Thứ bảy, Tháng mười hai 7
Shadow

Chứng kiến 12.000 cái chết trong cả cuộc đời, đây là những bài học quý giá mà người đàn ông này để lại

Phải đến lúc trước khi qua đời, người ta mới nhận ra những bài học quý giá.

bài học

Trong suốt 44 năm, ông Bhairav Nath Shukla làm quản lý ngôi nhà nổi tiếng “Mukti Bhawan” – nơi nhiều người mong muốn khi trút hơi thở cuối cùng – bởi họ tin rằng ở đây họ sẽ được “giải thoát khỏi vòng luân hồi theo luật nhân quả”. Ông đã được chứng kiến rất nhiều người giàu và nghèo đến đây để chờ cái chết. Họ chờ cái chết đến và hy vọng tìm được chút bình yên trước khi biến mất khỏi cuộc đời. Shukla cũng cầu chúc bình yên cho họ.

1. Giải quyết mọi mâu thuẫn trước khi kết thúc cuộc đời

Có nhiều nỗi đau khiến con người ta cảm thấy nghẹn lòng và muốn giải quyết mọi mâu thuẫn trước khi rời đi. Chẳng hiếm những người mang quá nhiều gánh nặng trong cuộc đời và muốn buông bỏ vào giây phút cuối. Tất nhiên, trong đời sẽ có những điều không ưng ý nhưng điều quan trọng không phải là cuộc đời không có mâu thuẫn mà cần học cách vứt bỏ chúng càng sớm càng tốt.

2. Sống đơn giản đem đến ý nghĩa

Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, nhiều người mới nhận ra rằng một cuộc sống giản đơn chính là cuộc sống ý nghĩa nhất. Con người luôn bị những truy cầu mới làm cho hoa mắt nên không ngừng ham muốn. Nhưng chúng ta đều không biết rằng người sở hữu nhiều hơn chính là người tìm niềm vui trong những điều ít ỏi.

Xem thêm  10 sự thật cay đắng về cuộc sống ai cũng phải chấp nhận: Điều số 4 càng đọc càng thấm thía

bài học

3. Nhìn nhận mặt tốt và mặt xấu của người khác

Theo Shukla, không có ai là hoàn hảo, bên trong mỗi người luôn tồn tại hai mặt song song là tốt và xấu. Sự mất mát lớn nhất trong cuộc đời là chúng ta chỉ nhìn vào những điểm xấu của người khác. Thay vì chỉ trích những người xấu, chúng ta phải thấu đáo nhìn ra những điểm tốt của họ. Quá tập trung vào cái xấu xa của một người khiến chúng ta trở nên nhỏ nhen, ích kỷ với họ. Nếu bạn tập trung vào những phẩm chất tốt của họ, bạn sẽ hiểu và thậm chí yêu thương mọi người nhiều hơn.

4. Tìm vẻ đẹp trong những điều bình dị nhất

Những người quá khắt khe hay quá kiêu căng là những người khó có thể tìm thấy niềm vui trong những điều nhỏ nhặt bởi vì tâm trí của họ dường như bận tâm với những điều khác. Bởi thế, những con người chỉ hướng tới những cái đẹp xa xôi mà bỏ qua những cái đẹp ngay trong tầm tay.

5. Can đảm để nhận giúp đỡ từ người khác

Tự bản thân bạn sẽ cảm thấy mình mạnh mẽ vô cùng khi tự tay làm tất cả mọi thứ nhưng điều này sẽ ngăn cản bạn học hỏi những điều tốt đẹp mà người khác tích lũy được trong cuộc đời của họ. Chúng ta cần giúp đỡ người khác và can đảm để tìm sự giúp đỡ khi chúng ta cần.

Xem thêm  Mổ bụng bệnh nhân mới phát hiện sai lầm quá lớn, bác sĩ ra quyết định khiến cả đời lao đao

bài học

6. Chấp nhận hiện thực để tìm đường đi

Phần lớn tất cả mọi người đều chọn cách trốn tránh và sợ hãi với những gì phải đối diện, nhưng lại không hề biết rằng hành động chối bỏ cảm xúc này đã tạo ra những cảm xúc rất nguy hiểm. Chỉ khi bạn chấp nhận thực tại, bạn mới có đủ sức mạnh để quyết định mình cần làm gì. Shukla tin rằng: “Khi biết chấp nhận, bạn sẽ thực sự sáng suốt để tìm ra đường đi của mình”.

7. Khi tìm ra mục tiêu, hãy hành động 

Shukla chia sẻ rằng rất nhiều người tìm ra mục tiêu của cuộc đời mình nhưng họ lại chẳng làm gì để biến nó thành sự thật, họ lười biếng, họ chỉ muốn ngồi đó và nhìn ra bên ngoài chờ đợi điều kì diệu xảy ra với mình. Một khi đã nhìn thấy lựa chọn về mục đích cuộc đời, chắc chắn bạn sẽ xác định được thời gian và nỗ lực mình cần có.

8. Thói quen trở thành giá trị 

Shukla khuyên mọi người nên nuôi dưỡng những thói quen tốt để gặt hái được những giá trị tốt. Việc xây dựng những thói quen tốt cần thời gian và công sức. “Nó sẽ giống như việc bạn luyện tập cơ bắp và phải rèn luyện hàng ngày”.

PV- Theo Trí thức trẻ

Nguồn: Cafebiz

Link gốc