Thứ bảy, Tháng mười hai 7
Shadow

Cha mẹ mà hay làm điều này vô tình sẽ biến con mình thành một đứa trẻ hay ghen tị với mọi thứ xung quanh

Những cách cư xử này của cha mẹ đã vô tình khiến trẻ trở nên hay ghen tị với tất cả những người khác, cha mẹ cần hết sức lưu tâm.

Xem thêm  25 tuổi, có công ăn việc làm, kiếm ra tiền nhưng vẫn đòi mẹ mua nhà cho: Tâm thư nghẹn ngào của một bà mẹ chiều con khiến nhiều người thức tỉnh

1. Nuông chiều

Nếu bạn nuông chiều bé quá, con có thể trở thành đứa trẻ khó dạy bảo. Khi nhà xuất hiện thêm một “em bé” nữa, hoặc khi bé gặp một người bạn nào đó có “quyền lực” hơn mình, trẻ sẽ cảm thấy bất an. Và lúc đó trẻ sẽ xem em bé hoặc người bạn mới kia là nguyên nhân khiến mình bị “ra rìa”, bé dễ mắc hội chứng trầm cảm khi dần không nhận được những gì mình muốn như cách được nuông chiều trước kia và cảm thấy mình kém cạnh, bất an khi lớn lên.

2. Bảo vệ quá mức

Bảo vệ một đứa trẻ thái quá và rồi “thả” bé ra khỏi vòng kiểm soát, giống như bạn đột ngột “thả” một con cún vào rừng hoang dã. Trẻ có thể trở nên rụt rè và nhút nhát, dẫn đến sự ghen tị, tự ti khi nhìn thấy một đứa trẻ khác tự tin hơn mình.

3. Nuôi dạy con độc đoán

Kiểm soát quá mức cũng là một sai lầm phổ biến của cha mẹ, dẫn tới sự ghen tị ở trẻ em. Việc áp dụng các nguyên tắc nghiêm ngặt mà không để bé hiểu lý do tại sao nên làm vậy, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tư duy của trẻ. Bé sẽ trở nên thiếu tự tin, có cảm giác “không được trân trọng” bằng anh, chị em hoặc bạn bè của mình.

4. So sánh với người khác

Một sai lầm nguy hiểm khác của cha mẹ là so sánh con cái với nhau. So sánh chỉ có thể dẫn đến ghen tuông, ganh đua và thiếu tự tin.

5. Tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh

Tạo ra hoạt động giống nhau cho trẻ và so sánh kết quả của các con sẽ tạo ra cạnh tranh không lành mạnh. Một bé có thể tài giỏi hơn bé khác và các bé đều cố gắng như nhau, kết quả cao, thấp có thể khiến các bé ganh tị lẫn nhau.

6. Thứ tự sinh

Đôi khi cha mẹ nên lưu tâm con cái theo thứ tự sinh. Ví dụ, con đầu lòng có thể ganh tị với em trai, em gái chúng khi thấy cha mẹ quan tâm các em hơn.

Khi những em bé mới ra đời, những đứa trẻ lớn hơn có thể cảm thấy bị “truất ngôi”, từ đó dẫn đến ghen tuông.

Ghen tị
Với gia đình có nhiều con, sự ganh tị giữa các con là không tránh khỏi, cha mẹ hãy tinh tế để điều chỉnh (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu ghen tị ở trẻ khi còn bé và lúc đã trưởng thành hơn:

Thời thơ ấu: bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu ghen tuông khi các con đang chơi cùng nhau, dễ nhận thấy rằng các bé ghen tị sẽ đánh vào đứa còn lại khá mạnh và coi hành động đó như thể nó chỉ là một trò chơi.

Ở tuổi trưởng thành: sự ghen tuông rõ ràng hơn khi trẻ nói về người kia và cố gắng cản trở sự tiến bộ của người đó.

Trước khi dẹp bỏ tính ghen tị ở con, hãy chắc chắn bản thân các bố, mẹ cũng không ganh tị với anh chị em, bạn bè, hàng xóm hoặc bất kỳ ai khác.

Dưới đây là 10 cách chuyên gia gợi ý để xử lý sự ganh tị ở trẻ:

1. Biến sự ghen tị thành tham vọng

Hãy chuyển đổi cảm xúc của con từ tiêu cực thành tích cực. Chẳng hạn, nếu con bạn buồn vì bạn của nó đạt điểm cao, hãy khuyến khích và thúc đẩy con học nhiều hơn và đạt điểm cao hơn. Khi cha mẹ cùng con cố gắng, cuốn vào nỗ lực học tập và vượt qua bản thân, bé sẽ không tập trung vào việc vượt qua ai đó nữa và sẽ chuyển hướng tập trung của mình theo đúng hướng.

2. Lắng nghe

Trong hầu hết các trường hợp, hành vi ghen tuông và đố kỵ bắt nguồn từ sâu bên trong. Các con luôn có 1 vấn đề hoặc mối quan tâm đặc biệt đằng sau hành vi đó. Nói chuyện với con để hiểu tại sao con ghen tị với bạn đó, anh chị, em đó. Một số có thể do bé tự ti, thiếu tự tin, không rõ, không chắc chắn về điểm mạnh, khả năng của mình do đó bé dễ ganh tị với người khác.

