Thứ năm, Tháng mười hai 5
Shadow

Hành trình xuyên đêm nhặt xác thai nhi và cuộc chạy đua để cứu sống em bé trong túi rác

Vượt qua màn đêm, mưa gió,… hàng ngày, những tình nguyện viên vẫn rong ruổi trên khắp con phố để lượm nhặt thai nhi bị từ chối sự sống từ trong bụng mẹ.Tạm dừngThời gian hiện tại0:14/Độ dài4:12Đã tải: 0%Tiến trình: 0%Toàn màn hìnhBật âm thanh

Hành trình và những câu chuyện đi nhặt xác thai nhi của các tình nguyện viên thuộc Câu lạc bộ Sẻ chia sự sống Hà Nội.

Phá thai

Buổi chiều một ngày đầu tháng 8, Hà Nội trời trở gió, cơn mưa sẵn sàng trút xuống bất cứ lúc nào. Ngoài đường, những dòng người hối hả, vội vã, họ len lỏi vào từng ngõ nhỏ để làm sao tìm được con đường về nhà nhanh nhất.

Cùng thời điểm tan tầm đó, những người như anh Lê Thành Trung (Trung Lê), Hà hay Hùng lại bắt đầu với những bộ đồ, dụng cụ được chuẩn bị sẵn để ra đường. Khi đó họ mới bắt đầu đi làm. Công việc của họ là: nhặt xác thai nhi.

6 giờ chiều, tất cả cùng xuất phát và hẹn nhau 30 phút sau có mặt ở hồ Hoàng Cầu. Từ phố Phan Đình Phùng, anh Trung Lê nhận được cuộc điện thoại gọi đến nói rằng: vài phút nữa sẽ có một trường hợp bỏ thai. Đó là cuộc gọi từ một cơ sở y tế ở cách nơi anh xuất phát vài cây số.

Phá thai

Anh Trung Lê và xác thai nhi vừa bị từ chối sự sống treo phía trước xe.

Không kịp hỏi thêm bất kể thông tin gì, anh nói với chúng tôi: “Đi thôi, biết đâu đó là thai lớn, còn cơ hội sống”. Sau 15 phút di chuyển, anh Trung Lê đã đến điểm hẹn, một nhân viên y tế xách theo một chiếc túi bóng xanh từ trong đi ra với dáng vẻ vội vã.

Chỉ một đoạn đường ngắn từ La Thành xuống Khâm Thiên, đã có 6 thai nhi bị từ chối sự sống ngay khi còn trong bụng mẹ.

Trao cho nhau một sinh linh bé nhỏ, anh Trung Lê chỉ kịp hỏi một câu: “Thai bao nhiêu tuần rồi em”. Nữ nhân viên vừa đi vừa nói: “5 tuần anh ạ!”. Nhận một sinh linh bé nhỏ, anh Trung Lê cẩn thận gói chiếc hộp lại, để trước xe và tiếp tục di chuyển.

Đúng giờ hẹn, Hà và Hùng đều có mặt ở hồ Hoàng Cầu. Trong vòng 30 phút, từ con phố Đê La Thành, dọc xuống phố Khâm Thiên, hai bạn trẻ đã thu gom được 6 thai nhi. Tất cả đều ở tuổi thai còn quá nhỏ, có trường hợp khi đưa ra ngoài bụng mẹ đã không còn nguyên vẹn.

Phá thai

Những hài nhi xấu số đang được các tình nguyện viên trao cho nhau để đưa về bảo quản.

Cuộc gặp diễn ra chóng vánh, họ trao cho nhau những thai nhi bé nhỏ được đặt gọn gàng trong chiếc hộp, rồi lại tiếp tục hành trình và công việc của mình.

“Trong hành trình đi nhặt xác thai nhi, tôi đã nhìn thấy những cảnh tượng kinh hoàng, đó là những em bé không còn vẹn nguyên nữa…”

Hùng chở Hà ở phía sau, còn phía trước là chiếc túi để những hài nhi vừa gom được, họ tiếp tục đi về cung đường Giải Phóng – Thanh Trì – Hà Đông. Trên tuyến đường Giải Phóng, hôm nay là một ngày vui với hai bạn trẻ này, vì không có thai nhi nào bị từ chối sự sống.

Vòng qua Thanh Trì về đường Phùng Hưng (Hà Đông), trời lúc đó đã gần nửa đêm, Hùng và Hà chỉ kịp ăn tạm ổ bánh mỳ. Trời bỗng đổ cơn mưa lớn, hai bạn trẻ chỉ kịp che chắn qua loa cho bản thân, rồi nhanh chóng bảo vệ những thai nhi ở chiếc túi để trước xe để không bị ướt.

