Thứ hai, Tháng Một 13
Shadow

Giáo sư Từ Tích Sơn: Buổi sáng ăn một nắm hạt này, còn tốt hơn đông trùng hạ thảo đắt đỏ

giáo sư, buổi sáng, hạt kỳ tử, kỳ tử, đông y, trung quốc

Kỷ tử là thực phẩm, cũng là một vị thuốc Đông y phổ biến hàng đầu Trung Quốc. Tác dụng của loại quả này đã được ca ngợi rất nhiều, nhưng cách ăn tốt cho sức khỏe là rất quan trọng.

Vì sao nên ăn mỗi ngày 1 nắm quả kỷ tử?

GS Từ Tích Sơn hiện đã 88 tuổi, làm việc trong ngành thuốc đông y đã hơn 60 năm, được người dân Trung Quốc gọi là “kỳ nhân bốc thuốc” vì những thành tựu trong nghề dược đông y trong suốt cuộc đời ông.

GS Sơn không chỉ giỏi chuyên môn, ông còn là người thực hiện các phương pháp dưỡng sinh và ứng dụng cho bản thân vô cùng thành công. Khi đã ở tuổi gần 90 nhưng dáng vẻ bên ngoài của ông vô cùng săn chắc, rắn rỏi, mạnh khỏe. Mắt sáng, đọc sách bình thường, thậm chí còn làm việc qua mạng để tư vấn sức khỏe cho nhân dân một cách thành thạo với máy tính và các thiết bị công nghệ.

Giáo sư Từ Tích Sơn, thầy thuốc Đông y cấp quốc gia Trung Quốc, nguyên Trưởng khoa dược Bệnh viện Trung Y Chiết Giang (TQ): Bí mật sức khỏe là mỗi ngày nhai 1 nắm quả kỷ tử.

GS Sơn cho rằng, kiên trì ăn hạt kỷ tử còn tốt hơn uống đông trùng hạ thảo.

Mặc dù đông trùng hạ thảo được xem là thực phẩm bổ dưỡng hảo hạng và đắt đỏ, từ lâu đã nổi tiếng và được nhiều người ngưỡng mộ. Nhưng trên thực tế, những thứ quá đắt không phù hợp cho người dùng bình dân trong việc chăm sóc sức khỏe.

Đây là món khó mua, khó sử dụng vì bạn phải hiểu rõ cách dùng. Chỉ nên dùng với lượng ít, nếu dùng quá nhiều hoặc quá ít, đều không mang lại tác dụng như vốn có, thậm chí còn gây hại.

Không những thế, đông trùng hạ thảo quá đắt, lại hiệu quả cao quá, nên nếu dùng hàng ngày sẽ dẫn đến bị lạm dụng, quá liều, sai một chút có thể gây hại cho cơ thể. Cái mà chúng ta cần là một thực phẩm tốt nhưng giá cả bình dân, phổ biến, ai cũng có thể mua được.

giáo sư, buổi sáng, hạt kỳ tử, kỳ tử, đông y, trung quốc

Quả kỷ tử sau khi thu hoạch, phơi hoặc sấy khô, bảo quản kín và sử dụng quanh năm.

Xem thêm  Các triệu chứng sớm đáng chú ý của bệnh ung thư hạch: Biết sớm một chút, cứu sống cả đời

Kinh nghiệm riêng của GS Sơn, khi 70 tuổi ông mới chính thức nghỉ hưu. Kể từ đó, đã hơn 10 năm, ông duy trì mỗi buổi sáng ăn một nắm kỷ tử, sau khi thức dậy, số lượng khoảng 20 gam/ngày.

GS Sơn khuyên: Mọi người nên mua loại kỷ tử đường kính to, hạt nở, màu đỏ sẫm, không bị vết chấm đen, chọn những địa chỉ bán hàng đảm bảo chất lượng. Như vậy thì mới đảm bảo sau khi ăn vào có hiệu quả.

Loại kỷ tử quá nhỏ, thịt ít, lõi hạt to, vị đắng thì không phù hợp để ăn theo hình thức nhai hạt khô (giống như ăn nho khô).

giáo sư, buổi sáng, hạt kỳ tử, kỳ tử, đông y, trung quốc

Kỷ tử có thể loại bỏ bệnh tật, sống khỏe hơn

Việc nhai hạt kỷ tử khô từ xa xưa đã được ghi lại trong cuốn sách “Ngoại khoa toàn thư” rằng, buổi tối trước khi ngủ nhai 30g kỷ tử, chữa bệnh khát nước vào ban đêm. Nếu phơi khô hạt kỷ tử nghiền thành bột, sẽ chữa được bệnh viêm dạ dày, có hiệu quả tốt cho sức khỏe.

