Danh y đại sư Trung Quốc đã chia sẻ 7 bí quyết chăm sóc sức khoẻ và làn da, “vũ khí” giúp ông sống thọ hơn 80 tuổi nhưng vẫn hồng hào khoẻ mạnh, đi làm bình thường như thời trẻ.
Quốc y Đại sư, Giáo sư da liễu Huyên Quốc Duy, chuyên gia khoa Da liễu, Bệnh viện Trung y tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, được mệnh danh là “người có bàn tay thánh về da liễu” nổi tiếng ở quốc gia này.
Dù đã hơn 80 tuổi, trông ông vẫn khỏe mạnh, hồng hào, săn chắc và tràn đầy năng lượng. Để chia sẻ với cộng đồng những kinh nghiệm chăm sóc da quý giá của mình, đây là những điều ông muốn nhắn gửi.
1. Nước sạch chính là “sản phẩm dưỡng da” tốt nhất
Chăm sóc da quan trọng nhất là phải tự nhiên, đây là nguyên tắc đầu tiên về cách chăm sóc và bảo trì làn da mà giáo sư Duy áp dụng.
Trong quan niệm của giáo sư Duy, nước sạch, thậm chí là nước ở vòi chính là thứ mỹ phẩm tốt nhất. Khi thời tiết nóng ẩm, da mặt sẽ tiết ra rất nhiều dầu, vì vậy nên chú ý rửa mặt nhanh chóng, cẩn thận.
Sau khi ngủ trưa dậy, mồ hôi trên mặt sẽ nhiều hơn, có chứa chất dầu, vì thế bạn cũng nên rửa qua một chút. Nếu vừa đi ra ngoài về, mặt phải hứng chịu nhiều bụi trần, không khí ô nhiễm trên đường, thì càng nên sửa mặt nhanh với nước sạch, sau đó có thể dùng chút xà phòng thơm hoặc sữa rửa mặt để rửa kỹ hơn.
2. Hãy đi ngủ trước 23 giờ
Từ 23 giờ đến 3 giờ sáng là thời gian tuyệt vời nhất để cơ thể tái tạo vẻ đẹp. Mỗi ngày, giáo sư Duy thường đi ngủ trước 23h. Trong quan niệm của ông, luôn luôn nhấn mạnh tác dụng của việc ngủ sớm, dậy sớm, ngủ đủ giấc, kết hợp với cuộc sống sinh hoạt điều độ, lành mạnh, điều này sẽ giúp ông trẻ đẹp một cách tự nhiên.
Từ 23 giờ sáng đến 3 giờ sáng, là khoảng thời gian tuyệt vời nhất để cơ thể dành cho việc tái tạo vẻ đẹp, và nó cũng là khoảng thời gian mà gan và túi mật đang chạy hết công suất.
Nếu hai cơ quan này không được nghỉ ngơi đầy đủ, chúng sẽ tác động trực tiếp trên da, từ đó xuất hiện dấu hiệu thô ráp, sắc mặt chuyển màu vàng, nhiều nám đen và mụn trứng cá trên khuôn mặt.
Nguyên tắc ngủ sớm và thức dậy sớm, ngủ đủ khoảng 6h/ngày đã giúp cho giáo sư Duy duy trì được trạng thái tinh thần tốt, ngay cả khi ở lứa tuổi qua 80 mà ông vẫn có thể tiếp tục làm việc tại phòng khám – điều mà nhiều người trẻ hơn ông không thể làm được.
3. Ăn món canh sa sâm ngọc trúc da lợn: Sạch tim nhuận phổi, điều hòa dạ dày, dưỡng da
Giáo sư Duy đã tìm tòi và duy trì một món ăn bổ dưỡng mà bản thân ông luôn muốn giới thiệu nó cho mọi người. Món canh hầm gồm sa sâm, ngọc trúc và da lợn (bì heo). Món ăn này có lịch sử lâu đời được ông tham khảo từ cuốn sách “Thương Hàn luận”, có tác dụng thanh lọc các chất cặn bã trong tim, làm nhuận phổi, điều hòa, cân bằng dạ dày và làm đẹp da.