Những điểm thường xuyên thu gom thai nhi trên tuyến đường này cả 2 đã thuộc như lòng bàn tay. Đứng từ phía xa, nhìn thấy một người phụ nữ đội ô, xách theo chiếc túi đen đưa vào thùng rác, hai bạn trẻ vội vàng chạy đến, mặc kệ trời mưa Hùng và Hà vừa bới vừa lật, họ hy vọng không có thai nhi nào bị bỏ rơi.

Xem thêm  Tháng 6 đang đến gần, 3 con giáp này chuẩn bị tinh thần đón nhận hạnh phúc viên mãn, sự nghiệp thăng hoa, tiền bạc dồi dào

Phá thai

Chiếc túi đen được đưa ra ngoài, hai bạn trẻ phát hiện một thai nhi không còn nguyên vẹn được gói trong một hộp giấy. Nhanh chóng, thai nhi được đưa vào chiếc hộp nhỏ và để ngăn nắp lại trong chiếc túi ở phía trước xe.

Hết tuyến đường Phùng Hưng, cũng là lúc kết thúc hành trình dài 60 km của 2 bạn trẻ quanh một vòng Hà Nội. Hôm nay, đã có 8 thai nhi được gom lại và đưa về nơi bảo quản, chờ đến một ngày nào đó sẽ đưa đi an táng, cầu mong cho linh hôn các bé được siêu thoát.

Phá thai

Trải qua 8 năm làm công việc nhặt xác thai nhi, anh Trung Lê cùng các thành viên trong Câu lạc bộ Sẻ chia sự sống đã quá quen thuộc với việc tiếp nhận các hài nhi còn nguyên trong bọc ối, hay những đứa trẻ người tím ngắt để trong các hộp giấy hoặc túi nilon.

Anh Trung cho biết, tính đến nay anh không thể nhớ là mình và các bạn tình nguyện viên đã thu gom và an táng được nhiêu trường hợp, nhưng anh chắc chắn một điều rằng, con số đó đã lên đến hàng vạn cháu.

Phá thai

Anh Trung Lê kể về những cuộc chạy đua với thời gian để cứu những thai nhi còn sống sau khi nạo phá thai.

Trong số đó, có khoảng 200 cháu may mắn phát hiện sớm và được cứu sống kịp thời. “Đó đều là những em bé bị nạo phá khi tuổi thai đã lớn, các cháu có một sức sống mãnh liệt, nhưng chỉ tiếc một điều rằng, cả cuộc đời các cháu sẽ chẳng biết bố, mẹ mình là ai”, anh Trung Lê chia sẻ.

Kể cho chúng tôi nghe về hành trình chạy đua với thời gian, thời tiết để giành lại sự sống cho những đứa trẻ đặc biệt ấy, anh Trung Lê lặng người lại, vì với anh đó đều là những khoảnh khắc vô cùng đặc biệt.

“Gặp một em bé còn sống bị vứt ngoài thùng rác, chúng tôi phải chạy đua với thời gian, bởi khi đó chỉ có 15 phút để giành lại sự sống cho các cháu”.

Anh và các tình nguyện viên từng tìm thấy những em bé còn nguyên trong túi bóng đen ngoài bãi rác, người tím ngắt, dây rốn thùng thằng nhưng vẫn còn cựa quậy bên trong. Đó là những đứa trẻ đỏ hỏn được đưa ra từ cửa phía sau của một cơ sở y tế. Khi tiếp nhận cháu nằm gọn lỏn trong một hộp bánh quy, hơi thở vô cùng yếu ớt.

Mở chiếc túi ra, cháu bé vẫn còn thở, cháu ọ ọe vài tiếng như muốn cầu cứu những người xung quanh cho mình sự sống. Anh Trung Lê chia sẻ, những lúc đó sẽ không còn thời gian cho những giọt nước mắt hay lòng thương cảm, mà việc cần làm ngay là phải giữ ấm cơ thể em bé, duy trì hơi thở và chạy thẳng vào bệnh viện.

Phá thai

Có những cháu bé không thể cứu sống được vì quá yếu và quá nhỏ.

Dù đã rất cố gắng nhưng có nhiều em bé do quá yếu nên đã mất ngay trên tay anh và những tình nguyện viên trên đường đi vào viện. Còn những trường hợp vào được viện, sau này khi bác sĩ thông báo đã cứu sống được, khi đó nước mắt của những người đi nhặt xác thai nhi mới lăn dài trên gò má. Vậy là một sinh linh bé nhỏ đã được cứu sống, dù cuộc sống phía trước là cả một chặng đường dài, không ít những khó khăn.

Phá thai

Phá thai

Hà và Hùng bằng tuổi nhau, đang là sinh viên đại học và đã có thâm niên gần 3 năm đi nhặt xác thai nhi. Trong gần 3 năm ấy, cả 2 đều trung thành với một cung đường dài gần 60 cây số. Ngày nào cũng vậy, công việc bắt đầu từ lúc 5h30 chiều và kết thúc lúc nửa đêm.

