Thứ hai, Tháng Một 13
Shadow

Không chỉ là thần y, Hoa Đà còn có 1 khả năng đáng kinh ngạc, ít người biết đến

Khả năng này chính là một trong những yếu tố giúp Hoa Đà hành tẩu khắp nơi để hành nghề chữa bệnh cứu người giữa thời kỳ binh đao loạn lạc.

Nhắc tới Hoa Đà, hậu thế thường nghĩ ngay đến thân phận thần y nổi tiếng của ông. Vị danh y này cũng từng được đánh giá là nhân vật có cống hiến to lớn đối với sự phát triển của y học Trung Quốc.

Không chỉ vậy, tên tuổi của Hoa Đà còn gắn liền với giai thoại ông từng giúp đại anh hùng Quan Vũ nạo xương trị độc trong Tam Quốc diễn nghĩa.

Tuy nhiên, Hoa Đà không đơn thuần chỉ là một thần y mà còn mang một thân phận khác. Thực tế, ông còn là một võ sư từng sáng lập nên bộ môn võ thuật nổi tiếng.

Từ truyền kỳ về vị thần y nổi danh nhất Tam Quốc..

Nhắc tới Hoa Đà, hậu thế sẽ nhớ ngay tới người thầy thuốc được mệnh danh là thần y nổi tiếng trong lịch sử y học Trung Hoa. (Ảnh: Nguồn Baidu).

Hoa Đà (145 – 208), tự Nguyên Hóa, là danh y nổi tiếng vào giai đoạn cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc.

Theo Bách khoa Trung Quốc (Baike), tương truyền rằng từ khi còn trẻ, ông dã bôn tẩu khắp nơi để thu nạp thêm kiến thức nhằm nâng cao y thuật của mình.

Không những vậy, Hoa Đà còn thường xuyên thực hành chữa bệnh. Vì vậy, ông vô cùng tinh thông đối cách chữa trị các loại bệnh trạng.

Có giai thoại kể lại, người đời năm xưa vẫn thường truyền tai nhau, một khi đã dùng thuốc của Hoa Đà thì bệnh ắt sẽ khỏi. Cũng nhờ vậy mà người ta thường nhắc tới vị danh y này như một người có khả năng diệu thủ hồi xuân.

Chưa dừng lại ở đó, Hoa Đà còn là người phát minh ra loại dược có tác dụng gây mê tên là Ma Phí Tán để kết hợp với giải phẫu ngoại khoa cho bệnh nhân. Do vậy, không ít người cho rằng ông cũng được coi là thủy tổ của ngoại khoa.

Một trong những giai thoại nổi tiếng gắn liền với hình tượng của Hoa Đà chính là câu chuyện ông từng nạo xương trị độc cho Quan Vũ (chi tiết trong Tam Quốc diễn nghĩa). Ảnh minh họa.

Xem thêm  Đội trưởng Văn Quyết "hò hét" các đồng đội không được gục ngã, chỉ cúi đầu trước người hâm mộ nước nhà

Giai thoại nổi tiếng nhất về vị thần y này phải kể tới việc ông từng cứu chữa cho Đại tướng quân Thục quốc là Quan Vũ bằng cách nạo xương trị thương trong Tam Quốc diễn nghĩa.

Cũng trong cuốn tiểu thuyết này, Hoa Đà từng đóng vai trò là người chữa bệnh đau đầu của Tào Tháo. Chỉ tiếc rằng đề nghị mổ sọ của Hoa Đà không những không được phê chuẩn mà còn trở thành lý do khiến ông vong mạng dưới tay vị quân chủ đa nghi ấy.

… đến sự thật về khả năng đặc biệt thứ hai được ví như “bùa hộ mạng” của Hoa Đà

Vào giai đoạn loạn lạc dưới thời Tam Quốc, cuộc đời của Hoa Đà vẫn thường được nhắc tới như một truyền kỳ. Bởi đương lúc chiến loạn, người thường đều tìm cách lánh nạn binh đao, nhưng Hoa Đà thì lại bôn tẩu khắp nơi mà chẳng ngại nguy hiểm.

