Thứ ba, Tháng mười hai 24
Shadow

GS.TS. Trần Khả Kỳ chia sẻ 10 bí quyết nâng cao tuổi thọ: Muốn khỏe đừng chỉ dựa vào thuốc

bí quyết, nâng cao tuổi thọ, trần khả kỳ

Sau đây là 10 nội dung chia sẻ của GS.TS. Trần Khả Kỳ – Quốc y đại sư ưu tú Trung Quốc về sức khỏe và cách dưỡng sinh. Nếu chúng ta sớm áp dụng những lời khuyên này, sẽ rất có ích.

Viện sĩ Trần Khả Kỳ sinh tháng 10 năm 1930 tại Phúc Kiến, Trung Quốc. Ông là Giáo sư, Tiến sĩ, Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc, Giảng viên y khoa, là Quốc y đại sư thế hệ thứ hai tại Trung Quốc. Ông đồng thời là chuyên gia nổi tiếng khoa nội Đông Tây y kết hợp, chuyên ngành tim mạch, được hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc.

Hiện nay, đại sư Kỳ đã hơn 88 tuổi, trải qua gần 9 thập kỷ đời người với nhiều thăng trầm, ông theo chuyên ngành tim mạch và bản thân đã có những trải nghiệm đáng nhớ. Ông cho rằng, ruốt cuộc thì cả một đời người, hưởng thọ như vậy cũng là quá ngắn ngủi.

Ông từng có nhiều bài viết, bài diễn thuyết, bài báo nói về việc chăm sóc sức khỏe, dưỡng sinh. Những lời nói của ông luôn đi ngược với suy nghĩ của đám đông, làm thức tỉnh nhiều người. Phần tóm tắt nội dung trong bài viết này ít nhiều sẽ giúp bạn có cái nhìn khác, hy vọng bạn sẽ quan tâm đọc kỹ.

1. Thích sử dụng thuốc uống không phải là giải pháp hay

Bây giờ nhiều người không chú ý đến việc phòng ngừa bệnh tật từ trước, nhưng lại rất quan tâm đến việc sau khi mắc bệnh thì uống thuốc như thế nào, có vẻ như uống thuốc đối với họ mới là cách để giữ gìn sức khỏe, đó chính là một quan niệm hoàn toàn ngược đời.

Những người cao tuổi hiện nay cũng rất nhiệt tình trong việc mua thuốc, cứ hễ có bệnh là nhanh chóng mua thuốc về uống, điều này không phải là cách quản lý sức khoẻ tốt nhất và không có lợi cho sức khoẻ của người cao tuổi.

Đã gọi là thuốc, thì chỉ có 1 phần tốt 3 phần độc, cơ thể của người cao tuổi đã lão hóa, các bộ phận đã suy giảm chức năng hoạt động, đặc biệt là lượng máu trong gan hoạt động ít dần, các hoạt động thanh lọc tại gan giảm, khi thuốc đi qua gan chuyển hóa thấp, dẫn tới nồng độ thuốc trong máu tăng ở những mức độ khác nhau, từ đó gây ra các phản ứng phụ.

Tất nhiên, nói vậy không có nghĩa là khi mắc bệnh sẽ không dùng thuốc, thực sự bị bệnh thì đương nhiên phải uống thuốc. Chỉ là khi bạn đang hoàn toàn khỏe mạnh, chưa có bệnh, tranh thủ thời gian phòng bệnh, như vậy thì mới không phải uống thuốc, chẳng phải là giải pháp duy trì sức khỏe tốt nhất hay sao?

Xin hãy nhớ rằng, bất kỳ thời gian nào trong cuộc đời, phòng bệnh đều quan trọng hơn chữa bệnh.

bí quyết, nâng cao tuổi thọ, trần khả kỳ

2. Sống được đến bao nhiêu tuổi, 60% tùy thuộc vào chính bạn

Tuổi thọ của một người thông thường có khoảng 15% phụ thuộc vào di truyền, nhưng có tới 60% được quyết định bởi chính cá nhân người đó. Do vậy, từ khi còn nhỏ bạn cần phải biết đến việc chăm sóc sức khoẻ.

20 tuổi là bạn đã phải nên tự biết cách chăm sóc sức khỏe một cách cẩn thận. 40 tuổi, các chỉ số sức khỏe nên ở mức bình thường. Trước 60 tuổi, người chưa có bệnh. 80 tuổi nếu còn bơi lội thì người chưa già. 90 tuổi vẫn còn có thể chạy những bước nhẹ nhàng. Thì cứ như vậy nhẹ nhàng sống lên trăm tuổi.

