Thứ bảy, Tháng mười hai 7
Shadow

Hà Nội trưng bày phối cảnh ga tàu điện ngầm cạnh Hồ Gươm

Ga C9 là một trong 7 nhà ga ngầm của dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo.

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về ga tàu điện ngầm cạnh Hồ Gươm

 

hà nội, ga tàu điện ngầm, hồ gươm, đường sắt đô thị

Sáng 9/3, sáu bản vẽ phối cảnh chi tiết phương án tổng mặt bằng ga ngầm C9, tuyến đường sắt đô thị số 2 (đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo) được trưng bày tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm, số 2 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm để lấy ý kiến người dân.

hà nội, ga tàu điện ngầm, hồ gươm, đường sắt đô thị

Khu vực xây dựng ga tàu điện ngầm (C9) có nhiều công trình văn hóa lịch sử nổi tiếng như Hồ Gươm, Tháp Bút, tượng đài Cảm tử…

Vị trí tuyến ga ngầm C9 liên quan chặt chẽ tới vị trí hướng tuyến hầm đường sắt qua ga và tại hai đầu ga. Hướng tuyến hầm được thiết kế tránh ảnh hưởng không đáng có cho các công trình trên mặt đất và tránh phức tạp phát sinh khi thi công; tránh công trình kiến trúc căn hóa lịch sử.

hà nội, ga tàu điện ngầm, hồ gươm, đường sắt đô thị

Theo quy hoạch, ga C9 có bốn cửa lên xuống, trong đó cửa số một được bố trí cùng cụm công trình phụ trợ trong khuôn viên Tổng công ty Điện lực Hà Nội.

hà nội, ga tàu điện ngầm, hồ gươm, đường sắt đô thị

Phối cảnh mặt bằng cụm công trình phụ trợ cửa lên xuống số một.

Xem thêm  Vụ máy bay rơi lốp: Tịch thu bằng lái phi công vô thời hạn

Ga C9 là một trong 7 nhà ga ngầm của Dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị thành phố Hà Nội (số 2), đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo.

hà nội, ga tàu điện ngầm, hồ gươm, đường sắt đô thị

Phối cảnh mặt bằng tháp thông gió và cửa lên xuống số hai, có một phần nằm trên vỉa hè đường Trần Nguyên Hãn và trên một phần đất của Tổng công ty Điện lực miền Bắc

 

hà nội, ga tàu điện ngầm, hồ gươm, đường sắt đô thị

Mặt bằng và cảnh quan cửa lên xuống số 3, nằm trong khu vực vườn hoa Hồ Gươm (khu vực nhà vệ sinh đối diện Tổng công ty Điện lực Hà Nội).

hà nội, ga tàu điện ngầm, hồ gươm, đường sắt đô thị

Phối cảnh và mặt bằng cửa lên xuống 4.

Cửa lên xuống số 4 có hai phương án, nằm ở phía trước điểm thông tin và hỗ trợ khách du lịch (cửa hàng Hồ Gươm Audio – Video Hà Nội cũ) hoặc dịch chuyển vị trí ra phố Hàng Dầu để tránh xâm phạm vào vùng bảo vệ I của di tích đền Bà Kiệu.

hà nội, ga tàu điện ngầm, hồ gươm, đường sắt đô thị

Hầm ngầm thi công bằng máy khoan (TBM).

hà nội, ga tàu điện ngầm, hồ gươm, đường sắt đô thị

Mức lún xung quanh ga C9 dự đoán sau khi thi công nhà ga.

hà nội, ga tàu điện ngầm, hồ gươm, đường sắt đô thị

Phân luồng giao thông cho thi công ga C9 giai đoạn một.

hà nội, ga tàu điện ngầm, hồ gươm, đường sắt đô thị

Cảnh quan sau khi công trình thi công xong.

Nhà ga C9 có vị trí quan trọng và nhạy cảm của Thủ đô nên việc lập quy hoạch được tiến hành thận trọng. Việc quy hoạch vị trí tuyến, vị trí ga, vị trí các công trình phụ trợ và cửa lên xuống đã được nghiên cứu từ năm 2004, tham vấn đầy đủ ý kiến các bộ ngành, địa phương và công đồng dân cư liên quan.

Xem thêm  Công an Cần Thơ: Không 'gài bẫy' vụ đổi 100 USD để phạt tiệm vàng

Theo Vnexpress