Ai mà ngờ được một trong những bài phỏng vấn Steve Jobs sâu sắc nhất, dài nhất lại nằm trong cuốn tạp chí người lớn nổi tiếng này.
Ai cũng biết rằng tạp chí Playboy nổi tiếng với những cô gái xinh đẹp gợi cảm, chứ chẳng liên quan gì tới công nghệ cả. Nhưng vào tháng Hai năm 1985, tạp chí khiêu gợi nổi tiếng này lại là nơi đăng tải bài phỏng vấn mở ra nhiều điều chưa biết nhất về Steve Jobs – gã thiên tài, cha đẻ của chiếc iPhone.
Và để tưởng nhớ tới người sáng lập ra Playboy – ông Hugh Hefner, vừa qua đời ở tuổi 91 – chúng ta cùng xem lại bài phỏng vấn, có lẽ là một trong những bài phỏng sâu nhất mà Steve Jobs từng thực hiện. Nó diễn ra vào khoảng thời gian hỗn độn nhất trong sự nghiệp dài và không kém phần lẫy lừng của Jobs.
Bài phỏng vấn được thực hiện bởi David Sheff, một năm sau thành công lớn đầu tiên của Steve Jobs: ra mắt thành công chiếc máy Macintosh 128K – chiếc máy Mac đầu tiên trên thế giới. Hiển nhiên là Jobs có quyền tự hào về thành tựu ấy.
Dưới đây là một số đoạn trích đáng chú ý nhất trong bài phỏng vấn vẫn rất đáng đọc này:
Apple đối mặt với sự đổi mới như thế nào?
“Tôi nghĩ rằng chiếc máy Mac sẽ bán được vô số, nhưng chúng tôi chẳng tạo nên chiếc máy này cho ai khác cả. Chúng tôi tạo nên nó cho chính mình. Chúng tôi chính là nhóm người sẽ đánh giá nó có tốt hay không. Chúng tôi sẽ không ra hẳn thị trường và tiến hành nghiên cứu. Chúng tôi chỉ muốn tạo ra một thứ thiết bị tốt nhất mà mình có thể làm. Khi bạn là một người thợ mộc muốn làm ra một cái tủ đứng tuyệt đẹp, bạn sẽ chẳng dùng một miếng gỗ dán tồi để làm mặt sau của tủ, dù là mặt ấy được kê sát tường và sẽ chẳng ai nhìn thấy nó cả. Để có thể có được một đêm an giấc, vấn đề thẩm mỹ và chất lượng được đảm bảo”.
Steve Jobs đã xuất hiện trong cuốn Playboy này đây.
Nỗi đau khi không được tín nhiệm vào vị trí điều hành bộ phận Lisa:
“Sau khi dựng lên được khung sườn làm việc để tạo nên nội dung và tìm ra được những thành viên chru chốt và thậm chí định hướng kĩ thuật cho toàn bộ bộ phận, CEO của Apple là Michael Scott lại ra quyết định rằng tôi không có đủ kinh nghiệm để điều hành bộ phận này. Điều này làm tôi cực kì đau khổ. Không có cách nào khác cả”.
Điều đến với mọi người, khi đã đến một tầm tuổi nhất định:
“Người ta bị mắc vào một … vòng xoáy nhất định, như những đường rãnh trên một chiếc đĩa nhạc vậy, và họ chẳng bao giờ thoát ra được khỏi nó. Rất hiếm có một người nào tạo ra được một con đường khác với cách nhìn nhận thông thường, tìm ra được một cách đặc biệt để đặt dấu hỏi cho mọi thứ. Thật hiếm khi bạn có thể thấy một người nghệ sĩ ở tuổi 30 hay 40 mà có thể cống hiến được thứ gì đó tuyệt diệu”.
Làm việc với Steve Wozniak ra sao?
“Khi bạn làm việc với ai đó gần gũi đến vậy và bạn trải nghiệm những thứ mà chúng tôi đã trải qua, bạn sẽ thấy đó là mối liên kết cả đời mới có. Trong bất kì rắc rối nào, luôn hiện hữu mối mối liên kết nào đó. Có thể người đó không thể thành bạn thân của bạn sau một khoảng thời gian rồi, vẫn có thứ gì đó vẫn vượt qua cả giới hạn về tình bạn, nhìn theo một cách nào đó là vậy. Woz đang sống một cuộc soogns của riêng mình. Anh đã không dính dáng tới Apple khoảng 5 năm rồi. Nhưng những gì anh làm, sẽ viết nên lịch sử”.
Tại sao trong tương lai, người ta sẽ mua máy tính:
“Lý do hấp dẫn đa số người mua máy tính cho gia đình họ sẽ là khả năng kết nối với một mạng lưới liên lạc toàn cầu. Chúng ta vẫn đang ở những giai đoạn đầu của một kỉ nguyên đột phát đáng nhớ với đại đa số người – cũng đáng nhớ như với điện thoại ngày xưa vậy”.
Bạn có thể đọc toàn bộ nội dung buổi phỏng vấn này tại đây, và nó cũng là một trong những bài phỏng vấn dài nhất mà Steve Jobs từng thực hiện. Nó là một mảnh ghép lịch sử không thể thiếu trong nhiều năm phát triển của công nghệ: nó cho thấy tầm nhìn của Jobs, triết lý của Jobs trong tương lai của máy tính, của mạng Internet.
Tất cả lại được tìm thấy trong một cuốn tạp chí Playboy.
Hãy yên nghỉ, Hugh Hefner và Steve Jobs.
Theo Tri thức trẻ