Thứ hai, Tháng Một 13
Shadow

Giết con để bảo vệ nhân tình, Thái hậu độc ác bất nhân bậc nhất lịch sử Trung Hoa nhận ngay quả báo thê thảm

Mẹ ra tay giết con ruột chỉ vì muốn bảo vệ nhân tình và thoải mái trong việc hoang đàng vô độ thì có vẻ quá sức tưởng tượng với nhiều người. Và câu chuyện ngoài tưởng tượng ấy lại là câu chuyện có thật vào triều đại Bắc Ngụy, Trung Hoa phong kiến. Nhưng quả báo không chừa một ai…

Giết chính người thân ruột thịt của mình chỉ vì quyền lực có lẽ là chuyện không còn hiếm trong dòng lịch sử hưng suy ở các triều đại phong kiến Trung Hoa.

Ấy thế mà, mẹ ra tay giết con chỉ vì muốn bảo vệ nhân tình và thoải mái trong việc tư thông hoang đàng vô độ thì có vẻ quá sức tưởng tượng với nhiều người. Và câu chuyện ngoài tưởng tượng ấy lại là câu chuyện có thật vào triều đại Bắc Ngụy.

(Ảnh minh họa)

Nữ nhân có số đại quý từ khi sinh ra trở thành mẹ của Thái tử

Nhân vật chính được điểm mặt gọi tên khi có hành vi tàn bạo mất hết nhân tính ấy không ai khác, chính là Thái hậu Hồ thị. Sử liệu ghi chép, Hồ thị xuất sinh trong một gia đình quan Tư đồ làm việc trong triều đình Bắc Tề lúc bấy giờ.

Ngày nàng sinh ra, bốn góc trời hào quang ửng đỏ khiến dân chúng rất lấy làm hiếu kỳ. Nhiều thầy tướng, thầy thông thiên dựa vào hiện tượng lạ này mà cho rằng, Hồ thị tương lai sẽ sớm trở thành quốc mẫu của giang sơn.

Quẻ bói tương lai sớm ứng vận, khi Hồ thị đến tuổi trưởng thành nàng được Tuyên Vũ Đế triệu gọi nhập cung làm Thừa Hoa – một tước hiệu phi tần của triều Bắc Ngụy.

Vốn xinh đẹp, thông minh lại mang cốt cách phi phàm, cùng với điềm lành từ khi sinh ra nên từ khi nhập cung, Hồ thị được Hoàng đế hết mực sủng ái và ban cho rất nhiều vinh hoa phú quý.

(Ảnh minh họa)

Không lâu sau đó, Hồ thị hạ sinh một người con trai, đặt tên là Nguyên Hủ. Đứa con này, cũng được Tuyên Vũ Đế vô cùng yêu quý và phong làm Thái tử.

Đáng nói hơn, vào triều Bắc Ngụy từng có trường hợp Thái hậu lộng quyền, làm triều đình hỗn loạn nên từ sớm đã có luật bất kỳ ai được phong làm Thái tử, thì ngạch nương sẽ được ban chết, may thay vì Hồ thị quá được sủng ái, nên nàng nghiễm nhiên vượt qua được “cửa tử” này.

Hoàng đế băng hà, Thái hậu thâu tóm quyền lực và tự xưng là “trẫm”

Sau khi thoát chết chỉ vì con trai được trở thành người kế thừa ngai vàng sau này, Hồ thị liền được tấn phong trở thành Sung Hoa.

Từ đó, nàng sống cuộc đời vô cùng bình lặng, vô cùng hạnh phúc, được người người kính nể. Mãi cho đến khi Tuyên Vũ Đế qua đời…

Xem thêm  Bóc trần sự thật lịch sử về Hoàng hậu Ki: Thủ đoạn ngoài đời còn cao tay hơn trên phim ảnh

Năm 515, Bắc Ngụy Tuyên Vũ Đế qua đời, con trai Hồ thị là Nguyên Hủ lên ngôi khi vừa tròn 6 tuổi. Riêng Hồ thị được phong làm Thái phi.

Tuy nhiên, Thái hậu lúc bấy giờ là Cao thị – chính thất của tiên đế lại cho rằng, Nguyên Hủ nối ngôi khi còn quá nhỏ chắc chắn quyền lực sẽ rơi vào tay Hồ Thái phi. Thế là, năm lần bảy lượt Cao thị bày mưu giết Hồ thị.

Ảnh minh họa)

Đáng tiếc, Hồ thị mạng lớn, qua bao năm vẫn bình an vô sự, vẫn cùng con trai kiểm soát triều đình. Cao Thái hậu quá bất mãn với điều đó nên đã xuống tóc đi tu.

Lúc này, Hồ thị liền được phong làm Hồ Hoàng Thái hậu và có quyền lực tối cao ở triều Bắc Ngụy: quần thần gọi là Hoàng Thái hậu điện hạ, sau đó lại đổi thành Hoàng Thái hậu bệ hạ, Hồ thị cũng tự xưng là “trẫm”.

Sở thích quái đản của Thái hậu 33 tuổi: “sưu tầm” mỹ nam nhân gian

Tuy nhiên, do việc cai trị quá mềm mỏng của Hồ Thái hậu mà triều chính Bắc Ngụy cứ suy yếu dần. Dân chúng lầm than, thiên tai xảy ra liên miên, trong khi đó quan lại thì tham nhũng. Tất nhiên, những quan đại thần đều nhìn thấy nhưng vẫn chưa dám lên tiếng chê trách Thái hậu.