3. Đọc truyện cổ tích cùng bé

Ghen tị
Đọc truyện cổ, ngụ ngôn có nhiều tính giáo dục là một cách gần gũi nhất giúp bé học được các bài học đạo đức (Ảnh minh họa)

Những câu chuyện cổ tích và truyện ngụ ngôn kinh điển có rất nhiều thông điệp đạo đức được truyền tải có thể thành bài học của bé qua mỗi giai đoạn khi lớn lên. Hãy tạo thói quen đọc sách trước khi ngủ và chuẩn bị cho bé sách truyện phong phú hơn, các câu chuyện về những phẩm chất hay giúp đỡ, biết quan tâm và sống lương thiện. Điều này sẽ giúp bé hiểu ra suy nghĩ ghen tị của mình là sai.

4. Lấy chính bản thân bố mẹ làm ví dụ

Một mẹo hay là hãy lấy chính mình làm ví dụ. Để dạy con cũng có cảm xúc tích cực về người khác, cha mẹ hãy khen người khác vì khiếu hài hước, khi họ có hành vi tốt hoặc bất kỳ phẩm chất nào khác mà họ có thể có. Hãy khen ngợi vui vẻ với bạn bè, anh chị của bố mẹ trước mặt con, bé sẽ học từ chính hành vi, thái độ đó của cha mẹ.

5. Dạy con tầm quan trọng của việc chia sẻ

Ghen tị
Hãy để bé cảm nhận được sự sẻ chia và quan tâm, bản thân bé sẽ ảnh hưởng những cảm xúc tích cực (Ảnh minh họa)

Trẻ có xu hướng ác cảm với những đứa trẻ khác mà không hề có lý do. Hãy dẫn dắt để con trở nên biết quan tâm, sẻ chia. điều này có thể giúp bé loại bỏ cảm giác bất an. Dần dà, bạn sẽ thấy con bớt đi ác cảm và thậm chí còn quan tâm lo lắng cho đứa trẻ bé từng ghen tị.

6. Thể hiện tình yêu với con

Sự thật là cha mẹ nào cũng yêu con, đúng là vậy nhưng hãy nhớ thêm rằng con bạn cần tất cả tình yêu và âu yếm trong giai đoạn này. Bất kể lý do là gì, chăm con bằng tình yêu và sự săn sóc luôn là cách chữa lành mọi thứ nhanh nhất có thể. Hãy bộc lộ yêu thương với bé nhiều hơn nhé.

7. Không bao giờ so sánh

Ghen tị
Mỗi bé đều nên được khuyến khích phát triển tài năng của chính mình, không phải đem ra so sánh (Ảnh minh họa)

Không so sánh sự thể hiện của bé này với bé khác, nó sẽ làm bé cảm thấy mình không có giá trị gì nữa, những so sánh này sẽ khiến trẻ em kết luận rằng: “Bố, mẹ yêu nó hơn mình” hay “Bố, mẹ thấy nó giỏi hơn mình”.

8. Không so sánh việc học

Không bao giờ so sánh thành tích ở trường, điểm kiểm tra với anh chị em hoặc bạn bè của con. Việc này không giúp con bạn làm việc chăm chỉ hơn. Thay vào đó chỉ làm tăng sự phẫn nộ của con trẻ mà thôi.

Ghen tị
Thành tích học ở trường là điều bạn cần sát sao, hỗ trợ con và giúp con nếu khó khăn. Hãy cùng bé nỗ lực vượt qua chính bản thân mình (Ảnh minh họa)

9. Cùng con khơi dậy thế mạnh ở bản thân mình

Mọi đứa trẻ đều thích cha mẹ khen điểm mạnh của chúng. Nói về thế mạnh đó sẽ nuôi dưỡng lòng tự tôn của con. Bạn nên chú ý khả năng nổi trội ở mỗi đứa trẻ thông qua sở thích và tính khí của chúng và nuôi dưỡng nó thành thế mạnh của con.

10. Củng cố tinh thần hợp tác

Ghen tị
Tạo ra hoạt động tập thể, đồng đội là cách tốt nhất để củng cố mối quan hệ giữa các bé (Ảnh minh họa)

Đó là một trong những cách đơn giản nhất để loại bỏ sự ghen tị ở trẻ em, để các con làm việc mà chúng cần hỗ trợ lẫn nhau. Tạo ra cho các con những khoảnh khắc để chia sẻ, giúp đỡ và làm việc cùng nhau sau đó đánh giá cao thành tựu, nỗ lực chung của con. Các con sẽ lặp lại những hành vi này khi thấy cha, mẹ khen ngợi, tuyên dương.

Nguồn: Mom

Xem thêm  Chuyên gia giáo dục: Câu nói "nó đã biết gì đâu, mới 17, 18 tuổi" của cha mẹ đã phá huỷ tương lai nghề nghiệp con em họ

HOÀNG TRANG, THEO HELINO, Afamily

Link