Thứ hai, Tháng mười hai 9
Shadow

Kho bạc Nhà nước đang mang 160.000 tỷ đi gửi ngân hàng

Tính đến cuối tháng 8, tổng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng đạt khoảng 160.000 tỷ đồng, tăng 68% so với đầu năm, tương đương tăng hơn 107.000 tỷ đồng sau 8 tháng.

kho bạc nhà nước, 160.000 tỷ, gửi ngân hàng

Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG), Kho bạc Nhà nước đang đẩy mạnh gửi tiền tại các ngân hàng trong thời gian gần đây.

Tính đến cuối tháng 8, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng đã lên tới 160.000 tỷ đồng, tăng 68% so với giai đoạn đầu năm.  Chỉ trong 8 tháng, Kho bạc Nhà nước đã mang hơn 107.000 tỷ đồng đi gửi tại các ngân hàng.

Báo cáo này cũng cho hay sau 8 tháng đầu năm, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng khoảng 11,5% so với cuối 2016.

Tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tiếp tục xu hướng giảm, ngắn hạn cũng tăng hơn 14% so với đầu năm, chiếm gần 46% tổng tín dụng của nền kinh tế. Phần còn lại là trung dài hạn.

Về cơ cấu, tín dụng tiền đồng đang chiếm hơn 91,5% tổng tín dụng toàn ngành. Trong khi đó, tín dụng ngoại tệ có tốc độ tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ nhưng vẫn chỉ chiếm khoảng 8,5% số tổng.

kho bạc nhà nước, 160.000 tỷ, gửi ngân hàng

Tính đến nay, tín dụng chủ yếu đổ vào các lĩnh vực như dịch vụ với khoảng 37,4% tổng cho vay toàn nền kinh tế, công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 31,2%. Tỷ trọng đối với ngành nông, lâm, thủy sản và thương mại, viễn thông, vận tải… duy trì ổn định, không thay đổi nhiều so với cuối năm 2016.

Xem thêm  Ông Võ Quang Huệ - người được Vingroup tín nhiệm "chọn mặt gửi vàng" cho dự án ô tô VinFast là ai?

Ngoài ra, về huy động vốn đầu vào cho nền kinh tế, UBGSTCQG cho biết 8 tháng đầu năm, huy động vốn đã tăng 9,1% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi khách hàng tăng khoảng 8,7%, và giấy tờ có giá tăng 18,6%.

kho bạc nhà nước, 160.000 tỷ, gửi ngân hàng

Tín dụng tăng trưởng mạnh trong giai đoạn đầu năm cũng giúp lợi nhuận của các tổ chức tín dụng (TCTD) trong toàn hệ thống tăng mạnh.

Theo đó, tính đến hết tháng 7, tổng lợi nhuận sau thuế của các TCTD đạt 41.000 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong đó, nguồn đóng góp chính vào đà tăng lợi nhuận các TCTD tại Việt Nam vẫn đến từ hoạt động tín dụng và dịch vụ.

Cụ thể, khoản thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng trong 7 tháng đầu năm của các TCTD tăng mạnh do tín dụng tăng trưởng cao, tỷ lệ thu nhập lãi thuần cận biên tăng lên mức 2,9% từ mức 2,7% cùng kỳ năm 2016.

Một điểm đáng chú ý khác trong hoạt động tín dụng là tình hình nợ xấu toàn ngành. Tính đến hết quý II, nợ xấu báo cáo của các TCTD là khoảng 157.000 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cuối năm 2016.

Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ở mức 2,9%, tăng 0,3 điểm % so với năm 2016. Trong đó, nợ xấu báo cáo tập trung chủ yếu tại một số TCTD yếu kém, với năng lực tài chính và khả năng quản trị điều hành kém, và đang nằm trong diện tái cơ cấu.

Xem thêm  Ông Trịnh Văn Quyết và ROS bị phạt 195 triệu đồng do bán 'chui' cổ phiếu FLC và AMD

Cũng theo số liệu từ UBGSTCQG, thanh khoản hiện tại của hệ thống ngân hàng khá dồi dào với việc lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn duy trì ở mức thấp và chỉ tăng nhẹ so với cuối tháng 7, từ 0,2 đến 0,3 điểm %.

Ngoài ra, trên thị trường mở (OMO), chỉ trong 22 ngày đầu tháng 8, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng 4.494 tỷ đồng. Nếu tính từ đầu năm, con số hút ròng của Ngân hàng Nhà nước lên tới 32.632 tỷ đồng.

Theo Zing