3. Dù quyền cao chức trọng, tiền bạc chất đầy, vua hay dân thì rồi chết cũng là hết

Chúng ta đều hiểu rõ các triết lý sống đơn giản rằng, dù có chức vị cao đến đâu, tiền của nhiều đến đâu, vua quan hay thường dân, thì khi chết đi cũng chỉ còn là nắm đất dưới mồ. Nhà giàu vạn bạc, cũng chỉ ăn ngày 3 bữa, đất đai dài rộng cỡ nào, khi ngủ cũng chỉ cần chiếc giường nhỏ.

Muốn chăm sóc trái tim khỏe mạnh, bạn không cần phải quá tham lam. Hãy sống thật tốt, không cần leo quá cao, không cần so sánh, không tự tức tối hay căm giận chính mình.

Khi chúng ta sống, trạng thái tâm lý ổn định là rất quan trọng. Tuổi càng cao, thì lại càng cần phải sống thật nhiệt tình, năng nổ. Hãy làm nhiều hơn những việc mà mình muốn làm, tâm trạng không nên để biến động, rối loạn, không để cho cuộc sống trở nên lười biếng và bó hẹp một cách mệt mỏi.

Khi gặp bất kỳ chuyện gì, dù là thế nào, cũng nên để cho cơ thể thoải mái, tâm trạng dễ chịu.

Mỗi ngày dù kiếm được bao nhiêu tiền, ít cũng nên vui mừng, nhiều cũng vẫn giữ thái độ bình thường như thế.

Xem thêm  Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải qua đời

Mỗi ngày ăn 3 bữa cơm, ít đạm nhiều rau, thức ăn mặn hay nhạt, món ăn ngon hay dở thì vẫn cứ nên ăn uống một cách ngọt ngào hạnh phúc.

Quần áo không nên quá cầu kỳ chọn lựa, mới cũng là đồ để làm mát giữ ấm, cũ cũng là đồ để che thân đỡ lạnh. Quần áo phấn son nhiều hay ít, suy cho cùng cũng chỉ là hình thức bề ngoài.

bí quyết, nâng cao tuổi thọ, trần khả kỳ

4. Vợ chồng giữ được quan hệ tốt, chính là cách chống lão hóa tốt nhất

Mối quan hệ tốt đẹp giữa chồng và vợ, được so sánh là những địa danh và phong cảnh tuyệt vời nhất. Ngay từ khi còn trẻ, trước khi bạn kết hôn, việc tìm kiếm bạn đời cũng nên có những “tiêu chuẩn” nhất định.

Bạn nên kết hôn với một người, mà họ dám thề rằng nếu không phải là bạn, thì họ sẽ không kết hôn với người khác. Ngay kể cả khi phát hiện ra bạn là người có rất nhiều khiếm khuyết, họ vẫn chấp nhận lựa chọn bạn, quyết tâm kết hôn với bạn.

Bạn đời tốt là mẫu người chấp nhận sự khác biệt của nhau, không phải chồng/vợ bạn thích ăn gì, là bạn phải thích ăn món đó. Mà có thể là, ai ăn gì thì tùy sở thích của người đó. Bạn thích ăn lòng trắng trứng gà, mà bạn đời của bạn thích ăn lòng đỏ, cũng không sao, mỗi người luôn được sống theo sở thích của mình.

Người vợ/chồng tốt không phải là người thích chờ đến trời tối, nắm tay bạn vui vẻ đi vào khách sạn, nhà hàng, mà là người đứng cửa chờ mong bạn về để cùng nhau ăn bữa tối.

bí quyết, nâng cao tuổi thọ, trần khả kỳ

5. Ăn tối sai cách thì toàn thân ốm yếu, bệnh tật tiềm tàng

Vào bữa sáng bạn nên ăn uống thật tốt, đặc biệt là món cháo yến mạch. Trong yến mạch rất giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan, có thể ngăn chặn sự hấp thu cholesterol và chất béo trong đường tiêu hóa, giúp giảm mỡ máu và có tác dụng làm giảm chất béo và cholesterol trong cơ thể.

Ăn trưa thì nên ăn đầy đủ, bạn có thể ăn nhiều sản phẩm đậu nành, có lợi cho việc làm hạ cholesterol.

Bữa tối đừng bao giờ ăn quá no. Nếu ăn tối quá nhiều trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng đến việc bài tiết insulin, tăng tốc lão hóa, và sau đó gây ra tiểu đường.