Sau khi tự trải nghiệm cá nhân, GS Sơn nhận thấy đây là một kinh nghiệm có rất nhiều lợi ích cho cơ thể vì vậy trong những năm sau đó, ông thường khuyên mọi người nên áp dụng giải pháp dưỡng sinh phòng bệnh đơn giản này.

Người cao tuổi dần có xu hướng yếu ớt sinh bệnh. Càng có tuổi sẽ dễ dàng rơi vào triệu chứng thiếu hụt các chất dinh dưỡng, tuyến nước bọt khô dẫn đến khô miệng và cổ họng, táo bón, ngũ tạng ngũ tạng đều nóng (lòng bàn tay, lòng bàn chân, tim) từ đó dễ đổ mồ hôi ban đêm hoặc mất ngủ… trong đó phổ biến là bệnh vệ gan thận thiếu âm, suy nhược.

Các triệu chứng bất thường xuất hiện như chóng mặt, nặng đầu, ù tai, mờ mắt, mất ngủ, bàn tay chân nóng, di tinh, đau lưng mỏi gối, lưỡi đỏ miệng khô, nhịp tim yếu, có thể thiếu sức sống, thiếu máu, kinh nguyệt không đều hoặc sốt cấp tính.

Tất cả những triệu chứng trên đây nếu xuất hiện nhiều lần thì ăn hạt kỷ tử có thể cải thiện tình hình.

Xem thêm  Bóp 10 đầu ngón tay: Tuyệt chiêu “kỳ diệu” trong Đông y bạn nên làm theo

Những công dụng khác của kỷ tử

1. Kéo dài tuổi thọ

Theo thống kê, kể từ triều đại nhà Hán đến triều đại nhà Thanh (TQ) có khoảng 32 tài liệu y tế nổi tiếng nhất ghi lại tác dụng của kỷ tử đối với việc dưỡng sinh và kéo dài tuổi thọ, Cụ thể có tới 384 trang nhắc đến tác dụng này.

giáo sư, buổi sáng, hạt kỳ tử, kỳ tử, đông y, trung quốc

2. Làm sáng mắt, sạch gan

Theo hồ sơ thảo dược cổ xưa ghi chép lại, kỷ tử có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện thị lực và sức khỏe toàn diện lên gan.

Các chuyên gia sức khỏe dưỡng sinh và đông đảo quần chúng đều tôn sùng giá trị của kỷ tử trong việc chăm sóc thị lực.

Ngoài ra, kỷ tử còn có tác dụng bổ thận ích tinh, là một sản phẩm lý tưởng để chăm sóc sức khỏe thể chất.

giáo sư, buổi sáng, hạt kỳ tử, kỳ tử, đông y, trung quốc

Kỷ tử được xem là vị thuốc Đông y phổ biến hàng đầu tại Trung Quốc.

3. Giảm sốt, làm tỉnh táo tinh thần

Nhà y học hiện đại nổi tiếng Trương Tích Thuần (TQ) cũng từng thông qua kinh nghiệm áp dụng của bản thân và nhấn mạnh rằng, kỷ tử có tác dụng rất tốt trong việc giảm sốt, hạ nhiệt cho cơ thể.

GS Sơn nói rằng, kể từ khi 50 tuổi trở đi, ông liên tục áp dụng kinh nghiệm cá nhân về tác dụng hạ sốt của kỷ tử chia sẻ cho nhiều bệnh nhân để sử dụng phòng ngừa cơ thể nóng, sốt.

Ông cho biết, sau khi trải nghiệm thực tế bản thân, nếu trước đây ông thường phải mang nước vào phòng ngủ, mỗi lần tỉnh dậy bị khô miệng, khát nước là ông uống ngay. Đêm nào cũng phải uống nước và đi tiểu đêm.

Nhưng sau khi ăn một nắm kỷ tử (khoảng 20g), bất kể là mùa đông hay mùa hè, thì ông có thể ngủ một mạch mà không phải tỉnh dậy uống nước, đồng thời cũng không phải đi tiểu đêm do uống nước. Điều này cho thấy kỷ tử rất phù hợp để bù nước, hạ sốt, tỉnh táo và sảng khoái tinh thần sau khi ngủ dậy.

*Theo Health/Sina/Soha