Thứ sáu, Tháng mười một 15
Shadow

Được giao việc gì cũng làm, nửa năm sau, chàng trai nhận về kết quả chẳng ai nghĩ đến

Minh là biên tập trẻ đầy tài năng tại một nhà xuất bản. Anh có bản tính tốt bụng, nhiệt tình, chưa bao giờ từ chối bất cứ lời đề nghị giúp đỡ nào từ đồng nghiệp.

Bài học xương máu từ sự thất bại của một biên tập viên trẻ tuổi

Minh là biên tập trẻ đầy tài năng tại một nhà xuất bản. Anh có bản tính tốt bụng, nhiệt tình, chưa bao giờ từ chối bất cứ lời đề nghị giúp đỡ nào từ đồng nghiệp.

Có người nhờ sửa bản thảo, Minh lập tức đồng ý. Người khác phiền anh liên lạc với tác giả, anh nhanh chóng gật đầu. Thậm chí có người rủ anh xuống xưởng in khuân vác vật liệu, anh cũng nhanh chóng đi giúp đỡ.

Mỗi khi đề đạt nguyện vọng với sếp, Minh luôn chủ động nhận rất nhiều nhiệm vụ, còn vui vẻ liệt kê ra không ít mục tiêu mà anh muốn chinh phục. Ông chủ thấy vậy cũng nhiều lần tạo điều kiện để anh nhanh chóng bộc lộ tài năng trong giới xuất bản.

thất bại

Biên tập viên trẻ trong câu chuyện này là điển hình cho kiểu người nhiệt tình và thích “ôm việc”. (Ảnh minh họa).

Về phần Minh, vốn là một người có chí với nghề xuất bản, anh liên tục vạch ra hàng tá những công việc mà mình muốn hoàn thành.

Chủ động nhận nhiệm vụ, lại hăng say làm hộ người khác, công việc của Minh luôn trong tình trạng ngập đầu ngập cổ.

Với niềm hào hứng và thể trạng cũng mạnh khỏe lúc ban đầu, Minh có thể giải quyết mọi việc một cách trơn tru, cũng đủ khả năng giúp đỡ rất nhiều người.

Xem thêm  Sống, đừng để đến lúc người khác chỉ tận mặt, tận tay mới biết mình sai: Nhất định phải thấu 10 thứ "đừng đợi" trong đời

Nhưng chỉ sau hai tháng, anh đã bắt đầu không kham nổi áp lực, luôn cảm thấy mình đang “chết chìm” trong biển công việc.

Chưa đầy ba tháng, sức khỏe của anh đã tụt dốc. Dù luôn mang theo đôi mắt thâm quầng vì thức khuya đi làm nhưng hiệu suất công việc của Minh vẫn liên tục giảm.

thất bại

Nhiệt tình thái quá, Minh đã gặp phải thất bại trong công việc và xuống dốc về cả tinh thần lẫn sức khỏe. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Kết quả là nửa năm sau, khi công ty công bố bảng thành tích, Minh là người đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ nhất nhưng xếp hạng thành tích lại thê thảm tới mức không tả nổi.

Anh không có thành tựu gì nổi bật, nhiều nhiệm vụ thậm chí còn không đạt hiệu quả. Kết quả ấy khiến cho nhiều người cảm thấy tiếc thay cho công sức của thanh niên nhiệt huyết và yêu nghề ấy…

Vì sao 10 điểm 6 vĩnh viễn không giá trị bằng 6 điểm 10?

Có thể nói, Minh là điển hình của mẫu người nhiệt tình và thích “ôm việc” mà không tự lượng sức mình.

Dù cho có tài năng, có nhiệt huyết, có chí khí, nhưng những kiểu người thế này chẳng mấy khi làm được một việc gì đến nơi đến chốn, cũng không có thành tựu nào thực sự xuất sắc.

Nhiều người thường cảm thấy tiếc nuối cho kết quả của họ. Nhưng kỳ thực nguyên nhân thất bại của họ là điều rất dễ hiểu.

Bởi lẽ, “chất” luôn quan trọng hơn nhiều so với “lượng”. Chân lý ấy cũng giống như việc 10 điểm 6 vĩnh viễn không giá trị bằng 6 điểm 10.

Xem thêm  Vừa tránh mặt ăn mày liền bị châm biếm, người đàn ông nói 1 câu khiến bạn đồng hành á khẩu

Khi so sánh hai điểm số kể trên, nhiều người sẽ không khỏi thắc mắc: “10 điểm 6 hay 6 điểm 10 có gì khác biệt? Tổng đều bằng 60 đấy thôi!”.

Thực tế, sự khác biệt của hai điểm số này là một trời một vực.

Nếu như bạn cố ôm nhiều việc cùng một lúc, nhưng mỗi việc đều làm qua loa đại khái, chẳng thu được kết quả nổi bật, điểm số mà người khác đánh giá bạn vĩnh viễn chỉ dừng ở mức 6, con số này chẳng qua là trên trung bình một chút mà thôi!

Ngược lại, nếu bạn toàn tâm toàn ý đem công việc thuộc về trách nhiệm của mình làm tới mức tốt nhất, ưng ý nhất, thang điểm mà người khác chấm cho bạn sẽ ở mức tuyệt đối – 10 điểm.

Cho nên, 10 điểm 6 vĩnh viễn không giá trị bằng 6 điểm 10.

Ngoài điểm tuyệt đối, những điểm số khác có lẽ cũng chỉ được coi là “trên mức trung bình” mà thôi! (Ảnh minh họa).

Bất luận bạn là học sinh, giáo viên hay đang theo nghề nghiệp nào khác, bạn cũng nên chú tâm hoàn thành thật tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình trước tiên.

Đừng bao giờ biến mình thành kiểu người việc gì cũng nhận làm, nhưng lại không thể làm tốt một việc nào cả.

Thói quen cả nể ôm việc ấy không chỉ khiến bạn có lỗi với bản thân mình mà còn có lỗi với cả những người xung quanh.

Trần Quỳnh – Theo Trí thức trẻ

—-

Nguồn: Soha

Link gốc