BS. TS Dương Dục Chính là Giám đốc Bệnh viện ở Đài Loan, ông bị ung thư hạch nhưng vẫn sống khỏe cùng bệnh từ 5 năm nay. Đây là chia sẻ chi tiết về 7 bí quyết giúp ông chiến thắng.
Nhậm chức giám đốc chưa đầy 3 tháng thì phát hiện ung thư
Bác sĩ, Tiến sĩ Dương Dục Chính là một chuyên gia có hơn 40 năm hành nghề tại khoa phụ sản, điều trị ung thư tại BV Mã giai Kỷ niệm Đài Loan..
Vào đầu năm 2012, khi ông vừa nhậm chức Giám đốc Bệnh viện được 3 tháng thì cảm cảm thấy nướu có hiện tượng “tê” bất thường. Mỗi lần ăn uống, đánh răng, chạm vào nướu cũng giống như cảm giác đang đi găng tay sờ vào nướu, không có cảm giác gì cả.
Một tháng sau, ông cảm thấy bên má bị co giật, đau mí mắt dưới, và nghi ngờ dấu hiệu bất thường nên ông đã hỏi bác sĩ nha khoa để giúp chẩn đoán, nhưng vấn đề không phải là ở trong miệng, các nha sĩ khuyên ông nên đi đến khoa Tai mũi họng.
Sau đó 1 tháng nữa thì ông phát hiện dưới cổ có cục u hạch nổi to lên rõ ràng. Sau khi tiến hành kiểm tra chi tiết, ông được biết trong các xoang cạnh mũi, có khối u cỡ 5-6cm, thuộc loại u lympho tế bào B.
Trong thời gian hóa trị, ông vẫn làm việc như bình thường, nhưng do tác dụng phụ của hóa trị liệu mạnh hơn cả tiên lượng, ông đã bị mất giọng, không nói được liên tiếp trong 7 ngày sau đó. Đồng thời cơ bắp bị thu nhỏ lại, trọng lượng từ 80kg nhanh chóng giảm xuống còn 69kg.
Ông kể, ông đã hàng ngàn lần đeo mặt nạ dưỡng khí cùng ống thở cho bệnh nhân, nhưng đây là lần đầu tiên ông phải dùng đến nó. Đúng thật là một trải nghiệm khủng khiếp. Ông đã trải qua thời khắc gần như nghẹt thở sắp từ bỏ cuộc sống trong cảm giác thở khò khè, sốt, nồng độ oxy trong máu tăng giảm liên tục, lần đầu tiên ông có một cảm giác không chắc chắn về sự sống như vậy.
Khi không còn hơi thở, tất cả mọi thứ là số không, giữa sự sống và cái chết là rất gần. Trải qua 7 ngày như vậy, ông như vừa đi qua khu rừng tối và bước trở về với căn phòng có ánh sáng tràn vào.
Ông đã lấy lại được sự kiểm soát hơi thở, đồng nghĩa với việc lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống của chính mình. Từ đây, ông “ngộ” ra 7 chân lý mà bất kỳ ai cũng nên biết trước để nhìn thẳng vào bản chất của ung thư.
7 bí quyết “sống cùng” ung thư
Thái độ chán nản kéo dài sẽ gây ra ung thư
Sau khi mắc ung thư, ngẫm lại ông mới thấy rằng, thái độ sống cũng có thể là nguyên nhân gây ra ung thư. Nếu cuộc sống căng thẳng, áp lực hoặc lo lắng, chán nản quá mức luôn là điều kiện tạo cơ hội cho ung thư phát triển.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trầm cảm lâu dài có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Từ đó phát sinh ra các u nhọt, mầm ung thư.
Gia đình là tài sản có giá trị nhất
Cả đời ông lao vào công việc, tập trung cho sự nghiệp cứu chữa người bệnh nên vợ ông cũng phải tự điều chỉnh cuộc sống của bản thân và lao vào guồng quay đó.
Tất cả mọi việc trong nhà đều do bà tự lo toan sắp xếp để ông yên tâm với công việc, đến cuối đời, bà được nghỉ ngơi một chút sau khi về hưu thì lại bị ông “ném” cho bà “một bọc ung thư”.
Nghĩ đến đó ông cảm thấy vô cùng hối tiếc, những ngày tháng đẹp nhất của cuộc đời ông đã dành cho người bệnh, khi về già tưởng rằng có thể mang hạnh phúc về cho vợ thì ông lại mắc ung thư.
Ngồi nghiền ngẫm cuộc sống khi đã mắc ung thư, ông nhận ra rằng gia đình là tài sản quý giá nhất, khi cuộc sống đã đi đến kết thúc, khi cái chết đến gần, bạn sẽ có ý thức hơn cái tình cảm của gia đình dành cho mình.
Đây cũng là động lực lớn giúp ông vượt lên bệnh tật. Nếu không có gia đình bên cạnh, không ai có thể chống lại được ung thư tấn công.
Không có biện pháp chống ung thư “thần thánh”
Mọi người nhìn thấy sự thành công trong việc kháng bệnh ung thư của ông và liên tục đặt câu hỏi, tại sao ông có thể sống được lâu như vậy. Liệu hành nghề chữa ung thư hơn 40 năm như vậy có phải ông đã có một đơn thuốc riêng cho mình hay không.
