Thứ hai, Tháng Một 13
Shadow

Dự án Internet vệ tinh phủ sóng toàn cầu của Elon Musk đã được FCC cấp phép, dự kiến phóng hơn 4000 vệ tinh và bắt đầu cung cấp dịch vụ trong năm sau

Dự án Internet vệ tinh của công ty SpaceX – Elon Musk sau lần phóng thử nghiệm thành công trong tháng 2 vừa qua hiện tại đã được Ủy Ban Truyền Thông Liên Bang của Mỹ (FCC) cấp phép để triển khai 4000 vệ tinh. Dự kiến cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh trong năm sau.

internet vệ tinh, phủ sóng toàn cầu, elon musk

Ủy Ban Truyền Thông Liên Bang Mỹ (Federal Communications Commission – Viết tắt là FCC) trong ngày hôm nay đã cấp phép cho SpaceX triển khai hệ thống Internet vệ tinh tốc độ cao của mình. Đây cũng được coi là lần đầu tiên một cơ quan chính phủ của Mỹ bật đèn xanh cho dự án viễn thông triển khai trên quỹ đạo tầm thấp xung quanh Trái Đất.

Sáng lập của SpaceX cùng CEO Elon Musk đã thuyết trình khá nhiều về dự án Internet vệ tinh cỡ nhỏ, có khả năng cung cấp Internet tốc độ cao cho toàn thế giới trong thời gian dài. Trong năm 2017, công ty đã bắt đầu những nỗ lực của mình để xin cấp phép cho hệ thống Internet vệ tinh nhưng vẫn chưa được sự chấp thuận của FCC. Ngoài ra thì SpaceX cũng muốn đăng ký sử dụng một phần các dải sóng quang phổ mà FCC đang quản lý để tạo ra dịch vụ Starlink.

Vào đầu năm nay, SpaceX đã phóng thành công 2 chiếc trong tổng số 12,000 vệ tinh dự kiến. Và bước đầu của kế hoạch sẽ là triển khai 4.425 vệ tinh với cam kết được FCC yêu cầu là SpaceX phải phóng được ít nhất một nửa số vệ tinh này thành công trong vòng 6 năm tới.“Với động thái này, FCC đã tiến một bước lớn trong việc tăng tốc độ băng thông internet cũng như gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này tại Mỹ.” FCC trả lời phỏng vấn với CNBC. Như vậy, SpaceX sẽ bắt đầu quá trình phóng vệ tinh cũng như chính thức đưa hệ thống của mình dần đi vào hoạt động trong năm tới để trở thành đối trọng của OneWeb, một nhà cung cấp Internet lớn tại Mỹ.

Xem thêm  Chủ tịch Mai Linh viết thư cầu cứu xin khoanh nợ bảo hiểm xã hội

“Chúng tôi rất cảm ơn những đánh giá của FCC cũng như sự đồng thuận để SpaceX triển khai hệ thống của mình. Mặc dù hiện tại vẫn còn khá nhiều việc phải làm nhưng đây sẽ là một bước tiến quan trọng để SpaceX xây dựng hệ thống Internet vệ tinh cho tương lai, thứ có thể giúp chúng ta kết nối toàn cầu, cung cấp dịch vụ băng thông với mức giá hợp lý. Đặc biệt là giúp Internet có thể được phổ cập tại những nơi mà hiện nay chúng ta chưa thể vươn tới được.” Gwynne Shotwell, chủ tịch của SpaceX trả lời phỏng vấn với The Verge.

SpaceX hi vọng rằng dịch vụ Starlink mà mình cung cấp sẽ mang lại doanh thu lớn để bù đắp cho chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí vận hành vô cùng tốn kém mà công ty này đang phải hứng chịu. Theo nghiên cứu của Wall Street Journal được đưa ra vào năm ngoái thì SpaceX mong muốn sẽ cung cấp dịch vụ internet Starlink của mình cho 40 triệu khách hàng vào năm 2025 và mang về nguồn doanh thu khoảng trên 35 tỷ USD.

 

Thế Anh

Theo Trí Thức Trẻ