Và chính vì cứ nghĩ việc triều chính sóng yên biển lặng, các buổi thiết triều nhàn nhã mà chẳng có mấy ai ý kiến gì, Hồ Thái hậu liền sinh tật xấu để cuộc sống chốn cung cấm của mình bớt tẻ nhạt.

Ảnh minh họa)

Tật xấu đó chính là hoàng đàn, thích “sưu tầm” các nam nhân trẻ tuổi. Cụ thể, Hồ Thái hậu 33 tuổi này rất “nhiệt tình” trong việc tìm kiếm các mỹ nam tử, dù ở đâu bà cũng liền cho người triệu gọi vào cung để gặp mặt.

Ai đáp ứng được đủ tiêu chí của bà, bà sẽ giữ lại cung mà ngày ngày hầu hạ. Và nổi bật nhất trong danh sách những nam nhân được Thái hậu sủng ái chính là cái tên Nguyên Dịch – một đại mỹ nam nhân gian mà Thái hậu vô cùng yêu quý.

Nhưng do quá yêu chiều tình trẻ, Thái hậu đã không nhận ra mình đang trượt dài trên con đường trị nước bên cạnh cậu con trai Hoàng đế còn quá bé nhỏ.

Để rồi, khi Nguyên Dịch ngày càng lộng hành, nắm giữ quyền lực gần như là bao trùm cung đình, các quan đại thần mới thật sự “ra tay” để khiến Thái hậu tỉnh ngộ.

(Ảnh minh họa)

Sau 5 năm bị giam cầm vì hoang đàng vô độ, Thái hậu vẫn chứng nào tật nấy

Xem thêm  Ép con gái lấy kẻ đáng tuổi ông, Tần vương sốc khi thấy con sau đêm động phòng

Tháng 7 năm 520, Nguyên Xoa liên kết với Lưu Đằng (hai vị đại thần trong triều Bắc Ngụy) tố cáo Nguyên Dịch mưu phản, cướp ngôi rồi lấy cớ đó tiến hành một cuộc chính biến chống lại Hồ Thái hậu và Nguyên Dịch.

Hậu quả, Nguyên Dịch bị giết chết còn Hồ Thái hậu bị quản thúc trong cung, ngày ngày suy nghĩ về những việc mình đã làm.

5 năm sau đó, lệnh cấm túc Thái hậu được bãi bỏ, Hồ Thái hậu tiếp tục nắm quyền nhiếp chính cùng con trai Nguyên Hủ.

Đáng tiếc, cứ tưởng suốt 5 năm bị giam cầm, bà sẽ thức tỉnh mà lấy mình làm gương cho chúng quần thần, cũng như là coi giang sơn xã tắc làm trọng. Nhưng không, Hồ Thái hậu vẫn chứng nào tật nấy. Lần này, tình nhân của bà chính là Trịnh Nghiễm.

(Ảnh minh họa)

Tuy vậy mà, khi Hồ Thái hậu trao tay quá nhiều quyền lực cho Trịnh Nghiễm cũng là lúc Nguyên Hủ trưởng thành.

Vị Hoàng đế trẻ tuổi này cảm thấy mẹ mình thật quá quắt, nên bằng quyền lực của một người nắm giữ ngai vàng, Nguyên Hủ ra sức ngăn cản việc Hồ Thái hậu tiếp tục làm xấu mặt Hoàng tộc.

Thái hậu bất nhân giết con để bảo vệ nhân tình và quả báo thê thảm

Cảm thấy con trai của mình không còn nghe lời mình như xưa, Thái hậu cũng không thể ngồi yên.

Bà “phản đòn” con ruột mình bằng nhiều cách, nào là giết chết những tai mắt của Nguyên Hủ xung quanh mình, giết cả những cận thần ngày đêm chỉ trích mình trước mặt Nguyên Hủ. Mối quan hệ mẹ con từ đây rạn nứt dần. Mặc khác, Trịnh Nghiễm thừa nước đục thả câu, tiếp tục tác oai tác quái.

(Ảnh minh họa)

Không thể chịu đựng nổi nữa, năm 528, do căm ghét Trịnh Nghiễm, Hoàng đế Nguyên Hủ yêu cầu cứu viện một tướng ở ngoại thành đưa quân đánh vào triều đình để giết Trịnh Nghiễm.

Tuy nhiên, trước khi quân cứu viện vào tới cung, thì chuyện đã tới tai Hồ Thái hậu, bà tức giận hạ độc giết chết Nguyên Hủ – người con trai mà bà đứt ruột đẻ ra. Năm đó, Nguyên hủ vừa tròn 19 tuổi.

Giết chết thiên tử, đồng nghĩa với tội tày trời không thể dung thứ dù cho người ra tay chính là Thái hậu.

Thế là Hồ Thái hậu đã phải trả một cái giá đắt cho hành vi càng quấy, mất hết tính người của mình: Bà bị quân cứu viện dìm chết dưới sông Hoàng Hà trước khi kịp xuống tóc trốn vào Chùa. Về phần tình nhân Trịnh Nghiễm, hắn bỏ lại bà đã cao chạy xa bay, không ai biết rõ tung tích.

Theo Trí thức trẻ

Link