Ông cho rằng, quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư trong chừng đó năm đã giúp ông xác định, chẳng có phương thuốc nào đặc trị ung thư cả. Mỗi bệnh nhân đều phải sử dụng những liều thuốc khác nhau. Quá nhiều người lầm tưởng về biện pháp chữa bệnh, từ bỏ điều trị chính thống, để tìm kiếm cái gọi là phép lạ, nhưng điều đó chỉ làm cho cái chết đến sớm hơn.
Từ kinh nghiệm của mình, ông cho rằng muốn sống cùng ung thư, cần phải giữ 3 nguyên tắc: “Ăn uống đúng, vận động đúng và ngủ đúng cách”. Đó là một quy luật tự nhiên, phá vỡ nó sẽ sinh ra bệnh.
Tuân thủ lịch sinh hoạt tuyệt đối
Để sống chung với ung thư, ông tự đưa ra một thời gian biểu và áp dụng nó một cách tuyệt đối, đến vợ ông cũng nói rằng bà tôn trọng và phục “sát đất” sự kiên trì của ông.
Thức dậy vào lúc 5h40 sáng, đi ngủ vào lúc 09h30, ăn trưa xong nghỉ ngơi 30 phút. Chỉ có chủ nhật mới nới lỏng một chút, buổi sáng sẽ ngủ đến 6 giờ.
Ông cho biết, trong việc tập thể dục thì ông hề “nghỉ” một lần nào, sáng dậy sẽ đi thể dục 4000 bước.
Thể thao không chỉ là để tăng cường sự trao đổi chất, mà còn có thể làm mới bản thân mỗi ngày, tạo nên một tâm trạng tốt, mang đến bầu không khí tràn đầy sức sống cho những người xung quanh, từ đó khiến bệnh tật cũng biến mất.
Trong thời gian hóa trị liệu, nên ăn nhiều thịt và rau sẫm màu
Trong điều trị lâm sàng, các bệnh ung thư thường gặp sai lầm lớn nhất là khi biết ung thư ngay lập tức thay đổi sang chế độ ăn chay.
Trong thực tế, chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư cần được theo từng giai đoạn chiến lược, ăn thịt hay không cũng tùy vào các giai đoạn khác nhau của quá trình điều trị và phục hồi, nhu cầu về chế độ ăn, tỷ lệ thực vật và động vật khác nhau.
Sau khi phẫu thuật và hóa trị liệu, bạn cần duy trì thể lực và tăng cường hệ miễn dịch, nếu bạn chỉ ăn rau, nhu cầu dinh dưỡng có thể không đáp ứng đủ, gây suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu, ảnh hưởng đến hiệu quả của hóa trị.
Giai đoạn này nên ăn đủ calo, lượng protein vừa đủ, chất dinh dưỡng giúp hệ thống miễn dịch hoạt động là protein, vì vậy ông ăn nhiều thịt đỏ và rau quả sẫm màu trong thời gian hóa trị.
Nếu cần thiết, nên bổ sung vitamin để tiếp cận toàn diện, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Khi tình trạng ổn định, ăn một ít thịt trắng và rau
Trong đầu năm 2013, sau hơn 6 tháng kể từ “vòng đấu” cuối cùng của hóa trị liệu, báo cáo xét nghiệm máu của ông cho thấy số lượng các tế bào máu, globulin đã trở lại bình thường, khả năng miễn dịch đã tăng bình thường trở lại.
Sau đó ông bắt đầu giai đoạn thứ hai với việc điều chỉnh chế độ ăn uống từ nhiều thịt xuống ít thịt để giảm protein và ăn nhiều chất xơ, khoáng chất từ rau quả.
Chất đạm chỉ nên lựa chọn thịt trắng từ cá và gà, ít khi ăn thịt đỏ. Cùng với giải pháp này là việc khống chế lượng đường trong máu, kiểm soát chặt chẽ lượng carbohydrate, và nguyên tắc ăn chỉ no ở mức 60%.
Ngoài ra, một nguyên tắc khác trong ăn uống mà ông cho rằng phải tuân thủ nghiêm ngặt đó chính là không nên ăn sống.
Mặc dù đã có sự phục hồi miễn dịch, nhưng cơ thể bệnh nhân ung thư vẫn không thể chịu được sự thử thách của các bệnh truyền nhiễm, vi khuẩn trong thịt sống, ký sinh trùng.
Đối với người bình thường, ăn thực phẩm tái sống có thể được xem là điều nhỏ nhặt, nhưng đối với bệnh nhân ung thư, ăn như vậy có thể gây ra “bão”, không cần phải mạo hiểm như vậy.
Tình yêu và tình bạn là liều thuốc tốt nhất để bổ thân và bổ tim
Trong thời gian hóa trị, cũng có vài lần ông gặp nguy kịch vì sức khỏe không đáp ứng được liệu trình điều trị, nhưng vượt qua tất cả, ông đã mạnh mẽ chiến đấu nhờ vào sự quan tâm, yêu thương đặc biệt của gia đình và bạn bè, đồng nghiệp.
Ông cho rằng, nằm trên giường bệnh, tâm trí và tình cảm sẽ cảm nhận rất rõ các màu sắc của cuộc sống. Đứng trên lưng chừng núi, sẽ nhìn thấy cuộc sống có vô vàn điều quý giá, tạo động lực cho bạn tiếp tục muốn tồn tại.
Và tất cả những điều đó, giúp ông sống khỏe đến ngày hôm nay.
*Dịch tổng hợp từ QQ, Sohu (TQ)
Vân Hồng, Theo Trí Thức Trẻ, Soha