Thứ bảy, Tháng mười hai 7
Shadow

Đi tìm “thần dược” Flavonoid: Quảng cáo chữa được ung thư giai đoạn cuối, sự thật ra sao?

Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ khuyên không nên mua bất kỳ sản phẩm thực phẩm chức năng nào được quảng cáo có thể chữa bất kì bệnh nào hoặc có hiệu quả thần kỳ hoặc không có tác dụng phụ.

LTS: “Được chiết xuất hoàn toàn 100% từ thảo dược theo công nghệ hiện đại, tiêu chuẩn châu Âu”, “được sáng lập và điều hành bởi một đội ngũ các giáo sư, tiến sĩ khoa học dày dạn kinh nghiệm, đã từng làm việc hàng chục năm trong các Viện Hàn lâm Khoa học danh giá bậc nhất”, từ “một đất nước nhỏ bé nằm ở Trung Âu với khoảng 10 triệu dân nhưng lại có bề dày thành tích về khoa học công nghệ, nhất là về hoá dược phẩm và thuốc men (16 giải Nobel)”…

Bạn đang xem quảng cáo của một trong những loại thực phẩm chức năng đang được những người buôn bán nó khen ngợi rầm rộ hiện nay. Được cho là thần dược, các sản phẩm này chứa các Flavonoid chiết xuất từ “toàn những sản phẩm thiên nhiên không chứa hóa chất”, như hoa, quả, hạt, thảo dược, cây gia vị.

Công dụng thì (theo quảng cáo) đúng là như thần thánh: nó giúp phòng ngừa ung thư, hỗ trợ và điều trị ung thư, kể cả ung thư giai đoạn cuối. Đặc biệt, rất nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư phổi, gan, vú, đại tràng, dạ dày, tuyến tuyền liệt, thận, máu, vòm họng, tuyến giáp, tuyến tụy, xương, cổ tử cung… đều dùng được (vẫn theo quảng cáo).

Nhưng liệu đó có phải là sự thật hay chỉ là thổi phồng của một số đối tượng nhằm trục lợi trên chính túi tiền và thân xác những người bệnh đang mong mỏi tìm ra những phương pháp chữa khỏi bệnh cho mình?

Trân trọng giới thiệu bài tiếp theo trong loạt bài phân tích theo các dẫn chứng khoa học cụ thể để làm rõ vấn đề trên của Th.S Trịnh Vạn Ngữ, Viện Khoa học Y sinh Soon Chun Hyang (SoonChunHyang Institute of Medi-Bio Science), Đại học SoonChunHyang, Hàn Quốc; thành viên Ban khoa học tổ chức Ruy băng tím.

Xin mời độc giả xem kỹ bảng dưới đây.

Tổng hợp các nghiên cứu về tiêu thụ flavonoid và nguy cơ một số ung thư:

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả của các flavonoid khá khác biệt và biến động tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại flavonoid tiêu thụ, nguồn gốc thu nhận, cả vị trí địa lý và chế độ ăn uống.
Kết quả nghiên cứu dịch tễ trên số lượng lớn cho thấy hiệu quả ngăn ngừa ung thư của flavonoid tổng hay cả những phân lớp flavonoid chưa thực sự rõ ràng. Tuy có những kết quả cho thấy có khả năng giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư nhưng nhiều nghiên cứu lại cho thấy việc sử dụng các flavonoid không có tác dụng.

Tóm lại, thực sự Flavonoid chứa nhiều hợp chất tiềm năng có tác dụng lên tế bào ung thư nhưng đa số các hoạt tính này được chứng minh trong phòng thí nghiệm. Từ đó cho thấy để có thể khẳng định tác dụng của các flavonoid trong ngăn ngừa và điều trị ung thư trên người vẫn cần quá trình nghiên cứu và xác định rõ ràng hơn. Đặc biệt, chưa có sự cho phép sử dụng các chất flavonoid cho điều trị ung thư ở thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên như đã nói ở trên, các loại rau củ quả chứa nhiều flavonoid là các chất chống oxy hóa, nên sử dụng các loại rau củ quả trong thành phần bữa ăn nhằm đảm bảo việc cung cấp các vitamin và chất xơ cho cơ thể.

