Thứ Sáu, Tháng Ba 29
Shadow

Gợi ý cho mẹ 4 tuyệt chiêu siêu hiệu quả giúp “trị” ngay thói hay ăn vạ, hờn dỗi của con ở nơi công cộng

Ăn vạ là hành vi phổ biến hay gặp ở trẻ nhỏ từ 1-5 tuổi, thể hiện sự ương bướng, la hét, khóc đòi bằng được, tức giận, thậm chí đánh lại cha mẹ, nằm khóc ăn vạ bất kể ở nhà hay ở chốn đông người.

Xem thêm  "Dắt túi" ngay những mẹo giúp bé tắt tivi, ipad dễ dàng mà không có cơn ăn vạ nào xảy ra

rẻ ăn vạ ở nhà vốn đã khó xử, ở chốn đông người bố mẹ càng bối rối và e ngại với những người xung quanh hơn. Thông thường, khi bé khóc lóc và ăn vạ ngay chỗ đông người, bố mẹ thường cảm thấy rất khó xử và khá xấu hổ khi xung quanh toàn là người lạ đang tò mò, xì xào bàn tán.

ăn vạ

Khóc lóc, ăn vạ là hành vi phổ biến của trẻ từ 1-5 tuổi (Ảnh minh họa)

Tiến sĩ phân tích hành vi Wendela Whitcomb Marsh cho hay: “Thật khó để đưa bé đến những nơi công cộng, chỗ đông người khi con hờn dỗi, ăn vạ. Bạn có thể lo lắng vì những người khác sẽ bàn tán, phán xét bạn. Nhưng bạn cần nhớ rằng ăn vạ là hành động của con bạn chứ không phải của bố mẹ. Nó nằm ngoài tầm kiểm soát của trẻ và trẻ không cố tình làm hỏng chuyến đi của gia đình”.

Để đối phó và dẹp tan thói ăn vạ, bướng bỉnh của trẻ nhất là ở chỗ đông người, ngoài cách đưa trẻ ra khỏi tình huống khiến trẻ ăn vạ ngay lập tức thì cha mẹ hãy tham khảo tuyệt chiêu 4S (Stop, Squat, Shhh, and Sing) khá hiệu quả dưới đây.

1. Stop – Tạm dừng và tập trung chú ý

ăn vạ

Khi thấy trẻ có dấu hiệu bắt đầu ăn vạ, mẹ hãy dừng các hoạt động và tập trung để tìm hiểu chính xác chuyện gì đang xảy ra, nguyên nhân nào khiến bé la hét, khóc lóc. Có thể bé bị đau, hoặc đơn giản là bé đang buồn ngủ quá mà thôi.

2. Squat – Ngồi xuống ngang bằng với con

ăn vạ

Đây là một mẹo mà Công nương Kate Middleton và Hoàng tử William nước Anh thường làm mỗi khi cần nói chuyện với con. Bằng cách ngồi hoặc cúi xuống ngang với tầm nhìn của con, bố mẹ sẽ thu hút sự chú ý của trẻ và khuyến khích trẻ chia sẻ, trò chuyện nhiều hơn.

3. Shhh – Làm dấu hiệu để trẻ bình tĩnh

ăn vạ

Bố mẹ hãy ra dấu hiệu để giúp con bình tĩnh hơn như mỉm cười, hạ thấp giọng, thao tác chậm rãi hơn. Bé sẽ bắt tín hiệu và mẹ sẽ có cơ hội để lại gần xoa dịu cơn ăn vạ của bé.

4. Sing – Hát bài hát quen thuộc

ăn vạ

Nếu nói chuyện nhẹ nhàng mà vẫn không hiệu quả, mẹ hãy thử hát một bài hát ru hoặc bài hát yêu thích nào đó của con. Chuyên gia cho rằng giai điệu quen thuộc có thể an ủi và xoa dịu bé trong lúc giận dữ.

Tiến sĩ Marsh chia sẻ thêm rằng: “Nếu bạn không thể rời đi nơi khác, chẳng hạn như trên máy bay, thì hãy cố gắng giữ con bạn ở tư thế thoải mái nhất. Mẹ có thể kề miệng gần tai và thì thầm, chậm rãi, bình tĩnh, đồng thời tiếp tục di chuyển theo bất cứ cách nào mà trẻ thấy thoải mái, dễ chịu. Trẻ cần cảm giác được yêu thương và an ủi thay vì trấn áp và quát nạt.”

ăn vạ

Trẻ cần cảm giác được yêu thương và an ủi thay vì trấn áp và quát nạt (Ảnh minh họa)

Ngoài ra còn có một số cách khác giúp cha mẹ nhanh chóng dẹp tan cơn ăn vạ của con như sau:

Giả vờ như đang ở nhà: Mẹ hãy cố gắng đánh lạc hướng bé, làm như bé đang ở nhà và không bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh đang nhìn theo dò xét để giúp bé bình tĩnh hơn, bớt căng thẳng.

Hướng dẫn bé hít thở sâu: Nghe có vẻ không hợp lý vì bé đang ăn vạ và gào khóc thì làm sao mà hít thở được. Nhưng mẹ hãy chuyển sự chú ý của bé xuống cái rốn chẳng hạn, và đề nghị bé tập hít thở sâu, cơn ăn vạ ít nhất cũng giảm được phần nào.

– Con càng hét thì mẹ phải càng nhỏ nhẹ: Mẹ tuyệt đối không nên lớn tiếng quát nạt trẻ vì nó chỉ làm tăng thêm sự kích thích để trẻ ăn vạ thêm. Sự bình tĩnh và giọng nói nhỏ nhẹ của mẹ cũng phần nào giúp trẻ bình tĩnh trở lại.

– Cho con sự lựa chọn: Khi trẻ ăn vạ, thay vì bắt ép trẻ làm theo ý mình thì mẹ hãy cho con cơ hội được lựa chọn. Có thể trẻ đang khá giận dữ vì bị ép buộc làm điều mình không muốn.

Xem thêm  10 thói quen xấu làm cạn kiệt năng lượng của bạn và cách để thay đổi chúng

Phương Nguyễn – Helino

Link