Tuy một mình hành nghề chữa bệnh cứu người ở nhiều nơi, nhưng dường như vị danh sư này chưa bao giờ lo lắng về tính mạng của mình.

Một trong những giai thoại nổi tiếng gắn liền với hình tượng của Hoa Đà chính là câu chuyện ông từng nạo xương trị độc cho Quan Vũ (chi tiết trong Tam Quốc diễn nghĩa). Ảnh minh họa.

Điều này khiến hậu thế không khỏi hoài nghi, bởi nếu Hoa Đà chỉ đơn thuần là một thầy thuốc, ông làm sao có thể bảo vệ cho an nguy của mình giữa thời loạn thế?

Giữa bối cảnh chiến tranh loạn lạc, Hoa Đà vẫn một mình đi tới nhiều nơi để học hỏi cũng như chữa bệnh.
(Tranh minh họa).

Thực tế, ngoài thân phận công khai là một thầy thuốc, Hoa Đà còn có một thân phận khác. Ông chính là người sáng lập ra bộ môn võ thuật vừa có thể phòng thân lại vừa nâng cao sức khỏe.

Môn võ thuật này có tên gọi “Ngũ Cầm Hí”. Trong đó, “cầm” là từ cổ dùng để chỉ động vật, “hí” thường để chỉ các hoạt động ca múa, tạp kỹ thừa xưa, trong tên gọi này được dùng để nhắc tới những phương thức vận động đặc thù.

Xem thêm  Thảm họa cho chuyện ấy nếu quý ông ghiền ăn những món này

Theo định nghĩa của Bách Khoa Trung Quốc, Ngũ Cầm Hí là tập hợp các động tác mô phỏng theo 5 loại động vật. Đó là hổ, hươu, gấu, khỉ, chim.

Liên quan tới Ngũ Cầm Hí, các tài liệu lịch sử như “Tam Quốc chí”, “Hậu Hán thư” đều có ghi lại.

Cũng có giai thoại truyền rằng, học trò của Hoa Đà là Ngô Phổ nhờ rèn luyện bộ môn này mà tới năm 90 tuổi tai vẫn không lãng, mắt chẳng hề hoa, răng còn chắc khỏe.

Sau này, Ngô Phổ lại truyền thụ môn võ của Hoa Đà cho nhiều người khác. Tục truyền rằng đa số những người luyện tập “Ngũ Cầm Hí” đều sống thọ tới hơn trăm tuổi.

Có nhận định cho rằng, ở vào thời điểm mới được sáng tạo, Ngũ Cầm Hí bên cạnh công dụng nâng cao sức khỏe còn được sử dụng như một môn võ phòng thân. Nhờ vậy mà Hoa Đà vừa có thân thể khỏe mạnh, lại có cách để bảo toàn tính mạng khi bôn tẩu giữa thời loạn.

Tranh minh họa các động tác cơ bản của Ngũ Cầm Hí. (Nguồn: Baidu).

Theo đánh giá của Qulishi, “Ngũ Cầm Hí” do Hoa Đà biên soạn có thể coi là bộ sách võ thuật sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc. Vì vậy, cũng có ý kiến cho rằng Hoa Đà được xem như một trong những người sáng lập nền võ thuật Trung Hoa.

Tới ngày nay, phần lớn bộ pháp của Ngũ Cầm Hí đã bị thất truyền, phần còn lại được lưu truyền cho hậu thế chỉ có thể được dùng như một bài tập rèn luyện thân thể hàng ngày.

Dù vậy, thân phận võ sư và những đóng góp của Hoa Đà đối với nền võ thuật Trung Hoa vẫn có được sự công nhận của hậu thế.

Theo Thời Đại

Link vợ