Thực hư thực phẩm chức năng chứa các chất Flavonoid chữa ung thư

Gần đây trong cộng đồng người bệnh ung thư đang được chào bán một loại thực phẩm chức năng có tên Navita, giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng/hộp, được quảng cáo là chứa flavonoid từ 200 loại hoa, trái cây, hạt thảo dược, gia vị…

Xem thêm  Bé trai bị bố ném từ trên cao xuống đang hoảng loạn, được theo dõi chấn thương sọ não

Bằng chứng khoa học được những người quảng cáo đưa ra là bài báo khoa học: “Synthesis and SAR Study of Anticancer Protoflavone Derivatives: Investigation of Cytotoxicity and Interaction with ABCB1 and ABCG2 Multidrug Efflux Transporters do Dankó B và cộng sự thực hiện đăng trên tạp chí ChemMedChem năm 2017”.

Trong nghiên cứu này, một số hợp chất flavone “tinh khiết” được tổng hợp và thử nghiệm trên một số dòng tế bào ung thư “in vitro” (trong phòng thí nghiệm).. Trong nghiên cứu cũng hoàn toàn chưa thử nghiệm trên mô hình động vật và chưa có thử nghiệm lâm sàng.

Ngoài ra các sản phẩm này được hướng dần là sử dụng theo đường uống, và quá trình hấp thụ thế nào, có đến được tế bào ung thư trong cơ thể hay không còn chưa được chứng minh. Hơn nữa, công trình nghiên cứu này hoàn toàn độc lập và không liên quan đến sản phẩm được quảng cáo.

Do đó, dựa trên kết quả nghiên cứu để khẳng định sản phẩm có khả năng chữa hoặc hỗ trợ điều trị ung thư là hoàn toàn vô căn cứ.

Một loại TPCN khác được quảng cáo có khả năng chữa ung thư nữa có chứa chất Artemisinin.

ThS Trịnh Vạn Ngữ

Artemisinin là một loại hợp chất có nguồn gốc từ cây Artemisia annua (Thanh hao hoa vàng) châu Á. Hiện tại artemisinin cho thấy có hiệu quả ức chế một số dòng tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm. Cũng có một số nghiên cứu lâm sàng sử dụng artesunate, là hợp chất bán tổng hợp từ artemisinin trên đối tượng ung thư vú di căn và trên đối tượng ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên các nghiên cứu này chưa có kết quả xác định.

Có thể khẳng định hiện nay chưa có thuốc nào hay hợp chất nào có nguồn gốc artemisinin dùng để chữa ung thư. Thuốc Coartem là liệu pháp kết hợp có nguồn gốc từ artemisinin thì chỉ đang sử dụng trong chữa bệnh sốt rét.

Ngoài ra, theo các quy định hiện tại, các loại thực phẩm chức năng không được quảng cáo là có thể điều trị bất kì loại bệnh nào. Người buôn bán chỉ có thể nói nó tốt cho sức khỏe hay giảm nguy cơ bệnh nào đó khi sử dụng.

Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ còn có lời khuyên không nên mua bất kỳ sản phẩm TPCN nào mà được quảng cáo có thể chữa bất kì bệnh nào/có hiệu quả thần kỳ/ không có tác dụng phụ.

Nếu sản phẩm có tuyên bố chữa được bệnh hay nhiều loại bệnh, chữa khỏi ung thư, ngăn ngừa ung thư phát triển thì sản phẩm này đang được bán bất hợp pháp dưới dạng thuốc.

Việc dán nhãn dietary supplement (Thực phẩm bổ sung/thực phẩm chức năng) chính là để lách luật tránh sự phê chuẩn của các đơn vị quản lý thuốc ví dụ như FDA.

Do vậy người bệnh không nên phụ thuộc vào một sản phẩm không kê đơn nào để chữa bệnh, chữa ung thư. Còn nếu muốn sử dụng bất kỳ sản phẩm TPCN nào trong quá trình điều trị ung thư cần hỏi ý kiến bác sĩ có chuyên môn.

