Thứ tư, Tháng Một 15
Shadow

Đệ tử có ô nhưng không mượn, Khổng Tử nói 1 câu giải thích lý do, nhiều người nên nhớ

Khổng Tử

Dù chỉ là một chi tiết rất nhỏ nhưng Khổng Tử đã để lại cho đệ tử của ông và nhiều người trong chúng ta một bài học quý.

Xem thêm  10 bài học về cuộc sống của Đức Khổng Tử sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn

1. Mượn ô

Khổng Tử có một hôm phải ra ngoài trong khi trời thì sắp mưa. Thế nhưng ông lại chẳng có lấy một cái ô. Có đệ tử gợi ý nói: “Tử Hạ có, hay là thầy mượn Tử Hạ một lúc.”

Khổng Tử nghe xong liền nói: “Không được, Tử Hạ là người khá kẹt xỉ, ta có mượn thì cậu ta cũng không cho mượn, người khác thấy sẽ cho rằng cậu ta không tôn trọng thầy, mà cho ta mượn, cậu ta nhất định sẽ sót của.”

Lời bình: Trong mối quan hệ xã giao với người khác, cần phải biết được sở trường, sở đoản, ưu điểm, nhược điểm của họ để ứng xử sao cho đẹp cả đôi đường. 

Đừng nên lấy sở đoản của người khác ra để gò ép họ và chính bản thân mình, nếu không tình bạn sẽ không được bền lâu.

2. Lấy kinh

Một con ngựa, một con lừa nghe nói Đường Tăng chuẩn bị đi Tây Thiên lấy kinh. Lừa cảm thấy việc này thật quá vất vả khổ sở nên nó đành bỏ cuộc.

Còn ngựa thì giữ thái độ ngược lại. Trải qua 81 khổ nạn, cùng Đường Tăng lấy được kinh về.

Sau khi ngựa trở về, lừa hỏi: Người anh em, có phải đã rất khổ sở không?

Ngựa đáp: “Thực ra trong khoảng thời gian tôi đi Tây Thiên lấy kinh, đoạn đường mà anh phải đi cũng chẳng ít hơn tôi đâu, hơn nữa lại bị bịt kín hai mắt, bị người ta đánh đập. Tôi cho rằng những ngày quanh quẩn bế tắc đó mới khiến chúng ta mệt mỏi hơn.

Lời bình: Sự mệt mỏi thực sự đến từ sự vô tri và mê muội của nội tâm.

Khổng Tử

3. Đỗ xe

Trụ sở chính của tập đoàn Volvo Thụy Điển có hơn hai nghìn chỗ đỗ xe. Người đến sớm thường đỗ xe cách xa khu văn phòng, ngày nào cũng như vậy.

Hỏi: “Chỗ đỗ xe của anh là chỗ cố định à?”

Họ đều trả lời: “Không, chúng tôi đến khá sớm, có thời gian đi bộ một chút. Những đồng nghiệp đi muộn có lẽ sẽ bị muộn giờ, cần đỗ xe gần văn phòng hơn chúng tôi.”

Lời bình: Khi chúng ta nghĩ nhiều cho người khác, con đường mà chúng ta đi được sẽ càng xa.

4. Hợp tác

Một hôm, trời đã về đêm, tĩnh mịch và yên ắng. Ổ Khóa đánh thứ Chìa Khóa dậy trách cứ: “Ngày nào tôi cũng phải khổ sở vất vả trông coi nhà cửa cho chủ nhân, vậy mà chủ nhân chỉ thích anh, lúc nào cũng đem anh theo bên mình. Tôi thật ngưỡng mộ anh nhiều lắm!”

Thế nhưng Chìa Khóa lại tỏ vẻ bất mãn: “Ngày nào anh cũng được ở nhà, thật thoải mái dễ chịu! Ngày nào tôi cũng phải theo chủ nhân, dầm mưa dãi nắng, khổ sở biết nhường nào. Tôi mới phải ngưỡng mộ anh đấy!”

Một lần, Chìa Khóa cũng muốn được sống một cuộc sống thoải mái nên nó tự giấu mình đi. Chủ nhân ra ngoài về không thấy Chìa Khóa liền giận dữ phá nát Ổ Khóa, tiện tay vứt vào thùng rác.

Vào nhà, chủ nhân nhìn thấy Chìa Khóa, lại tiếp tục giận dữ, nói: “Ổ Khóa đã đập ra rồi, giờ giữ lại mày cũng đâu có tác dụng gì.” Nói xong, ông ta cũng vứt nốt nó vào thùng rác.

Trong thùng rác, Ổ Khóa và Chìa Khóa gặp nhau, không khỏi thảng thốt kêu lên: “Hôm nay chúng ta rơi vào cảnh ngộ bi thảm này, đều là vì trước đây chúng ta không nhìn thấy giá trị và công sức đối phương đã bỏ ra mà cứ đứng núi nọ trông núi kia, so sánh, đố kỵ và nghi ngờ nhau!”

Lời bình: Rất nhiều khi, quan hệ giữa con người với con người đều là mối quan hệ tương hỗ. Đánh nhau, tị nạnh, tranh giành chỉ có thể nhận lại đau thương. Chỉ có cùng nhau hợp tác, đánh giá cao nhau, đoàn kết, ủng hộ, tin tưởng và trân trọng nhau, các bên mới có thể cùng thắng.

Khổng Tử

Nguyễn Nhung – Helino

Link