Thứ sáu, Tháng Một 17
Shadow

Đạt điểm A cũng không quan trọng bằng việc thành thạo kỹ năng này, vậy nên cha mẹ bắt đầu rèn cho con ngay đi, đừng chỉ chăm chăm vào thành tích ở trường nữa

kỹ năng

Các kỹ năng xã hội được rèn luyện và phát triển ngay từ khi học mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phát triển tương lai của con trẻ, thế nhưng không phải cha mẹ nào cũng chú trọng tới.

Xem thêm  Trước 12 tuổi, cha mẹ nhất định phải nói với con 8 câu đáng giá này, trẻ sẽ sớm thành công và hạnh phúc

Các bậc cha mẹ khi gặp gỡ và trò chuyện cùng nhau chắc chắn không thể bỏ qua một chủ đề là so sánh thành tích của các con với nhau: “Dạo này con chị thế nào rồi? Con trai chị đã biết đếm đến 100 chưa? Con gái chị đã đọc được đến 100 cuốn sách chưa? Con tôi làm được rồi đấy!”.

Chúng ta không thể phủ nhận được việc giáo dục từ sớm là nền tảng thiết yếu đối với con trẻ. Thế nhưng, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trên thực tế, “các kỹ năng mềm – kỹ năng xã hội” còn quan trọng hơn cả “các kỹ năng cứng”, và đó mới chính là những gì mà trẻ nên được học ngay từ lúc còn ở trường mầm non.

Tại sao các kỹ năng xã hội lại quan trọng đối với trẻ?

Việc học các kỹ năng xã hội sẽ giúp các bé lớn lên trở thành những người có trách nhiệm. Các nghiên cứu cho thấy các kỹ năng xã hội được học từ khi còn ở trưởng mầm non liên quan mật thiết tới thành công của trẻ khi chúng 25 tuổi.

Dù đọc được bao nhiêu cuốn sách, tính toán tốt ra sao hay được sinh ra trong gia đình giàu có thế nào đi nữa, miễn là các bé thể hiện được khả năng nói và kết bạn, chúng chắc chắn sẽ có thể tốt nghiệp và tìm được công việc tốt hơn so với những đứa trẻ thiếu các kỹ năng xã hội.

Vì thế, một việc quan trọng mà cha mẹ nên làm là chọn cho con một trường mầm non mà khuyến khích con trẻ chơi đùa và có các tương tác xã hội với bạn bè, bởi chúng sẽ góp phần quan trọng vào thành công của các bé trong tương lai.

5 ý tưởng để khuyến khích phát triển các kỹ năng xã hội ở trẻ

1. Chơi với bạn bè thật vui vẻ và hòa hợp

Chơi đùa là một cách giúp trẻ học cách giải quyết vấn đề, thương lượng, biết sẻ chia, cũng như thử nghiệm những ý tưởng của bản thân. Việc đơn giản bạn cần làm chỉ là lên lịch cho bé đi chơi hoặc cho trẻ thời gian để chơi với bạn bè của chúng. Hãy đưa chúng đến những sân chơi, khu vui chơi công cộng – nơi chúng có thể kết bạn mới, nhưng thay vì chỉ dẫn, hãy dõi theo từ phía sau và để các bé tự khám phá theo cách của mình.

2. Giải quyết vấn đề

Hẳn cha mẹ nào cũng đều muốn thay con giải quyết hết những vấn đề mà chúng gặp phải, thế nhưng hãy để con học cách tự giải quyết vấn. Lần tới khi con bạn gặp rắc rối, hãy yêu cầu bé mô tả lại những việc đã xảy ra và nghĩ về những giải pháp để giải quyết vấn đề đó.

kỹ năng

Bạn có thể hỏi các câu hỏi như “Việc gì đã xảy ra vậy con?” hay “Con nghĩ con có thể làm gì?”… Những câu hỏi như thế sẽ dạy trẻ tầm quan trọng của việc cố gắng đứng lên sau thất bại, cách đánh giá tình huống, cách cải thiện bản thân cũng như cách để tiếp tục tiến lên phía trước sau khi gặp rắc rối.