Cách làm: Chuẩn bị nguyên liệu cho một lần nấu gồm 20g sa sâm, 20g ngọc trúc, 15g mạch môn, 10g trần bì, 60g da lợn, 1 lít nước lọc tinh khiết. (tham khảo hình ảnh nguyên liệu ở cuối bài).
Luộc da lợn trong khoảng 30 phút, sau đó thêm các nguyên liệu trên vào, nấu thêm cho đến khi còn khoảng 300ml nước thì thêm gia vị vào cho vừa khẩu vị là có thể sử dụng.
Món ăn này vừa có tác dụng thanh lọc, vừa bổ dưỡng, nhưng lại không bị béo (ngấy). Rất thích hợp cho những người có làn da khô, không trơn bóng.
4. Kiên trì thói quen uống nước: Sáng 1 cốc, tối nửa cốc
Giáo sư Duy rất chú ý tới việc uống nước, thông thường, ông sẽ uống một cốc nước ngay sau khi ngủ dậy, sau đó vận động thể dục thể thao một chút rồi mới đi chuẩn bị đồ ăn sáng.
Bởi vì nước lọc có thể giúp làm sạch đường ruột, thúc đẩy các hoạt động của dạ dày và đường ruột một cách mạnh mẽ, từ đó có tác dụng tăng cường tiêu hóa hiệu quả.
Buổi tối trước khi đi ngủ, cũng nên uống khoảng nửa cốc nước để làm ẩm các cơ quan liên quan, bổ sung phần nước sẽ bị thất thoát trong thời gian ngủ. Đặc biệt là những người có tiền sử mắc các bệnh nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim, uống nước trước khi đi ngủ có thể ngăn ngừa tái phát bệnh do thiếu nước.
5. Bấm huyệt Túc tam lý và Nội quan trước khi ngủ
Thường xuyên bấm các huyệt vị cũng là cách dưỡng sinh quan trọng, đồng thời cũng là một cách để “tập thể dục”. Giáo sư Duy nhấn mạnh, ông thường xoa bóp và bấm huyệt trước khi ngủ, chú ý bấm huyệt túc tam lý, huyệt nội quan và một số huyệt khác (xem hình ảnh huyệt vị ở cuối bài).
Các huyệt vị này có tác dụng điều hòa hoạt động của lá lách và dạ dày, bổ trung ích khí, đồng thời có thể giúp cho nhịp tim hoạt động ổn định, an thận, lý khí và giảm đau.
6. Mỗi ngày đi bộ chậm khoảng 30 phút đến 1 giờ
Bản thân giáo sư Duy luôn duy trì việc đi bộ hàng ngày vào buổi sáng và đi dạo thêm vào buổi tối.
Buổi sáng trước khi đi làm, ông sẽ tranh thủ đi bộ nhanh đến bến xe buýt. Buổi tối thì tranh thủ thời gian để đi bộ chậm xung quanh nhà. Xin lưu ý là đi bộ chậm sau bữa ăn, tức là sau khi ăn khoảng 30 phút là bắt đầu đi dạo một cách thư thái, không phải đi nhanh.
Trong trường hợp thời tiết mưa gió không thuận lợi, ông vẫn kiên trì đi lòng vòng trong nhà khoảng 30 phút.
7. Luôn duy trì thái độ an yên tự tại, tính cách ôn hòa, luôn đối xử với mọi người một cách vui vẻ
Giáo sư Duy quan niệm rằng, tuổi thọ của con người có thể đạt tới là rất cao. Chính vì vậy, ông luôn muốn bản thân mình sống dĩ hòa vi quý, tính cách tùy nhã, ôn hòa, đối nhân xử thế vui vẻ.
Ngoài ra, làm người thì ai cũng nên biết thêm về việc đặt cho mình một mục tiêu cao cả hơn, nhìn xa trông rộng, sống thực tế như chân đạp đất, nhưng trong lòng phải biết thấu hiểu mọi chuyện, ơn nghĩa với đời, học cách biết trân quý cuộc sống, duy trì thái độ tích cực và luôn nhìn về phía trước.
Các hình ảnh tham khảo để nhận biết:
Sa sâm tươi chưa thái lát (vị thuốc Đông y)
Ngọc trúc
Mạch môn
Huyệt Túc tam lý
Huyệt nội quan
*Theo Health/HQ
Theo Trí Thức Trẻ