Thứ hai, Tháng Một 13
Shadow

Dàn lãnh đạo Công ty dược Pharma nhập thuốc chữa ung thư giả

Nhập hơn 9.000 hộp thuốc trị ung thư giả để đưa vào các bệnh viện ở Việt Nam, hàng loạt giám đốc công ty dược bị truy tố.

Ngày 21/8, TAND TP HCM xét xử Nguyễn Minh Hùng (nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần VN Pharma); Nguyễn Trí Nhật; Ngô Anh Quốc (cùng là nguyên phó giám đốc VN Pharma) về các tội Buôn lậu và Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức.

Liên quan vụ án, Phạm Anh Kiệt (Tổng giám đốc công ty Dược Sapharco), Võ Mạnh Cường (Giám đốc công ty TNHH Thương mại hàng hải quốc tế H&C) và 4 bị cáo khác nguyên là cán bộ Công ty VN Pharma cũng bị cáo buộc cùng tội danh.

lãnh đạo, công ty dược Pharma, thuốc chữa ung thư giả, ung thư, vn pharma

Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Hải Duyên.

Kết quả điều tra xác định, năm 2013-2014, Hùng đặt Cường mua thuốc tân dược của Công ty Helix Pharmaceuticals Canada sản xuất để cung cấp cho các bệnh viện ở Việt Nam. Trong đó có 9.300 hộp thuốc H – Capita 500mg Caplet để chữa bệnh ung thư.

Do không có hồ sơ kỹ thuật, tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm thuốc để nộp cho Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) thẩm định theo quy định, Hùng chỉ đạo nhân viên làm hồ sơ kỹ thuật thuốc H – Capita 500 mg giả. Hồ sơ gồm các giấy tờ được đóng dấu hợp pháp hóa lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada… để hợp thức hóa tiêu chuẩn và chất lượng loại thuốc này.

Xem thêm  4 nhóm người có tỉ lệ bị ung thư dạ dày cao: Bác sĩ khuyên nên nhớ 4 dấu hiệu cảnh báo này

Ngoài ra, các nhân viên của VN Pharma còn làm giả các chứng từ, thủ tục thanh toán để được Bộ Y tế cấp giấy phép nhập khẩu lô thuốc này.

Sau khi được Cục Quản lý dược đồng ý, tháng 4/2014, Công ty VN Pharma mở tờ khai hải quan nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H – Capita 500 mg trị giá hơn 250.000 USD (khoảng hơn 5,3 tỷ đồng).

Nghi ngờ nguồn gốc thuốc, Cục Quản lý dược thanh tra công ty VN Pharma, kiểm tra lô hàng. Kết quả mẫu giám định của Bộ Y tế cho thấy, lô thuốc nhập khẩu này chứa 97% hoạt chất capecitabine – là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người.

Bộ Y tế yêu cầu Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường giải trình, đồng thời niêm phong không cho bán ra thị trường. Tuy nhiên, Cường khai không biết lô thuốc được sản xuất ở đâu dù là người đặt mua.

lãnh đạo, công ty dược Pharma, thuốc chữa ung thư giả, ung thư, vn pharma

Cảnh sát khám xét Công ty dược VN Pharma năm 2014. Ảnh: Quốc Thắng.

Lô thuốc được dán tem từ Ấn Độ chuyển qua Singapore sau đó nhập khẩu về Việt Nam. Nhưng khi nhà chức trách xác minh mã vạch lại không có thông tin bất kỳ quốc gia nào, các giấy chứng nhận chất lượng đều là giả, cũng không có công ty nào đăng ký kinh doanh như hồ sơ VN Pharma nộp cho Cục quản lý dược.

Ngoài ra, ông Hùng còn chỉ đạo chỉnh sửa nhiều bộ hồ sơ thuốc khác, làm giả con dấu và chữ ký của giám đốc, nhân viên Công ty Helix Canada đồng ý cho VN Pharma đăng ký lưu hành thuốc. Làm giả hợp đồng mua bán một số lô thuốc với các công ty.

Xem thêm  Mỗi năm chi 2 tỷ trợ cấp, mua nhà mới cạnh nơi ở cũ tiện chăm con, Bằng Kiều giàu cỡ nào?

Theo cơ quan điều tra, phó giám đốc Quốc đã chỉ đạo nhân viên bán hàng chi hoa hồng cho các bác sĩ để họ kê đơn cho bệnh nhân dùng thuốc do VN Pharma cung cấp. Ông này nộp cho cảnh sát tài liệu và khai nhận, để có tiền chi cho việc đấu thầu thuốc vào bệnh viện và chi các bác sĩ, Nguyễn Minh Hùng chỉ đạo nâng khống giá thuốc trên các hợp đồng nhập khẩu.

Đối với Tổng giám đốc công ty Dược Sapharco Phạm Anh Kiệt, nhà chức trách cáo buộc ông ta đã dùng con dấu, chữ ký giám đốc của hai công ty nước ngoài đưa cho Tổng giám đốc VN Pharma làm giả hồ sơ, hợp đồng nhập khẩu thuốc.

Trước đó, TAND TP HCM nhiều lần mở phiên xét xử vụ án nhưng sau đó phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Phiên tòa lần này dự kiến kéo dài đến ngày 28/8.

Công ty VN Pharma được thành lập vào năm 2011, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và tham gia thị trường phân phối dược phẩm chuyên nghiệp tại Việt Nam. Vài năm trước, công ty này có tốc độ phát triển khá nhanh trong khi thị trường phân phối thuốc khá cạnh tranh.

Theo VnExpress