3. Hiểu được các cung bậc cảm xúc

Nếu con bạn có thể hiểu được cảm xúc của người khác, sự thấu cảm ấy sẽ giúp bé kết nối với người khác dễ dàng hơn. Hãy thử phát triển kỹ năng này bằng cách gọi ra những dấu hiệu cảm xúc như “Anh trai của con có vẻ buồn vì con giành đồ chơi của anh đấy” hay “Con và các bạn của con trông thật vui vẻ sau khi chiến thắng trò chơi này.

Những cuốn sách truyện sinh động cũng là một cách tuyệt vời để giúp trẻ học về các cảm xúc và sự xung đột với tư cách là người thứ ba đứng ngoài câu chuyện. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là để trẻ tương tác trực tiếp, mặt đối mặt với mọi người. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên tránh cho con tiếp xúc quá nhiều với smartphone hay iPad bởi chúng có thể ảnh hưởng xấu tới cách các bé đồng cảm với người khác.

4. Làm người có ích

Khi thấy con giúp đỡ người khác, hãy khen ngợi chúng vì việc làm tốt đó. Không chỉ vậy, cha mẹ nên thử yêu cầu con giúp làm những việc nhỏ trong nhà như mặc quần áo cho em, cất rau củ vào tủ lạnh, và sau đó hãy thể hiện rằng bạn đánh giá cao sự giúp đỡ của bé.

kỹ năng

Ngoài ra, hãy luôn cám ơn vì sự giúp đỡ của người khác và cho trẻ thấy tầm quan trọng của việc thể hiện sự biết ơn, ngay cả với nhân viên thu ngân trong cửa hàng hay những cô bác lao công trên đường. Và rồi con bạn sẽ tự động học theo những hành động tốt đẹp đó.

5. Học cách kiểm soát bản thân

Các bé sẽ thường cảm thấy khó khăn để có thể kiểm soát được cảm xúc và hành động của mình bởi vùng nào kiểm soát điều này sẽ không phát triển cho tới khi trẻ trưởng thành. Vậy nên hãy giúp chúng luyện tập kiểm soát bản thân qua các trò chơi như “Simon says”, “Freeze dance” hay “Musical chairs” để giúp trẻ thực hành quá trình bắt đầu và ngừng suy nghĩ cũng như học cách tránh để bản thân để cảm xúc chi phối và có những hành động bộc phát không đúng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho con chơi trò đóng vai. Hãy dựng nên một cảnh hay tình huống nào đó và cho con vào vai một nhân vật trong câu chuyện. Nhờ đó, các bé có thể tự do thực hiện các hành động theo ý nghĩ của mình nhưng vẫn phải sắp xếp mọi thứ theo thứ tự nhất định và học cách tuân theo các quy tắc. Bên cạnh đó, đo lúc này các bé đang đóng giả làm một người khác nên chúng sẽ thoát ra khỏi những suy nghĩ của bản thân và hình thành nên cách nhìn mới mẻ khác.

Rèn các kỹ năng xã hội chính là con đường để trẻ tiến xa hơn trong tương lai

Xã hội ngày nay đang phát triển với tốc độ nhanh đến chóng mặt và cha mẹ nào cũng đều muốn con mình đạt được điểm số cao nhất ở trường. Tuy nhiên, những kỹ năng xã hội mà trẻ được phát triển ngay từ khi còn nhỏ mới là yếu tố thực sự tạo ra nền tảng cho tương lai của các bé. Vậy nên, thay vì luôn ép con ngồi vào bạn học, hãy cho chúng thời gian chơi với mọi người, gắn kết với gia đình và tự do khám phá thế giới xung quanh.

Xem thêm  7 việc cha mẹ tuyệt đối không được dung túng cho con nếu muốn trẻ thành người

Theo Đinh Kim, Nhịp sống kinh tế, cafebiz

Link