Ruy băng tím là tổ chức phi lợi nhuận về phòng chống ung thư tại Việt Nam, được thành lập vào ngày 12/12/2015 với sự tham gia của các bác sĩ ung bướu, các nhà khoa học nghiên cứu về ung thư trong và ngoài nước.

Ruy băng tím hướng đến xây dựng một website khoa học đáng tin cậy, chuyên cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về ung thư. Các bài viết đều được các tác giả tra cứu kỹ lưỡng trước khi viết, có dẫn nguồn đầy đủ để người đọc có thể tham khảo. Website: ruybangtim.com

Tham khảo:

1. Rodriguez-Garcia, C., C. Sanchez-Quesada, and J.G. J, Dietary Flavonoids as Cancer Chemopreventive Agents: An Updated Review of Human Studies. Antioxidants (Basel), 2019. 8(5).

2. Karak, P., BIOLOGICAL ACTIVITIES OF FLAVONOIDS: AN OVERVIEW. International Journal of Pharmaceutical Sciences and Research, 2019. 10(4).

3. Kumar, S. and A.K. Pandey, Chemistry and biological activities of flavonoids: an overview. ScientificWorldJournal, 2013. 2013: p. 162750.

4. Robert, L. and S. Arvind, FLAVONOIDS NUTRACEUTICALS IN PREVENTION AND TREATMENT OF CANCER: A REVIEW. Asian Journal of Pharmaceutical and Clinical Research, 2018. 11(1).

Xem thêm  Trưởng phòng GD-ĐT cũng ém nhẹm vụ 231 cái tát

5. Kerr, D.J., et al., Phase II trials of flavone acetic acid in advanced malignant melanoma and colorectal carcinoma. Br J Cancer, 1989. 60(1): p. 104-6.

6. Kaye, S.B., et al., Phase II trials with flavone acetic acid (NCS. 347512, LM975) in patients with advanced carcinoma of the breast, colon, head and neck and melanoma. Invest New Drugs, 1990. 8 Suppl 1: p. S95-9.

7. Deep, A., et al., Flavopiridol as cyclin dependent kinase (CDK) inhibitor: a review. New Journal of Chemistry, 2018. 42(23): p. 18500-18507.

8. Awan, F.T., et al., A phase 1 clinical trial of flavopiridol consolidation in chronic lymphocytic leukemia patients following chemoimmunotherapy. Ann Hematol, 2016. 95(7): p. 1137-43.

9. Spagnuolo, C., et al., Genistein and cancer: current status, challenges, and future directions. Advances in nutrition (Bethesda, Md.), 2015. 6(4): p. 408-419.

10. Buonerba, C., et al., Isoquercetin as an Adjunct Therapy in Patients With Kidney Cancer Receiving First-Line Sunitinib (QUASAR): Results of a Phase I Trial. Frontiers in pharmacology, 2018. 9: p. 189-189.

11. Clinicaltrial.gov. Quercetin. Available from: https://clinicaltrials.gov/ct2/results?cond=Cancer&term=Quercetin&cntry=&state=&city=&dist =.

12. WebMD. Quercetin. Available from: https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-294/quercetin .

13. Flavonoid – Drug bank. Available from: https://www.drugbank.ca/categories/DBCAT001281#drugs .

14. Gardeazabal, I., et al., Total polyphenol intake and breast cancer risk in the SUN cohort. Br J Nutr, 2018: p. 1-23.

15. Zamora-Ros, R., et al., Dietary flavonoid and lignan intake and breast cancer risk according to menopause and hormone receptor status in the European Prospective Investigation into Cancer and Nutrition (EPIC) Study. Breast Cancer Research and Treatment, 2013. 139(1): p. 163-176.

16. Luo, J., et al., Urinary polyphenols and breast cancer risk: results from the Shanghai Women’s Health Study. Breast Cancer Res Treat, 2010. 120(3): p. 693-702.

17. Cutler, G.J., et al., Dietary flavonoid intake and risk of cancer in postmenopausal women: the Iowa Women’s Health Study. Int J Cancer, 2008. 123(3): p. 664-71.

