Thứ tư, Tháng Một 15
Shadow

Cổ nhân truyền lại 10 điều kiêng kỵ, tránh được có thể hưởng lợi cả đời!

kiêng kị

Có những điều nên tránh, ai cũng biết nhưng làm được lại là cả một vấn đề. Dẫu vậy, vì những lợi ích mà nó đem lại, mỗi chúng ta hãy cố gắng nhiều nhất có thể.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, mọi yếu tố liên quan đến cuộc sống của con người cũng trở nên thay đổi với tốc độ quá nhanh. Đối diện những hoàn cảnh phức tạp, nhiều người trong chúng ta không nén được tiếng thở dài.

Cổ nhân từng nói: Vật cập bất phản – ý chỉ ra rằng, mọi việc trên đời, vội quá, cập rập quá sẽ chỉ thu được kết quả trái với mong muốn của bản thân. Trong quá trình xử trí mọi việc trong cuộc sống hằng ngày, tất cả chúng ta đều nên chú ý đến chữ “độ” (điều độ).

Dưới đây là 10 điều kiêng kỵ được cổ nhân truyền lại, có thể giúp chúng ta trong việc hoàn thiện bản thân.

1. Đại hỷ thất ngôn (Vì vui quá mà lỡ lời)

Nói nhiều ắt có lúc lỡ lời, đặc biệt là khi quá vui, vì muốn được chia sẻ mà chúng ta muốn nói với thật nhiều người, để thật nhiều người biết về niềm vui của mình.

Tuy nhiên, cần hết sức chú ý, trong lòng có thể hân hoan nhưng lời nói cần phải thận trọng, duy trì được trạng thái bình tĩnh là tốt nhất.

kiêng kị

Tranh minh họa.

2. Đại nộ thất lễ (Vì bực tức quá mà mất kiểm soát, đi quá giới hạn)

Bực tức xuất phát từ tâm mà ra, nếu không kiểm soát, bước tiếp theo có thể xảy ra chính là việc “động tay động chân”, bất chấp lễ tiết, chuẩn mực. 

Xem thêm  Tiếc nuối cả đời của Khổng Minh và 3 bài học về nghệ thuật lãnh đạo đỉnh cao từ Tam Quốc

Để tránh không cho điều này xảy ra, cách tốt nhất là giải quyết tận gốc vấn đề, khống chế sự nóng nảy trong tâm ngay từ khi nó vừa manh nha.

3. Đại kinh dị thất thái (Kinh sợ quá sẽ dễ mất đi thần thái)

Người bình thường gặp chuyện kinh động mà vẫn giữ nguyên được sắc mặt, trạng thái bình thường không phải điều dễ thực hiện. Như khi xưa Lưu Bị – Tào Tháo luận anh hùng trong thiên hạ, Lưu Bị vì kinh ngạc mà đánh rơi đũa trên tay, nói chi đến người thường.

Song nếu có thể bình tĩnh trước mọi tình huống, bạn sẽ làm chủ được mọi chuyện và như thế, thua thiệt có thể sẽ giảm đi rất nhiều. Đây là bản lĩnh mà chúng ta phải tu rèn mới có được.

4. Đại ai dị thất nhan (Vì quá đau buồn mà dẫn đến giày vò bản thân)

Đối diện với những chuyện buồn đau, thương cảm, sau khi đã xả hết khổ não trong tâm, hãy nhanh chóng, kịp thời điều chỉnh lại bản thân và nhìn thẳng về phía trước, đừng để những cảm xúc tiêu cực điều khiển, giày vò bản thân.

kiêng kị

Tranh minh họa.

5. Đại lạc dị thất sát (Vui quá mà mất cảnh giác)

Con người lúc vui thường dễ cảm thấy tất cả đều tốt đẹp, khả năng phân biệt, đánh giá sẽ giảm đi rất nhiều, tư duy logic bị ảnh hưởng cuối cùng dẫn đến mất cảnh giác trước mọi việc.

6. Đại cụ dị thất tiết (Quá hoảng sợ dễ đánh mất nguyên tắc và giới hạn)

Với những người dễ nhụt chí, ý chí không kiên định, khi đứng trước nỗi sợ hãi hoặc cám dỗ, họ dễ đánh mất nguyên tắc và giới hạn của bản thân. Những lúc như thế, một dũng sĩ chân chính sẽ ngẩng cao đầu, kiên định và kiên trì đối mặt với hoàn cảnh đến cùng.

Xem thêm  “Kiếp sau con không muốn làm con của mẹ nữa” - dòng nhật ký xót xa của một bé gái và câu chuyện buồn đằng sau

7. Đại tư dị thất ái (Tính toán quá dễ đánh mất tình yêu)

Đừng quá tính toán, cũng không nên vì một vấn đề mà so đo, hãy cứ cho đi, rồi bạn sẽ nhận lại được tình yêu chân chính.

8. Đại túy dị thất đức (Say quá sẽ đánh mất đạo đức, nhân cách)

Rượu, uống ít còn vui, uống nhiều, say sỉn sẽ dẫn đến những điều khó lường. Khi say, con người ta trở nên mất kiểm soát, nói năng thiếu suy nghĩ kèm theo những hành động dễ dàng phá hủy bản chất cũng như nhân cánh của con người.

kiêng kị

Tranh minh họa.

9. Đại thoại dị thất tín (Khoa trương quá dễ đánh mất chữ tín)

Không tùy tiện hứu suông, hứa được phải làm được, nhất ngôn cửu đỉnh, một lời nói ra phải chắc chắn như đinh đóng cột, nếu không, bạn sẽ khó có thể gây ấn tượng tốt với người khác vì thói thất tín của mình.

10. Đại dục dị mất mạng (Ham muốn quá nhiều dễ dẫn đến mất mạng)

“Người chết vì tham tài, chim chết vì tham ăn” – câu nói này của cổ nhân, ngàn đời nay vẫn đúng. Có những người vì dục vọng vô độ mà mất mạng lúc nào không hay. 

Phúc báo đều là do con người tu dưỡng mà thành chứ không phải tranh đoạt mà có được. Chỉ có lặng lẽ lao động, bỏ công sức chính đáng ra, bạn mới mong có được trái ngọt trong cuộc đời.

Nguyễn Nhung – Trí thức trẻ/ Soha

Link gốc