Ngoài ra, khi ăn quá nhiều, cơ thể không thể tiêu hóa hoàn toàn chất đạm, dưới tác động của vi khuẩn đường ruột sẽ sản sinh ra các chất độc hại. Vào ban đêm, đường ruột hoạt động chậm hơn, sẽ kéo dài thời gian tích tụ và lưu lại các chất độc hại trong ruột, từ đó làm tăng tỷ lệ ung thư đại trực tràng, nội tạng kết sỏi, gan nhiễm mỡ và các bệnh khác.

Mỗi bữa tối chỉ nên ăn no khoảng 80%, “Dược vương” Tôn Tư Mạc từng nói, người nào không biết cách ăn uống, là không biết cách chăm sóc sức khỏe. Khi bạn cảm thấy có thể ăn thêm nửa bát cơm nữa, chính là lúc bạn nên dừng bữa ăn tối và rời khỏi bàn ăn.

Bữa tối nên ưu tiên ăn các thực phẩm thô, ăn thanh đạm, ăn có định lượng nhất định, đừng ăn nhiều, ăn tạp. Thời gian để ăn tối tốt nhất nên là khung giờ từ 6-7 giờ tối.

bí quyết, nâng cao tuổi thọ, trần khả kỳ

6. Những thực phẩm tốt cho sức khỏe bạn nên ưu tiên ăn thường xuyên hơn

Tất cả những ai quen biết với tôi đều biết rõ rằng tôi đặc biệt yêu quý 6 loại thực phẩm.

1, Tỏi: Mỗi ngày nên ăn 1-2 tép tỏi, ăn sống hoặc ăn chín đều được. Tỏi chứa các hợp chất lưu huỳnh có thể trực tiếp ức chế sự tổng hợp cholesterol trong gan.

2, Hành tây: Hành ăn sống có thể sẽ tốt hơn, càng nấu kỹ bao nhiêu thì sẽ làm làm giảm tác dụng hạ cholesterol bấy nhiêu.

3, Dầu ôliu: Khuyến nghị ăn nhiều dầu ôliu, có thể có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch.

4, Cá hồi: Ăn cá hồi nhiều hơn vì đây là thực phẩm chứa các axit béo Omega-3, chế biến bằng cách hấp là tốt nhất.

5, Gừng cho vào canh/trà: Tiêu thụ vừa phải gừng trong khi nấu canh, hoặc phơi gừng khô nghiền thành bột pha nước trà uống nóng cũng rất tốt. Gừng chứa các thành phần shogaol có thể điều chỉnh lipid máu.

6, Gạo đỏ/gạo lứt: Ngoài việc dùng để nấu rượu, gạo đỏ còn có thể dùng để chế biến các món ăn, có thể làm giảm cholesterol.

Tóm lại, bất kể là bạn ăn uống như thế nào, tôi khuyên bạn nên ăn uống cân bằng dinh dưỡng, ăn có nguyên tắc và thanh đạm một chút.

Xem thêm  Lá thư 10 câu cụ già viết gửi con, dù các con bạn đã lớn đến đâu cũng nên cho chúng đọc!

7. Nguyên tắc quan trọng về chế độ ăn uống

Thường xuyên ăn sữa chua

Không hút thuốc

bí quyết, nâng cao tuổi thọ, trần khả kỳ

Nên ăn thêm ngũ cốc thô và rau củ quả

Chú ý đến bữa ăn sáng nhiều hơn ăn tối

Kiểm soát lượng muối ăn hàng ngày

Sau khi ngủ dậy, nên đánh răng trước khi uống nước

Một ngày ăn 2 quả táo có thể cải thiện táo bón hiệu quả

Ăn chay hoàn toàn có thể dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng

Ăn cá ít nhất mỗi tuần một lần

Tránh xa nước ngọt và các loại nước uống có ga khác

Đừng ăn món nước lẩu đã được đun nấu quá lâu.

8. Nguyên tắc về tập luyện

1. Thường xuyên ưu tiên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

2. Phát triển thói quen ngâm chân nước nóng

3. Khi đi xuống cầu thang không nên dùng thang máy, ưu tiên đi bộ

4. Tập thể dục ít nhất nửa giờ mỗi ngày, thay vì 3 giờ vào cuối tuần

5. Nghỉ/ngủ trưa cũng là thời điểm tốt để chăm sóc cho sức khoẻ, không nhất thiết phải chờ đến đêm mới bắt đầu nghỉ ngơi

6. Ngủ trên một chiếc đệm/giường có độ cứng vừa phải sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ của xương sống (không nên ngủ đệm quá mềm).