18. Christensen, K.Y., et al., The risk of lung cancer related to dietary intake of flavonoids. Nutr Cancer, 2012. 64(7): p. 964-74.

19. Afshari, K., et al., Natural flavonoids for the prevention of colon cancer: A comprehensive review of preclinical and clinical studies. J Cell Physiol, 2019.

20. Nimptsch, K., et al., Habitual intake of flavonoid subclasses and risk of colorectal cancer in 2 large prospective cohorts. Am J Clin Nutr, 2016. 103(1): p. 184-91.

21. Simons, C.C.J.M., et al., Dietary flavonol, flavone and catechin intake and risk of colorectal cancer in the Netherlands Cohort Study. International Journal of Cancer, 2009. 125(12): p. 2945-2952.

22. Wang, L., et al., Dietary intake of selected flavonols, flavones, and flavonoid-rich foods and risk of cancer in middle-aged and older women. Am J Clin Nutr, 2009. 89(3): p. 905-12.

23. Zamora-Ros, R., et al., Dietary flavonoids, lignans and colorectal cancer prognosis. Scientific Reports, 2015. 5: p. 14148.

24. Zamora-Ros, R., et al., Association between habitual dietary flavonoid and lignan intake and colorectal cancer in a Spanish case-control study (the Bellvitge Colorectal Cancer Study). Cancer Causes Control, 2013. 24(3): p. 549-57.

25. Petrick, J.L., et al., Dietary intake of flavonoids and oesophageal and gastric cancer: incidence and survival in the United States of America (USA). Br J Cancer, 2015. 112(7): p. 1291-300.

26. Woo, H.D., et al., Dietary flavonoids and gastric cancer risk in a Korean population. Nutrients, 2014. 6(11): p. 4961-4973.

27. Zamora-Ros, R., et al., Flavonoid and lignan intake in relation to bladder cancer risk in the European Prospective Investigation into Cancer and Nutrition (EPIC) study. Br J Cancer, 2014. 111(9): p. 1870-80.

28. Molina-Montes, E., et al., Flavonoid and lignan intake and pancreatic cancer risk in the European prospective investigation into cancer and nutrition cohort. Int J Cancer, 2016. 139(7): p. 1480-92.

29. Arem, H., et al., Flavonoid intake and risk of pancreatic cancer in the National Institutes of Health-AARP Diet and Health Study Cohort. Br J Cancer, 2013. 108(5): p. 1168-72.

30. Konstat-Korzenny, E., et al., Artemisinin and Its Synthetic Derivatives as a Possible Therapy for Cancer. Medical sciences (Basel, Switzerland), 2018. 6(1): p. 19.

31. Society, A.C. Choosing and using dietary supplements safely. Available from: https://www.cancer.org/treatment/treatments-and-side-effects/complementary-and-alternative-medicine/dietary-supplements/choosing-safely.html .

32. Society, A.C. FDA regulation of drugs versus dietary supplements. Available from: https://www.cancer.org/treatment/treatments-and-side-effects/complementary-and-alternative-medicine/dietary-supplements/fda-regulations.html .

33. Hua, X., et al., Association among Dietary Flavonoids, Flavonoid Subclasses and Ovarian Cancer Risk: A Meta-Analysis. PLoS One, 2016. 11(3): p. e0151134.

34. Thông tư số 43/2014/TT-BYT của Bộ Y tế : Quy định về quản lý thực phẩm chức năng2014. http://vfa.gov.vn/van-ban/thong-tu-quy-dinh-ve-quan-ly-thuc-pham-chuc-nang.html

35. Konstat-Korzenny, E., et al., Artemisinin and Its Synthetic Derivatives as a Possible Therapy for Cancer. Medical sciences (Basel, Switzerland), 2018. 6(1): p. 19.

36. Raffetin, A., et al., Use of artesunate in non-malarial indications. Med Mal Infect, 2018. 48(4): p. 238-249.

37. Farombi, E.O., Anti-cancer Foods: Flavonoids. Module in Food Science, 2018.

theo Trí Thức Trẻ