Thứ bảy, Tháng mười hai 7
Shadow

Chuyện Kim Dung nhận tiền của Châu Tinh Trì và thâm tình kỳ lạ của 2 ngôi sao hiển hách

Ngoài huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long, Kim Dung là một nhân vật được Tinh gia hết sức kính trọng. Lúc sinh thời Kim Dung cũng dành tình cảm đặc biệt cho Châu Tinh Trì.  

Mối thâm tình giữa Kim Dung và Châu Tinh Trì có lẽ bắt đầu từ phiên bản chuyển thể Lộc Đỉnh Ký năm 1992.

Báo chí Hong Kong thời đó đưa tin khi vừa biết Châu Tinh Trì sẽ vào vai Vi Tiểu Bảo, Kim Dung đã đích thân viết một bức thư chỉ có vỏn vẹn 6 chữ gửi đến công ty điện ảnh Vĩnh Thịnh.

“Bất tác đệ nhị tưởng”, Kim Dung đã nhận xét như vậy về Vi Tiểu Bảo của Châu Tinh Trì, với hàm ý ông không thể nghĩ ra được người nào khác phù hợp diễn vai này hơn Tinh gia),

Châu Tinh Trì là Vi Tiểu Bảo mà Kim Dung tâm đắc.

Lộc đỉnh ký là tác phẩm do Vương Tinh đạo diễn, Châu Tinh Trì đóng vai chính, được coi là một trong những bản chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Dung rời xa nguyên tác nhất.

Phim tuy đạt thành công lớn, trở thành một trong các phim ăn khách nhất Hong Kong năm 1992 nhưng lại khiến các fan hâm mộ của Kim Dung phẫn nộ.

Bản thân Kim Dung cũng rất không hài lòng với những phóng tác của Vương Tinh. Ông cho rằng phiên bản Lộc đỉnh ký là “cải biên láo”. Tuy nhiên không vì ghét bộ phim mà Kim Dung ghét lây cả Châu Tinh Trì.

Ông vẫn đánh giá cao màn thể hiện của Tinh gia trong vai Vi Tiểu Bảo bất chấp nội dung hài nhảm. Kim Dung nhận xét: “Châu Tinh Trì rất có sức sáng tạo. Cậu ấy rất thông minh và biết cách phát huy khả năng của mình”.

Kim Dung thực ra không quá khắt khe với các phiên bản điện ảnh chuyển thể. Ông thường khuyến khích các nhà làm phim qua việc thu tiền bản quyền rất rẻ.

Xem thêm  Nền công nghiệp hộp đêm ở Hàn Quốc: Đen tối nhưng ai cũng muốn lao vào, "gái gọi" dưới tuổi vị thành niên thành “hàng hóa” đem rao bán

Với bản Tiếu ngạo giang hồ năm 2001, Kim Dung đã bán bản quyền cho Trương Kỷ Trung với số tiền chỉ vỏn vẹn 1 NDT (hơn 3000 đồng).

Với phim Anh hùng xạ điêu, ông từng nhận tiền theo giá thị trường là 700 nghìn NDT (hơn 2 tỷ đồng). Nhưng sau khi phim lên sóng, cảm thấy chuyển thể phù hợp với nguyên tác nên Kim Dung đã chuyển 100 nghìn NDT (hơn 300 triệu đồng) trả lại nhà sản xuất.

Từ hai câu chuyện nhỏ kể trên có thể thấy Kim Dung vô cùng rộng rãi với các nhà làm phim trong vấn đề phí tác quyền.

Tuy vậy, vào năm 2004 Kim Dung từng nhận số tiền 60.000 HKD (hơn 178 triệu đồng) từ Châu Tinh Trì làm phí tác quyền cho phim Tuyệt đỉnh kungfu dù bộ phim này hoàn toàn không chuyển thể từ truyện của ông.

Nguồn gốc của lần thu tiền bản quyền kỳ lạ này là từ lòng ngưỡng mộ và kính trọng của Châu Tinh Trì với Kim Dung.

Trong quá trình quay Tuyệt đỉnh kungfu, Châu Tinh Trì đã tìm đến Kim Dung để thỉnh giáo ông và đề nghị trả tiền bản quyền cho một số từ ngữ anh dùng trong phim như Tiểu Long Nữ, Dương Quá, Thần điêu hiệp lữ, Sư tử hống, Cáp mô công, Thái cực quyền.

Các món võ công trong Tuyệt đỉnh kungfu chịu ảnh hưởng lớn từ tiểu thuyết Kim Dung.

Qua đó có thể thấy, các tác phẩm của Kim Dung tạo ra ảnh hưởng lớn đến mức các nhân vật và các bộ võ công trong truyện của ông dường như đã trở thành một phần của văn hóa đại chúng nói chung và văn hóa võ hiệp nói riêng.

Thế nhưng từ trước đến nay, chưa từng có ai nghĩ đến việc trả Kim Dung phí tác quyền khi nhắc đến những từ ngữ đã quá phổ biến này.

Xem thêm  Thấy chồng mới liên tục gọi con gái riêng lên lầu, người mẹ âm thầm đi theo và chết lặng khi chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng

Cuối cùng, trước vẻ khăng khăng của Châu Tinh Trì, Kim Dung đã đồng ý nhận 60.000 HKD tương đương với 6 từ liên quan đến truyện Kim Dung mà Tinh gia sử dụng trong Tuyệt đỉnh kungfu.

Sau đó, nhà văn huyền thoại đã dùng toàn bộ số tiền kể trên để quyên góp cho quỹ từ thiện giúp đỡ các nạn nhân của trận sóng thần ở Ấn Độ Dương.

Kể từ sau lần gặp gỡ đó, mối quan hệ của Kim Dung và Châu Tinh Trì càng thêm sâu sắc. Kim Dung nể phục thái độ nghiêm túc trong công việc của Tinh gia.

Mỗi khi gặp trường hợp vi phạm bản quyền, Kim Dung lại nói về kỷ niệm với Châu Tinh Trì. “Ai cũng phải trả phí bản quyền, nếu không đó là hành động phạm pháp. Ở Hong Kong, có người sử dụng vài danh từ trong tiểu thuyết của tôi cũng phải trả phí”, ông kể lại.

Và ngược lại Châu Tinh Trì cũng tiếp tục chịu ảnh hưởng từ Kim Dung. Gần đây nhất là trong phim Mỹ Nhân Ngư, Châu Tinh Trì đã để Đặng Siêu và Lâm Duẫn hát ca khúc chủ đề trong phim Thần điêu đại hiệp bản năm 1983 – một trong những bản chuyển thể được Kim Dung yêu thích và đánh giá cao nhất.

Năm Kim Dung đại thọ 90 tuổi, Châu Tinh Trì đã tự tay viết bức thư pháp chúc mừng sinh nhật ông. “Trừng ác dương thiện, bảo vệ hòa bình thế giới, chúc Tra đại hiệp sinh nhật vui vẻ!”, Châu Tinh Trì đã thể hiện sự ngưỡng mộ của mình với tinh thần võ hiệp của Kim Dung như vậy.

Bức thư pháp Châu Tinh Trì viết tặng Kim Dung.

Theo Trí thức trẻ

Link gốc