7. Đến các bệnh viện chính thống để chăm sóc sức khỏe, mát xa cơ thể thay vì đến các cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp.

8. Tập thể dục với tư thế chính xác quan trọng hơn là tập luyện chuyên sâu đặc biệt.

bí quyết, nâng cao tuổi thọ, trần khả kỳ

9. Bài thuốc dành riêng cho người bị bệnh tim mạch huyết quản

Hầu hết những người mắc bệnh tim mạch ở Trung Quốc đều biết đến danh tiếng của giáo sư Trần Khả Kỳ, bởi ông có những thành tựu điều trị bệnh tim mạch vô cùng nổi tiếng. Đối với những người có bệnh mỡ máu cao, nhồi máu cơ tim phục hồi chức năng, ông có một cách rất đơn giản, thường xuyên khuyên bệnh nhân của mình là nên ăn bát canh thuốc này.

Nguồn gốc của thực đơn về món canh chữa bệnh tim mạch của giáo sư Kỳ bắt nguồn từ nhân vật nổi tiếng, đó là chuyên gia Đông y kỳ cựu Triệu Tích Vũ, Quách Sĩ Ngụy bào chế ra để điều trị các bệnh về cao huyết áp và bệnh tim mạch vành. Món canh thông mạch máu của giáo sư Kỳ ra đời dựa trên quá trình nghiên cứu và thử nghiệm của cá nhân ông và bệnh nhân của ông.

Bệnh nhân nhồi máu cơ tim sau phẫu thuật có thể dùng món canh thuốc này dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, giúp phục hồi sau phẫu thuật, có thể trì hoãn bệnh phát triển.

Công thức món canh thông tắc mạch:

10-15g nhân sâm tươi phơi nắng, 15g hoàng kỳ tươi, 15g đan sâm, 15g đương quy, 10g nguyên hồ, 10g xuyên khung, 12-18g hoắc hương, 10-15g bội lan, 10g vỏ quýt khô (trần bì), 10 g bán hạ, 10g đại hoàng tươi.

Tình huống áp dụng:

Bài thuốc này không chỉ dùng cho bệnh nhân bị bệnh nhồi máu cơ tim, phàm là những người có bệnh liên quan đến tim huyết quản bao gồm cao huyết áp, xơ vữa động mạch vành, loạn nhịp tim, đau thắt ngực và các triệu chứng khác đều có thể sử dụng.

Canh thông tắc mạch của giáo sư Trần Khả Kỳ là bài thuốc được sử dụng nhiều nằm trong bệnh viện, cũng là đơn thuốc Đông y mà giáo sư Kỳ điều trị bệnh thường xuyên. Nhưng do mỗi người có thể trạng sức khỏe và tình trạng bệnh khác nhau, nên khi sử dụng đều phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

bí quyết, nâng cao tuổi thọ, trần khả kỳ

10. Bí quyết làm hạ mỡ máu: Gừng tỏi hành là những gia vị thần kỳ

Quốc y đại sư Trần Khả Kỳ là người rất nổi tiếng trong điều trị bệnh tim mạch huyết quản, những người biết đến ông đều hiểu sở thích của ôn glaf rất thích ăn tỏi và hành tây.

Giáo sư Kỳ từng nói rằng, mỗi ngày ăn 1 vài tép tỏi, tỏi sống hoặc nấu chín đều được, có thể giúp ức chế sự tổng hợp cholesterol trong gan, nhưng hành tây thì nên ăn sống tốt hơn, nếu nấu trong một thời gian dài, tác dụng làm giảm cholesterol sẽ bị giảm.

Đối với những người bị chứng tăng lipid máu thông thường, ông khuyên mọi người nên uống nước hoặc canh gừng để điều chỉnh.

Gừng có chứa shogaol và các chất khác, có tác dụng làm giảm mỡ máu. Có thể phơi khô gừng, tán thành bột rồi pha với nước trà uống cũng có tác dụng tốt.

Viện sĩ Kỳ cho rằng, bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và hội chứng chuyển hóa là ba yếu tố nguy cơ phổ biến đối với các bệnh tim mạch. Người bệnh cần phải được điều trị khoa học, chú ý đến chăm sóc cơ thể thường xuyên.

*Theo Health/TT/Soha