Thứ ba, Tháng Một 14
Shadow

Chuyển trường cho con? Tình huống nào cũng cần thận trọng!

Một số học sinh liên tục đòi chuyển trường với lý do không thích thầy cô và gây sức ép với bố mẹ (không chịu học, buồn bã, bỏ ăn,…). Chuyện này cần nhận thức thế nào? Nếu việc chuyển trường có lý do chính từ gia đình thì cần chuẩn bị gì với con?

Bàn về tình huống con đòi chuyển trường vì không thích giáo viên   Việc chiều theo sở thích của con sẽ là động lực khuyến khích trẻ nghe lời, cho trẻ cảm giác được yêu thương. Tuy nhiên, cha mẹ nên lựa chọn sở thích nào chính đáng và cần thiết để chiều con. Nếu không có lý do chính đáng và hợp lý thì cha mẹ nên phân tích cho con hiểu. Việc chuyển trường liên tục không phải là việc tốt cho trẻ. Hơn nữa, lý do ghét cô giáo được cháu đưa ra không phải là lý do chính đáng. Nếu cứ tiếp tục như vậy, kết quả học tập của cháu sẽ càng thấp hơn.   Hãy nói cho trẻ biết rằng việc chuyển trường không phải là việc nhỏ, yêu hay ghét cô giáo là do cách nhìn tích cực hay tiêu cực của trẻ mà thôi. Quan trọng là thái độ sống tích cực, nhìn nhận mọi thứ theo chiều tích cực. Cho đi thái độ tốt thì sẽ nhận lại điều tương tự. Hãy ổn định môi trường học để có kết quả học tập tốt hơn. ThS. Nguyễn Thị Ngọc (Đại học KH-XH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội)   Nếu việc chuyển trường cho con có lý do chính đáng từ gia đình thì sao?

Không chỉ trẻ mà chính bạn cũng gặp khó khăn khi thay đổi nơi ở, công việc mới. Nhưng bạn phải giúp trẻ trước, trấn an trẻ có thể là cách để trấn an chính bạn.

Tiến sĩ Laurie Hollman là nhà phân tích tâm lý học và tác giả của “Tiết lộ sự thông minh của cha mẹ: Tìm kiếm ý nghĩa trong hành vi của con”. Bà đã chia sẻ một số lời khuyên dành cho phụ huynh có con chuẩn bị chuyển trường trên Huffington Post ngày 30/8/2016.

Xem thêm  Đây là thứ bố mẹ nhất định phải để xa khỏi tầm tay khi chơi với con

chuyển trường

5-loi-khuyen-cho-cha-me-khi-con-chuyen-truong

Tiến sĩ Laurie Hollman, tác giả cuốn “Tiết lộ sự thông minh của cha mẹ: Tìm kiếm ý nghĩa trong hành vi của con” đã chia sẻ một số lời khuyên dành cho phụ huynh có con chuẩn bị chuyển trường. Ảnh: Huffington Post. 

1. Nếu con đang chuẩn bị bước vào mẫu giáo, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông ở quanh khu nhà bạn, bạn có thể chắc chắn chúng biết một vài người cũng sẽ học ở đó. Hãy hỏi trẻ xem chúng có muốn mời bạn bè đến thăm nhà. Nếu trẻ đang ở tuổi thiếu niên, bạn có thể gợi ý trẻ nhắn tin. Hãy giúp trẻ làm quen với bạn học ở trường mới.

2. Đến thăm trường. Cho dù trẻ bao nhiêu tuổi hay dày dặn thế nào, việc tới xem môi trường mới trước luôn luôn hữu ích. Trẻ có thể đi dạo quanh hội trường hay gặp giáo viên, hay tham quan căng tin. Điều này giúp chúng cảm thấy quen thuộc để từ đó vượt qua nỗi lo sợ chuyển trường.

3. Tuy nhiên, nếu con bạn phải chuyển trường do theo gia đình đến sống ở nơi khác, đây sẽ là thức thách lớn hơn, nhưng đừng coi đó là sự khủng khiếp. Gia đình cần cố gắng chuyển chỗ ở trước khi năm học mới bắt đầu để trẻ có thể làm quen với hàng xóm và trường học mới. Hãy nhắc con rằng học sinh ở tất cả trường đều rất đa dạng, có bạn thông minh hơn, có bạn hoạt bát hơn… giống như trường học cũ của con.

Bạn nên trấn an trẻ rằng có thể mọi thứ không chắc chắn như vậy ngay tại thời điểm này nhưng trẻ sẽ tìm thấy chỗ thích hợp cho mình và cảm giác thuộc về nơi đó. Trở thành một đứa trẻ “mới” có nghĩa là những người khác muốn biết về con, vì vậy con có thể tìm được những người bạn phù hợp mà không phải thay đổi tất cả mọi thứ của mình.

Xem thêm  Lời tâm sự xúc động từ mẹ em bé ung thư não trong bộ ảnh "24h của Tom": Mình không được than vãn, vì thiệt thòi là con...

4. Thật khó để trẻ em tin rằng ngôi trường mới là cơ hội để bộc lộ bản thân theo những cách mới mà trẻ mong muốn. Bạn cần giúp cho con hiểu khi chuyển đến chỗ ở mới, con có thể tiếp tục là chính mình và có thêm cả cơ hội để tự đổi mới bản thân. Con có thể thử những cái mới, mặc đồ mới, trở thành người thẳng thắng hơn trước. Thách thức rất nhiều nhưng cũng mang đến triển vọng mới.

5. Hãy nhớ lắng nghe cẩn thận những lo lắng của con để bạn có thể nhanh chóng dập tắt điều bất hợp lý và giúp chúng suy nghĩ về cách quản lý điều thực tế. Việc lắng nghe đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ trước khi mang đến cho trẻ sự bảo đảm và giải pháp dễ dàng.

Bạn cần trở thành một tấm chắn ấm, cho phép nước mắt rơi, thảo luận về việc nhớ những người bạn trẻ đã chia tay và cách trẻ có thể giữ liên lạc với chúng. Đừng bỏ qua những mối quan tâm của con và hãy xem xét chúng một cách nghiêm túc như trẻ. Như vậy, trẻ sẽ biết được rằng mình có thể tiếp tục tâm sự với cha mẹ khi những tuần học đầu tiên bắt đầu.

Không chỉ trẻ mà chính bạn cũng gặp khó khăn khi thay đổi nơi ở, công việc mới, khi cảm thấy nhớ những người bạn và hàng xóm cũ. Nhưng bạn phải giúp trẻ trước. Trấn an trẻ có thể là một cách để trấn an chính bạn. Khi con thấy bạn giải quyết những vấn đề của bạn một cách lạc quan, chúng sẽ “hấp thụ” sự lạc quan đó, tin tưởng vào bạn và chính mình.

Theo BigSchool, Quỳnh Linh (theo Huffington Post)