Thứ ba, Tháng Một 14
Shadow

Chiếc roi hay cái ghế mới thuần phục được con sư tử và đáp án đầy ẩn ý ai cũng cần

Bạn ho+àn toàn có thể áp dụng những đạo lý của câu chuyện này để đạt được thành công trong cuộc sống, dù bạn là con sư tử, hay người thuần phục nó.

Trong một lớp học, để minh họa cho bài giảng của mình, một giáo sư đã hỏi các sinh viên.

“Hầu hết những người huấn luyện sư tử thường có 2 công cụ để kiểm soát và thuần phục những con sư tử hun+g hãn ở trong lồng sắt, đó là một chiếc roi và một cái ghế đẩu. Vậy trong 2 thứ này, thứ nào là công cụ hiệu quả hơn trong việc thuần phục con mãnh thú?”, vị giáo sư đưa ra câu hỏi.

Chẳng ngần ngại, các sinh viên đều đồng loạt trả lời, “Tất nhiên là cái roi rồi ạ.”

Tưởng rằng đó chắc chắn là câu trả lời đúng, các sinh viên cảm thấy rất khó hiểu khi nhận được câu trả lời của vị giáo sư: “Không, công cụ quan trọng nhất của họ chính là cái ghế đẩu, và cụ thể hơn, là 4 cái chân của chiếc ghế”.

Chiếc roi hay cái ghế đẩu mới là thứ công cụ hiệu quả để thuần phục 1 con sư tử? (Ảnh minh họa)

Nghe được đáp án, họ đều không kìm được tò mò mà hỏi lại vị thầy đáng kính của mình: “Kỳ lạ quá, tại sao lại thế ạ?”

Đến lúc này, vị giáo sư mới từ tốn trả lời: “Một con sư tử với sức mạnh ghê gớm như vậy, việc nó chồm lên, tấn công, thậm chí ăn thịt người thuần phục nó là chuyện rất đơn giản. Tuy nhiên, điều đó chỉ dễ dàng khi nó có thể tập trung vào một vật thể duy nhất trên người anh ta mà thôi.

Xem thêm  9 cách nhìn người chuẩn xác lưu truyền ngàn năm, không thể không xem qua

Khi anh ta dùng chiếc ghế đẩu như 1 phương pháp gây mất tập trung cho con vật, nó sẽ trở nên phân tâm. Con sư tử cố gắng tập trung vào cả 4 cái chân của chiếc ghế đẩu. Hoang mang, rối loạn, nó không biết phải đặt sự chú ý của mình vào đâu.

Cuối cùng, nó chẳng thể làm gì ngoài việc đứng im như phỗng và người huấn luyện của nó dĩ nhiên là được an toàn vì anh ta đã làm chủ được tình thế.”

Câu chuyện này có ý nghĩa gì?

Giả dụ chúng ta là con sư tử.

Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều tình huống na ná như câu chuyện nói trên mà nhiều người không nhận ra. Khi đã sinh ra trên đời là bạn đã bị quăng vào một vòng xoáy bất tận của một dòng chảy là những sự việc xảy ra trong đời bạn.

Dù muốn dù không, bạn vẫn phải đối mặt với chúng.

(Ảnh minh họa: Internet)

Sẽ có lúc, bạn trở nên rối loạn, chỉ ngồi im với cảm giác hoang mang, bối rối mà không biết phải làm gì, không biết phải tập trung vào đâu, hay việc gì với mình mới là quan trọng nhất, ai mới là người để mình đầu tư thời gian và tâm sức nhất.

Chúng ta cũng giống như con sư tử, sở hữu sức mạnh đáng gờm, nhưng vì không biết tập trung vào đâu, không biết cái chân ghế đẩu nào là quan trọng nhất, nên bằng lòng ngồi im, chấp nhận thua cuộc, bị kẻ khác kiểm soát, những tài nguyên có sẵn đều bị bỏ phí.

Xem thêm  Từ "cú bước hụt" của Xuân Trường, Văn Lâm, mới thấy nỗi lo mang tên Công Phượng lớn lắm

Trong 1 bài diễn văn vào ngày 3/9/1923, cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã từng nói, “Chúng ta không thể đi đến cuối cuộc hành trình nếu như gặp con chó nào sủa bậy bạn cũng cầm đá ném nó”.

Hay như ai đó đã từng đưa ra một lời khuyên rất hữu ích, “Nếu bạn đuổi theo 2 con thỏ cùng một lúc thì cả 2 sẽ cùng trốn thoát”.

Còn nếu như chúng ta là người huấn luyện thì sao?

Chẳng phải sẽ dễ dàng hơn khi anh ta cầm chiếc roi để kiểm soát con sư tử ư?

Trong nhiều tình huống, chiếc roi có thể tỏ ra hữu ích.

Tuy nhiên, chiếc roi giống như một “vũ khí cứng”, dùng sức mạnh để trấn áp kẻ khác, đó là hạ sách.

(Ảnh minh họa: Internet)

Còn chiếc ghế đẩu, khi anh ta giơ nó lên, xoay tròn trước mặt con sư tử, khiến nó như bị thôi miên, chính là một thứ “vũ khí mềm” lợi hại, ra tay mà như không ra tay, không tốn nhiều sức lực mà có thể đạt được mục đích, có thể khiến đối phương quy hàng, mới là thượng sách.

Vũ khí cứng, ai cũng có thể sử dụng được.

Nhưng vũ khí mềm, chỉ những người có đầu óc mới có thể nghĩ ra và vận dụng nó.

Cuộc sống là của bạn, chọn loại vũ khí nào để chiến đấu, chọn con đường nào để đi, chọn công việc gì để làm, đó đều là lựa chọn của bạn.

(Nguồn: Dựa theo một câu chuyện trong cuốn sách của David Feldman: How does Aspirin find a headache?)

Theo Philipchircop.com

Link