Thứ năm, Tháng mười một 21
Shadow

Dành 1 năm rưỡi để hoạch định chiến lược tồn tại trong dài hạn, Aeon quyết định bạo chi 4,4 tỷ USD cho thương mại điện tử

Sau khi nghiên cứu kỹ chiến lược làm sao để sống sót trong dài hạn, tập đoàn Aeon của Nhật Bản đã chính thức công bố quyết định của mình.

hoạch định chiến lược, aeon, nikkei

Theo thông tin từ tờ Nikkei, nhà bán lẻ số 1 Nhật Bản Aeon vừa tuyên bố họ sẽ chi 500 tỷ yên (tương đương 4,4 tỷ USD) trong vòng 3 năm tới để điều chỉnh sang lĩnh vực bán lẻ trực tuyến. Số tiền này tương đương với 150% tổng lượng tiền trong các khoản đầu tư trực tuyến của Aeon.

Aeon đang gặp khó khăn trong việc bắt kịp xu hướng chuyển đổi nhanh chóng của ngành bán lẻ, nhất là việc mở rộng sang mua sắm trực tuyến.

Những nhà bán lẻ lớn trên thế giới cũng có động thái tương tự. Như một phần trong kế hoạch, Wal-mart Stores – hãng bán lẻ lớn nhất thế giới đã quyết định bỏ từ “Stores” khỏi tên của họ.

Theo số liệu của Nikkei, trong năm qua, những cửa hàng nhỏ lẻ mở trong các trung tâm mua sắm của Nhật Bản đã giảm 30%. Tỷ lệ các cửa hàng bị đóng cửa cũng lớn hơn số lượng mở ra. Bản thân các trung tâm thương mại thì gặp khó trong việc tìm đối tác lấp chỗ trống.

Aeon đã dành 1,5 năm để vẽ ra chiến lược mới – nhắm tới việc đảm bảo cho việc sinh tồn trong dài hạn của tập đoàn. Kế hoạch mới sẽ có hiệu lực cho tới năm tài chính 2020.

Xem thêm  Vingroup thâu tóm thành công chuỗi siêu thị Fivimart

“Chúng tôi sẽ chi nhiều hơn cho các mảng khác ngoài cửa hàng vật lý”, chủ tịch Aeon Motoya Okada nói.

Khoản đầu tư khổng lồ của Aeon vào công nghệ, dịch vụ và trang thiết bị để nâng cao năng lực bán lẻ trực tuyến phản ánh những thách thức mà công ty này và những hãng bán lẻ truyền thống khác đang phải đối mặt.

Công ty này cũng lên kế hoạch nâng gấp đôi số tiền đầu tư của họ để thúc đẩy hoạt động kinh doanh trực tuyến bắt đầu tư năm tài chính 2021.

Trong suốt buổi họp báo công bố kế hoạch, chủ tịch Okada nói rằng những nhà bán lẻ tryền thống có thể học hỏi nhiều từ Amazon.

Ông nói rằng “giá thấp” và khả năng “áp đảo các cửa hàng tiện lợi” là lợi thế cạnh tranh chủ chốt của bán lẻ trực tuyến. “Chúng tôi cần đuổi kịp những gì họ đang làm”.

Một phần trong kế hoạch này, Aeon sẽ cho ra mắt trung tâm mua sắm internet mới. Họ sẽ giới thiệu một hệ thống đăng ký tài khoản đơn giản cho những cửa hàng hiện tại và sử dụng trí thông minh nhân tạo để phân tích xu hướng doanh thu.

Tuy nhiên công ty không đề cập tới việc thu hẹp hoạt động bán lẻ vật lý hiện tại. Trên thực tế, họ còn lên kế hoạch mở rộng các siêu thị và trung tâm mua sắm.

Xem thêm  Tổng giám đốc cây xăng Nhật đội mưa nhiều giờ cúi gập người chào khách

Các cửa hàng vật lý vẫn có thể “cung cấp trải nghiệm mà khách hàng không thể có được khi mua sắm trực tuyến”.

Bên cạnh đó, Aeon cũng thêm vào nhiều tính năng cho các cửa hàng nhằm giúp khách hàng có thể tăng thời gian mua sắm tại đây. Ví dụ một trung tâm thương mại tại Meguro, Tokyo có thêm cửa hàng sách bán cà phê – nơi khách hàng vừa có thể đọc tạp chí, ăn bánh với một chỗ ngồi khoải mái.

Nếu như trước đây các hãng bán lẻ truyền thống xem những tiện nghi như kể trên là “chỗ chết” bởi chúng không tạo ra doanh thu. Thì hiện nay suy nghĩ này đã thay đổi bởi các cửa hàng thấy được giá trị của việc tạo ra những khu vực thuận tiện để khuyến khích khách hàng ở lại.

Bản thân Aeon cũng lên kế hoạch mở một dạng siêu thị mới với diện tích sàn khoảng 3.000 m2 – nhỏ hơn nhiều so với hầu hết các cửa hàng tương tự.

Cuối cùng, họ cũng lên kế hoạch tăng doanh thu tại những cửa hàng giảm giá lên 1 nghìn tỷ yen – tăng từ mức 400 tỷ yen hiện tại.

Theo Tri thức trẻ