Thứ sáu, Tháng mười một 15
Shadow

Dự thảo về kỷ luật sinh viên bán dâm: Oan hay không oan cho bộ trưởng ?

Liệu có oan cho ông Bộ trưởng Bộ GD-ĐT không khi một văn bản đang ở dạng dự thảo, tức đưa lên để mọi người đọc rồi góp ý, chứ đã ban hành đâu mà quy trách nhiệm cho ông Bộ trưởng? 

Thế nhưng từ đó nảy sinh câu hỏi, còn các ban, bệ của Bộ, những trường đại học đã triển khai một thông tư khác có hiệu lực từ tháng 5.2016, có phụ lục kèm theo với nội dung y chang cái dự thảo tai tiếng kia. Tại sao suốt từ đó đến giờ không ai có ý kiến gì cả?

Điều đáng nói là Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT ban hành ngày 5.4.2016 thì chỉ 20 ngày sau, đến ngày 25.4.2016 Bộ GD-ĐT lại có văn bản đính chính, bỏ nội dung điều 6 thay bằng nội dung mới.

Điều 6 nguyên gốc liệt kê các hành vi sinh viên không được làm, là cơ sở cho cái phụ lục bên dưới kèm theo Thông tư như gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử; biểu tình, khiếu kiện trái pháp luật; tham gia tệ nạn xã hội; hút thuốc uống rượu bia trong trường học; đua xe, cổ vũ đua xe trái phép… Điều 6 được sửa lại rất gọn gàng, đơn giản: “Các hành vi sinh viên không được làm: Thực hiện theo quy định tại Điều 88 Luật Giáo dục, Điều 61 Luật Giáo dục đại học và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”.

Xem thêm  Quy định sinh viên sư phạm bán dâm 4 lần mới bị đuổi học: Ngỡ ngàng, sốc…

Dự thảo quy chế của Bộ GD-ĐT vượt quyền và trái luật!

Điều đó có nghĩa cái phụ lục trong đó có nội dung “khét tiếng” sinh viên bán dâm 4 lần thì bị đuổi học cũng đã bị bỏ đi rồi. Thông tư đã bỏ, hai luật kia không nói, thế thì làm gì có chuyện kỷ luật sinh viên vì hoạt động mại dâm, tham gia biểu tình, tụ tập đông người, khiếu kiện trái quy định của pháp luật…

Vậy mà suốt từ năm 2016 đến nay không trường đại học nào lên tiếng về sai sót đó; thậm chí nhiều trường trả lời báo chí cho biết đã triển khai áp dụng quy định của Bộ về việc xử lý sinh viên bán dâm. Nhiều trường dựa vào nội dung phụ lục để biến thành quy chế riêng của trường mình. Trường có quy chế cho sinh viên là chuyện bình thường – vấn đề ở đây là một văn bản pháp luật đã được đính chính nhưng vẫn bị hiểu nhầm là còn hiệu lực ở cấp thực thi là điều không thể chấp nhận.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có thể không biết hết nội dung của mọi dự thảo nhưng phải tạo ra một cơ chế để kiểm soát ngăn ngừa ban soạn thảo sao chép nguyên văn một phụ lục ở một văn bản đã được đính chính làm thành phụ lục dự thảo khác. Vì không có một cơ chế rà soát như thế nên trả lời của Bộ cũng không giải thích đầy đủ bản chất của sai sót. Nói cách khác, nếu Bộ thừa nhận dự thảo có sai sót tức phải thừa nhận luôn là Thông tư 10 có sai sót, đã đính chính nhưng sửa chưa đến nơi đến chốn.

Xem thêm  Thủ tướng quyết phương án mở rộng Tân Sơn Nhất về phía nam

Nguyên Vũ- Theo Thanh Niên

Link gốc