Thứ năm, Tháng mười hai 5
Shadow

Chuyên gia cảnh báo: Sai lầm khi ăn cá chép có thể gây ngộ độc, hại gan

, ăn cá chép

Cá chép là thực phẩm dinh dưỡng và thuốc chữa bệnh của người Việt. Trong thịt cá chép có rất nhiều dưỡng quý tốt cho sức khỏe, phòng chống rất nhiều chứng bệnh khác nhau.

Cá chép dọn sạch bộ máy tiêu hóa

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam cá chép có rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Các dưỡng chất có trong cá chép có thể kể tới như: đạm, chất béo, photpho, vitamin nhóm B (B1, B3, B5, B6, B9, B12) tốt cho quá trình tạo máu, vitamin A, vitamin E, viatamin K, PP, lysine, sắt, kẽm, kali, magiê, selen, leucine…

Protein trong cá chép dễ tiêu hóa hơn so với các protein từ thịt vì vậy ăn cá chép giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, bảo vệ hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình lão hóa.

“Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao vì vậy thịt cá chép giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, chống viêm, tăng cường miễn dịch. Ăn cá chép thường xuyên giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh mãn tính, bệnh hô hấp và thậm chí là ung thư”, TS.BS Sơn nói.

Phụ nữ mang thai ăn cá chép giúp hỗ trợ xây dựng hệ thống thần kinh và não bộ khỏe mạnh cũng như hạn chế dị tật bẩm sinh cho thai nhi, bằng cách cung cấp omega-3, lutein, kẽm và selen.

Xem thêm  Từ bỏ sang Mỹ, dành nửa thế kỷ chăm mẹ bệnh nặng, Hiền Mai tạo nên "giai thoại" đẹp nhất showbiz

Người già ăn cá chếp thường xuyên giúp tăng tập trung, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ.

, ăn cá chép
Cá chép có nhiều dưỡng chất quý tốt cho sức khỏe, ảnh minh họa.

Để cá bổ cần phải ăn đúng

Cá chép là một thực phẩm rất bổ dưỡng, nhưng nếu không biết ăn đúng cách vô tình gây ra những tác hại không mong muốn cho sức khỏe.

TS.BS Sơn cho hay không nên ăn thịt cá chép khi còn sống vì cá sống dưới nước có thể nhiễm ký sinh trùng một cách tự nhiên. Ký sinh trùng khi đi vào cơ thể khi ký sinh ở bộ phận nào sẽ gây hại cho bộ phận cơ quan đó. Gan là cơ quan dễ bị tổn thương khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng từ thức ăn đưa vào.

Để đảm bảo sức khỏe chỉ ăn cá khi đã nấu, nướng chín kỹ vừa đảm bảo vệ sinh và tránh nguy cơ nhiễm giun sán. Không ăn lòng cá chép vì rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng (giun, sán).

TS. Sơn khuyến cáo: “Không ít người nghĩ cá chép bổ khi nấu cả con và không bỏ mật. Đây là một sai lầm có thể gây ngộ độc, mật cá chép có chứa chất tetrodotoxin. Khi cá chép có cân nặng càng lớn thì lượng mật có độc tố càng cao. An toàn cho sức khỏe cần phải rửa sạch bỏ mật và lòng cá trước khi nấu”.

Xem thêm  Thanh niên đâm bạn gái nhiều nhát rồi khoá cửa, nằm cạnh nạn nhân suốt 30 phút trong phòng trọ

Còn theo Đại tá Lương y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam trong Đông y, thịt cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng lợi tiểu tiện, cho nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh; bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy. Cá chép còn được coi là thuốc tốt chữa bệnh phụ nữ.

Do cá chép có tính dương thì vậy không nên ăn cùng thịt gà do thịt gà cũng có tính ấm. Không nên ăn cá chép cùng với thịt chó vì có thể sinh ra độc tố không có lợi cho sức khỏe. Người đang uống thuốc đông y có thành phần cam thảo tuyệt đối không nên ăn cùng cá chép có thể sinh ra độc tố gây chết người.

Ngọc Minh, theo Trí Thức Trẻ, Soha

Link