Thứ bảy, Tháng mười hai 21
Shadow

Khoảnh khắc phi công bị hút khỏi cửa sổ máy bay

khoảng khắc, phi công, cửa sổ máy bay, may mắn, sống sót

Một phi công của hãng British Airways đã bị hút quá nửa người khỏi cửa sổ máy bay khi đang ở độ cao hơn 5.000m, nhưng may mắn sống sót và chỉ bị vài vết thương.

Nếu ai đó kể với bạn rằng một máy bay hoạt động trong tình cảnh nửa người cơ trưởng bị hút ra ngoài cửa sổ và nó đã hạ cánh thành công, chắc rằng bạn sẽ không tin. Làm thế nào một người có thể sống sót ở nhiệt độ đóng băng và ở độ cao trên 5.000m. Tuy nhiên, điều khó tin đó thực sự đã xảy ra.

Ngày 10/6/1990, chuyến bay 5390 của British Airways cất cánh từ Birmingham (Anh) để tới Tây Ban Nha. Khi máy bay mới bay được khoảng 20 phút thì hành khách nghe thấy một tiếng động lớn từ buồng lái.

Cửa sổ buồng lái bị vỡ, khiến cơ trưởng Lancaster, 42 tuổi, gần như bị hút hết cả người ra ngoài, theo New York Times,

Cửa số buồng lái bị thổi bay do lắp sai sau khi bộ phận bảo dưỡng dùng nhầm vít. Tình huống khó tin này xảy ra khi máy bay đang ở độ cao hơn 5.000m.

Một tiếp viên trên chuyến bay tên là Nigel Ogden đã nhanh trí tóm lấy thắt lưng, ôm chặt chân của cơ trưởng, trong khi móc chân mình vào một chiếc ghế để không bị hút theo ra ngoài.

Xem thêm  “Phi công” 17 tuổi rơi vào bẫy tình của U40 và những tai tiếng để đời

Do kính chắn gió bị thổi bay, cửa sổ giữa buồng lái và phần còn lại của máy bay cũng bay mất. Simon Roger, một tiếp viên khác cũng lao tới để giữ cơ trưởng Lancaster. Tính đến lúc này, có 2 người giữ cơ trưởng trong tình trạng nửa trong nửa ngoài máy bay khi nhiệt độ ở bên ngoài là -17 độ.

Vì có một lỗ thủng trên máy bay nên tình trạng giảm áp diễn ra nhanh chóng. Một số hành khách còn bình tĩnh đã mau chóng trấn an những người còn lại.

khoảng khắc, phi công, cửa sổ máy bay, may mắn, sống sót

Kính chắn gió bị thổi bay do con ốc quá bé, không chịu được áp suất không khí.

Trong cảnh hoảng loạn, phi công phụ Alistair Atcheson đã chụp mặt nạ khí và chịu trách nhiệm về sinh mạng của 81 người trên máy bay. Atcheson yêu cầu hành khách thắt chặt đai an toàn và chuẩn bị hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Southampton.

Điểm đáng chú ý là máy bay lúc đó đang bay với tốc độ gần 800 km/giờ, nhiều mảnh vụn vẫn xoáy tít trong buồng lái và cản trở tầm nhìn của phi công phụ. Tuy nhiên, phi công Atcheson vẫn giữ bình tĩnh và đưa máy bay hạ cánh sau 35 phút.

khoảng khắc, phi công, cửa sổ máy bay, may mắn, sống sót

5 tháng sau khi bị hút khỏi máy bay, cơ trưởng Lancaster đã quay lại làm việc.

Cơ trưởng Lancaster ngay lập tức được đưa tới bệnh viện và được chẩn đoán là rạn xương và hoại tử ở tay phải. Tuy nhiên, 5 tháng sau, cơ trưởng đã quay trở lại và tiếp tục sự nghiệp bay.

Xem thêm  Câu chuyện phi thường: Chàng trai Indonesia "uống nước biển, bắt cá bằng tay không" sống sót sau 49 ngày lênh đênh giữa biển khơi

Trong vụ việc trên, không hành khách nào bị thương dù đều hoảng hốt. Một cuộc điều tra đã được triển khai và kết quả là các kỹ sư bảo dưỡng đã dùng các con vít quá nhỏ, khiến nó không chịu được áp suất của không khí.

Theo Vietnamnet