Sơ là tên chữ của Lưu Ba, nhân vật nổi danh là bác học đa tài, từng giúp Thục Hán giải quyết vấn đề về khó khăn tài chính.
Năm xưa, Lưu Ba từng một lòng muốn nương nhờ thế lực của Tào Tháo. Thế nhưng sau trận Xích Bích, Kinh Châu về tay Lưu Bị, ông cũng vì vậy mà không thể ra Bắc theo Tào, chỉ đành quanh quẩn ở Tây Xuyên làm thủ hạ cho Lưu Chương.
Sau khi Lưu Bị chiếm lĩnh Tây Xuyên, Lưu Ba đã chủ động tạ tội và được vị quân chủ này thu nhận, trọng dụng. Kể từ sau khi thu được vùng đất này, tập đoàn chính trị của Lưu Bị phải đối mặt với một vấn đề hết sức khó khăn. Đó là quân dụng không đủ.
Lưu Bị từng thỉnh giáo Lưu Ba về vấn đề này. Ông liền hiến kế: “Đúc ngay tiền trị giá một trăm, điều hòa vật giá, dùng thư lại làm quan kiểm soát”.
Lưu Bị nghe xong liền làm theo, quả nhiên mấy tháng sau tiền bạc, của cải đã trở nên đầy đủ, sung túc.
Sinh thời, Lưu Ba được biết tới là một nhân tài hiếm có, nhưng lại sống rất thanh cao, được nhiều người đem lòng ngưỡng mộ. Có giai thoại truyền lại rằng ngay tới Ngọa Long tiên sinh Gia Cát Lượng cũng đã có lúc từng thừa nhận với Lưu Bị: “Về mưu lược, thần vĩnh viễn không bằng Tử Triệt”.
Tiếc thay nhân tài đoản mệnh, không lâu Lưu Bị xưng đế, Lưu Ba qua đời vì bạo bệnh khi mới 39 tuổi. Chưa đầy 2 năm sau khi Lưu Ba ra đi, Lưu Bị cũng bại trận ở Bạch Đế Thành rồi “cưỡi hạc quy tiên” không lâu sau đó.
Pháp Chính, tự Hiếu Trực, là mưu sĩ nổi danh từng được Lưu Bị rất mực tín nhiệm và kính trọng. Sinh thời, Gia Cát Lượng cũng từng tán thưởng đối với những kỳ mưu của nhân vật này.
Đã từng có giai đoạn, Pháp Chính được xem như Tổng Tham mưu trưởng của tập đoàn Thục Hán. Sự trù tính chu toàn cho từng nước cờ của ông đã giúp quân Lưu Bị dành được thắng lợi ở Hán Trung, chém đầu Hạ Hầu Uyên, hất cẳng Tào Ngụy, thành công sát nhập vùng đất này vào bản đồ thế lực của mình.
Dưới sự hỗ trợ đắc lực của vị mưu sĩ trên, bản đồ thế lực của Thục Hán đã đạt đến thời kỳ đỉnh cao khi có được cả Kinh Châu, Ích Châu và Hán Trung.
Điều đáng nói hơn là mưu lược kỳ tài của Pháp Chính không chỉ nhận được sự tán dương từ Lưu Bị, Khổng Minh mà còn có được sự thán phục cả từ Tào Tháo.
Đối với nhân tài hiếm có này, có ý kiến cho rằng Lưu Bị thậm chí còn tin tưởng và trọng dụng ông hơn cả Gia Cát Lượng. Khó trách vì sao sau khi Pháp Chính qua đời, Lưu Bị thảm bại sau trận chinh phạt Đông Ngô, Gia Cát Lượng đã từng than rằng:
“Pháp Hiếu Trực nếu còn ở đây, tất có thể ngăn được chủ thượng đông chinh, không đến nỗi thảm bại ở Di Lăng”.
Chỉ tiếc rằng kết cục của Pháp Chính cũng không khá hơn so với Bàng Thống, Quách Gia là bao. Ông qua đời khi chưa đầy 45 tuổi, tuy không thể tính là yểu mệnh nhưng cũng xem như ra đi vào lúc đương độ tráng niên.
Cái chết của Bàng Thống, Pháp Chính và Lưu Ba đã khiến tập đoàn chính trị Thục Hán bắt đầu trượt dài trên đà suy thoái. Những khó khăn xảy ra sau đó như mất Kinh Châu, bại Di Lăng, loạn Nam Man… đều đặt cả lên vai Gia Cát Lượng.
Mặc dù Ngọa Long quả đúng là bậc kỳ tài, nhưng chung quy Thục Hán sau khi mất đi sự gồng gánh của ông vẫn không tránh khỏi kết cục bị tiêu diệt.
Thiết nghĩ, nếu như một trong hai người Pháp Chính hoặc Lưu Ba có thể sống lâu hơn, tập đoàn chính trị này hoàn toàn có thể tránh được những thất bại không đáng có.
Chỉ tiếc rằng sau cùng, một Thục Hán từng có cả Ngọa Long – Phượng Sồ, từng có cả Tử Sơ – Hiếu Trực, lại bị thay thế bởi bè lũ gian thần lộng hành và được thống lĩnh bởi một vị quân chủ vô năng. Chính những điều ấy đã góp phần tống táng giang sơn mà những nhân tài nói trên đã cả đời cúc cung tận tụy.
Theo Trần Quỳnh- Thời Đại/Soha