Thứ hai, Tháng Một 13
Shadow

Chân có lực mới kéo dài tuổi thọ: Người già nhưng chân không già, sau đây là 7 mẹo nhỏ, thu thập lại ngay nào!

Bạn có biết không? Cây già thì rễ sẽ khô trước, còn người già thì chân sẽ yếu trước. Vì sao? Tại vì trừ lúc ngủ ra, đôi chân từng giờ từng phút đều phải chịu tải trọng của toàn cơ thể, nếu không chú ý chăm sóc, đương nhiên khi càng già đôi chân sẽ càng yếu.

Đối với những người sống thọ, dù tuổi đã cao, nhưng chân họ vẫn có lực, từng bước đi đều vững vàng, di chuyển nhanh nhẹn… Thường thì khi già thì chân sẽ yếu trước, vậy chúng ta hãy học cách chăm sóc sức khỏe từ đôi chân của mình. Cùng tìm hiểu những phương pháp tự chăm sóc chân đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây. Bạn có thể áp dụng cho bản thân, gia đình và bố mẹ bạn!

Dấu hiệu lão hóa của đôi chân

Sau 40 tuổi, nhiều người cảm thấy đôi chân di chuyển không còn linh hoạt, chỉ đi bộ hơi nhiều một chút là giống như đeo chì lên chân vậy, vừa đau vừa sưng. Lúc lên cầu thang cũng cảm thấy tốn nhiều công sức hơn, leo vài tầng là đã thở hổn hển. Đó là dấu hiệu của lão hóa.

Nhiều khi mới làm tí việc thì lưng đã đau, chân đã nhức mỏi. Đặc biệt là phụ nữ trung niên, chỉ cần đứng hơi lâu một tí, là sẽ đau nhức khó chịu ngay. Thậm chí khi ho, chân cũng sẽ xuất hiện cơn đau nhẹ. Nếu như bị đau bắp chân, thì càng cảm thấy khó chịu hơn nhiều.

người già,kéo dài tuổi thọ

Ngay cả việc đi bộ, không biết từ lúc nào, bạn đi bộ càng ngày càng chậm. Nếu đi nhanh hơn tí, sẽ có cảm giác đôi chân không nghe lời. Nếu đi bộ nhiều thì sau đó bạn sẽ đau liên tục mấy ngày mới khỏi, thậm chí tệ hơn, là xuất hiện tình trạng teo cơ.

Xem thêm  3 tuyệt chiêu “đánh bật" sỏi thận ra ngoài mà không cần phải mổ

Cũng có khi đang là mùa hè nhưng bạn luôn cảm thấy đôi chân mình bị lạnh, nhiều lúc sẽ có cảm giác lạnh bất thường từ phần lưng đến hết tận gót chân. Đó có thể là do tuần hoàn máu kém mà gây nên, cũng có thể liên quan đến bệnh đau thắt lưng.

người già,kéo dài tuổi thọ

Không chỉ đau mỏi, bạn còn nhận thấy tần số bị chuột rút càng lúc càng nhiều hơn. Nếu như thường xuyên bị chuột rút sau khi vận động hoặc vì quá lạnh, thì bạn nên chú ý, bởi đây có thể là biểu hiện của tình trạng loãng xương. Nhiều người còn xuất hiện tình trạng đau gót chân, rất đau đớn, khó chịu.

Tuổi càng cao thì càng dễ đau khớp hông và đầu gối. Bởi tất cả các loại khớp theo sự gia tăng của tuổi tác đều sẽ dần yếu đi, đặc biệt là khớp hông, khớp gối.

Nếu bạn thường bị đau khi xuống cầu thang, ngồi xổm hoặc nhảy cao, thậm chí có cảm giác đôi chân cứng đơ không thể di chuyển được, thì lúc đó nghĩa là, bạn cần chăm sóc gấp cho đôi chân của mình.

Người già chân không già

1. Rửa chân khô: Dùng đôi tay áp sát 2 bên cạnh đùi trái, dùng lực nhẹ nhàng xoa bóp cho đùi theo hướng trừ trên xuống dưới, cho đến hết mắt cá chân. Sau đó thì lại từ mắt cá chân xoa bóp lên đùi. Tương tự áp dụng cho chân phải, lặp lại khoảng 10-20 lần. Như vậy giúp cho các cơ và các khớp được tăng cường chức năng và hoạt động linh hoạt hơn.

Xem thêm  Những triệu chứng không ngờ báo trước bệnh ung thư từ 2 - 5 năm

2. Xoa bóp bắp chân: Dùng 2 tay kẹp bắp chân lại, xoay chuyển nhào nặn, mỗi lần nhào nắn khoảng 20-30 lần, làm khoảng 6 lần như vậy. Phương pháp này giúp đả thông huyết mạch, tăng cường thể lực cho chân.

người già,kéo dài tuổi thọ

3. Lắc chân: Một tay vịn tường hoặc cây, lắc chân hướng ra phía trước, dùng mũi chân nghiêng lên trên phía trước, sau đó lắc chân ra phía sau và mỗi lần lắc khoảng 80-100 lần. Phương pháp này giúp đề phòng teo cơ, chân yếu hoặc liệt, chuột rút bắp chân,…

4. Xoa bóp đầu gối: Hai chân đặt song song và gần nhau, co đầu gối hơi ngồi xổm, hai tay trên đầu gối, chà xát theo chiều kim đồng hồ 10 lần và sau đó ngược chiều kim đồng hồ chà xát 10 lần.

người già,kéo dài tuổi thọ

5. Kéo ngón chân: Ngồi xuống, để chân thẳng, cúi đầu, cơ thể uốn cong ra phía trước, dùng hai tay kéo các ngón chân 20-30 lần. Phương pháp này giúp lưng và chân khỏe mạnh, tăng độ dẻo dai.

6. Chà xát lòng bàn chân: Hai lòng bàn tay ma sát sinh nhiệt và sau đó dùng tay chà vào lòng bàn chân, làm khoảng 100 lần.

7. Giữ ấm chân: Giữ ấm chân nghĩa là phải thường xuyên duy trì độ ấm cho chân, nếu chân lạnh, phải đi tất, sưởi ấm. Mỗi đêm nếu ngâm chân bằng nước ấm, sẽ rất tốt, có thể giúp cho máu lưu thông đến toàn cơ thể một cách dễ dàng.