Phá thai

Dù còn rất trẻ nhưng Hà đã làm công việc nhặt xác thai nhi được gần 3 năm nay.

Bởi chỉ chậm một chút thôi là tất cả những loại rác ở vệ đường sẽ được hót lên xe, trong đó có thể sẽ có cả những thai nhi vừa bị nạo, phá ở các cơ sở y tế. Hùng chia sẻ, công việc giờ đây đã thành quen, thậm chí em còn quen cả giờ đổ rác ở từng khu vực. Theo chia sẻ của nam sinh này, ở những nơi hay có thai nhi bị bỏ ra đường, Hùng phải đến trước giờ xe rác đi khoảng 10 phút.

Xem thêm  Trực tiếp U23 Việt Nam vs U23 Hàn Quốc, bán kết ASIAD 2018

“Khi đi nhặt xác thai nhi, chúng tôi đối mặt với những nguy hiểm, như việc bị kim tiêm đâm vào tay, phơi nhiễm HIV, nhưng vì các cháu chúng tôi quyết không lùi bước”.

Còn Hà, dù thân hình mảnh mai, nhưng em lại có một “tinh thần thép”. Hà kể rằng, việc quyết định tham gia đi nhặt xác thai nhi bị nạo phá là vì em không muốn các thai nhi trở thành rác thải. Hà muốn những em bé đó phải được chôn cất như những người quá cố bình thường.

Trong suốt quãng thời gian đi làm công việc này, chỉ có duy nhất 1 lần Hùng cảm thấy lo lắng, đó là khi bới rác để tìm các thai nhi, em đã bị kim tiêm dính máu đâm vào tay. Khi đó, Hùng giấu gia đình để đi xét nghiệm và phải uống thuốc phơi nhiễm HIV, may mắn sau 3 tháng, rồi 6 tháng làm xét nghiệm, tất cả đều cho kết quả âm tính.

Phá thai

Hà nhìn lại hình ảnh một em bé khi phát hiện dù vẫn sống, nhưng đến viện thì đã tử vong vì tuổi thai quá nhỏ.

Trong 1001 công việc của hành trình nhặt xác thai nhi, Hà làm được hết mọi việc, kể cả việc tắm rửa cho các em bé trước khi đưa vào tủ lạnh bảo quản. Hà chia sẻ, lúc đầu tâm lý cũng hơi sợ, nhất là việc ngủ cùng phòng đặt tủ lạnh bảo quản thai nhi, nhưng rồi Hà nghĩ: “Mình làm công việc này là vì các cháu”, vậy là em đã vượt qua được sự sợ hãi đó.

Phá thai

Hà đang xách theo chiếc túi đựng những thai nhi bị bỏ rơi trên tay,  phía trước là
những đôi tình nhân đang hẹn hò.

Là người đứng đầu Câu lạc bộ, đồng thời cũng là người có thâm niên 8 năm tham gia hoạt động thu gom thai nhi bị ruồng bỏ từ trong bào thai, anh Trung Lê cho rằng, việc hàng ngày đi nhặt xác thai nhi thực ra chỉ giải quyết được phần ngọn vấn đề.

“Cuộc sống thường ngày, vẫn có rất nhiều vứt rác ra đường và vấn đề nạo phá thai cũng vậy. Để không còn những thai nhi bị khước từ sự sống, thì phải làm sao ngăn chặn được vấn đề nạo phá thai (trừ bệnh lý), nếu không chúng ta sẽ suốt ngày này, sang ngày khác phải chạy theo để nhặt rác”, anh Trung Lê chia sẻ.

“Có những lúc đến cơ sở y tế vận động cô gái không nên bỏ thai, tôi còn bị chính bố mẹ của cô gái ấy lườm nguýt, theo dõi tỏ vẻ rất không đồng ý”.

Để hiện thực hóa điều đó, bàn thân anh Trung Lê đã nhiều lần vận động những bà mẹ có ý định nạo phá thai, từ bỏ ý định của mình. Tuy nhiên, để có thể thay đổi được suy nghĩ của một người đang bị dồn vào nước đường cùng, thì đó là một cuộc “đấu trí” thật sự căng thẳng và phải hiện thực hóa bằng hành động thiết thực.

Đó là, đưa những người phụ nữ có ý định phá thai đó về ngôi nhà chung (dành cho những người mang thai ngoài ý muốn, có ý định nạo phá thai – p/v), động viên tâm lý, chăm sóc họ cho đến khi sinh con xong, thậm chí là tạo công ăn việc làm để họ kiếm tiền nuôi con.

Ngoài ra, anh Trung Lê cũng cho rằng, cần phải có những biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong vấn đề quan hệ tình dục an toàn và nạo phá thai. Có như vậy mới làm giảm được tỷ lệ nạo phá thai và hạn chế được việc những đứa trẻ bị vứt ra đường từ khi còn trứng nước.

Trung Đức- Theo Khám Phá

Link gốc