Thứ ba, Tháng Một 14
Shadow

Giáo dục vì trẻ hay vì người lớn?

Tất nhiên, chúng ta đều khẳng định: Giáo dục là vì trẻ! Bởi đối tượng của giáo dục hiện nay ở các trường phổ thông là học sinh, là con em chúng ta! Nhưng TS. Vũ Thu Hương đột nhiên lại đặt câu hỏi trên khi nhìn lại một loạt hiện tượng và chị lại thấy: Giáo dục vì người lớn!

GIÁO DỤC VÌ TRẺ HAY VÌ NGƯỜI LỚN?

Phân tích giáo dục lâu nay, tớ đột ngột nảy sinh một câu hỏi: Giáo dục được xây dựng vì trẻ hay vì người lớn???

Học bán trú

Này nhé, câu chuyện bán trú giờ đã là một việc rất bình thường. Trẻ đi học bán trú chiếm trên 90%. Bộ GD-ĐT còn đang phấn đấu để trẻ đi học bán trú cả 100% ở cấp tiểu học. Tuy nhiên, đi học bán trú với trẻ thực ra có tốt không?- Trẻ bị giảm thời gian hoạt động phi trường học, tức là hoạt động gia đình và cộng đồng. Từ đó, trẻ thiếu kĩ năng xã hội, tác phong ứng xử cực kì nhiều vấn đề: nói trống không, đi qua trước mặt người khác, bước qua thức ăn, ngồi chắn lối đi lại, không chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, giao tiếp kém, thiếu tự tin….- Trẻ ăn ngủ với điều kiện khá tệ hại. Nhiều trường các con ngủ trên bàn học. Thực phẩm của học sinh cũng gặp rất nhiều vấn đề.- Trẻ bị nhốt trong 4 bức tường suốt từ sáng đến tối. Là bất kể ai thì bị nhốt trong 4 bức tường trong 8 – 10 tiếng cũng sẽ rất bí bách. Tâm sinh lý trẻ sẽ bị ảnh hưởng, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, bí bách và thích phá phách. Vậy thì lợi ích của việc này ở đâu???Lợi ích của nó chỉ là bố mẹ rảnh rang không phải lo lắng cho con từ sáng đến tối. RÕ RÀNG ĐÂY LÀ GIÁO DỤC VÌ PHỤ HUYNH MÀ.

Xem thêm  Trẻ em Phần Lan học ít, chơi nhiều: Điều kì lạ của nền giáo dục liên tục đứng top đầu thế giới

giáo dục, trẻ, người lớn, lớp 1

Ngủ trưa ở lớp học bán trú

Học trước khi đến trường

Trẻ bị bắt học trước có thật là vì con trẻ? Bao nhiêu những điều bất cập các chuyên gia đã nói rất nhiều. Nhưng phong trào cho con học trước vẫn phát triển rầm rộ. Lý do là vì phụ huynh sợ phải lo lắng cho con khi con vào lớp 1, sợ phải nghe câu trách mắng của giáo viên, sợ phải đồng hành cùng con trong bước đầu tiên cắp sách đến trường. Rõ ràng, GIÁO DỤC VẪN LÀ VÌ PHỤ HUYNH.

Học thêm

Trẻ đi học mỗi cháu có khả năng riêng, nhưng điểm số thì cha mẹ nào cũng đòi phải nhất lớp. Áp lực lớn đến vậy làm sao các con chịu nổi. Vậy nhưng các cha mẹ có nói mãi cũng có chịu hiểu cho để giải phóng cho con đâu. Nhu cầu khoe con quá lớn nên các con liên tiếp phải học tập phục vụ nhu cầu đó. Khổ sở vậy, ai hay đây?Chẳng trẻ nào thích đi học thêm. Nhưng bố mẹ cứ nghe dọa nạt mơ hồ, sợ nọ sợ kia mà ép con đi học tóe loe. Học từ vài tháng đến 6 tuổi, học từ lớp 1 đến lớp 12. Sau 8 giờ mệt mỏi trên lớp, lại ăn ngủ trên xe rồi đến lớp tiếp tục nghe giảng. Đầu nào, óc nào chịu nổi. Cha mẹ sao không thử sống 1 ngày với thời gian biểu và công việc của con để hiểu cho con. RÕ RÀNG, GIÁO DỤC LẠI VÌ PHỤ HUYNH.

giáo dục, trẻ, người lớn, lớp 1

Tranh thủ ăn ngoài đường để đi học thêm

Làm hộ con

Dạy kĩ năng cho con sẽ chiếm thời gian của cha mẹ rất nhiều. Trong lúc đó, nếu họ tự làm hoặc thuê ô sin, công việc sẽ chạy nhanh hơn. Những lúc đó, các con chẳng học được tí kĩ năng nào mà học thêm được tính ỉ lại, lười nhác. Vậy GIÁO DỤC VÌ TRẺ LÀ Ở CHỖ NÀO?

Xem thêm  Lời tâm sự xúc động từ mẹ em bé ung thư não trong bộ ảnh "24h của Tom": Mình không được than vãn, vì thiệt thòi là con...

Không đúp lớp

Trẻ đi học có cháu giỏi và cháu kém. Tuy nhiên, vì thành tích nhà trường, các trường gần như cấm các cháu được đúp lớp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh nhà trường, tiền thưởng của các cô giáo. Các cháu đã kém, không được học lại, ngày càng kém hơn. Các cha mẹ sợ bị mang tiếng là con học dốt, ko dám cho con đúp lớp. Trẻ cứ ngồi nhầm lớp hết năm này đến năm khác. VẬY, GIÁO DỤC VÌ TRẺ HAY VÌ NGƯỜI LỚN Ở ĐÂY?

giáo dục, trẻ, người lớn, lớp 1

Nỗi khổ khi “bị” lên lớp

Áp dụng mô hình vội vàng

Các mô hình chưa nghiên cứu kĩ đã vội vàng áp dụng khắp nơi rồi gặp chuyện và dang dở. Trẻ ngơ ngác từ lúc bị ép học mô hình mới đến lúc phải rời bỏ. Sách giáo khoa thay đổi không phù hợp trẻ cũng phải gánh chịu. Những nỗi khổ này trẻ đâu có thể kêu ai? Có người lớn nào thương các cháu không?Các cha mẹ, các thày cô giáo, các bác ở Bộ GD-ĐT,…. mọi người cho tớ hỏi: HIỆN GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM LÀ VÌ TRẺ HAY LÀ VÌ AI?

Lời kết

giáo dục, trẻ, người lớn, lớp 1

Biếm hoạ của hoạ sĩ NOP, báo Tuổi trẻ

Lượn quanh một vòng giáo dục VN, ngắm chương trình tổng thể vẫn thấy phảng phất hình ảnh giáo dục vì người lớn, tớ đột ngột “to tiếng”, sorry cả nhà. Cả nhà bỏ qua cho 1 mụ già hâm hấp. Cảm ơn cả nhà rất nhiều.

TS. Vũ Thu Hương

(Đại học Sư phạm Hà Nội)

Theo BigSchool