Thứ sáu, Tháng mười hai 6
Shadow

Khủng hoảng sự nghiệp hậu 35: Giỏi, đàng hoàng, chuyên nghiệp không đủ để thành công?

Sự nghiệp

Ở cái tuổi này, kiến thức và chuyên môn cũ không còn đủ để họ làm tốt và sống tốt nữa. Nhưng họ lại thiếu những năng lực cần thiết cho các vai trò vị trí được nhìn nhận và có thu nhập cao hơn.

Tuần này tôi có dịp ngồi với 3 người đồng nghiệp cũ, tuổi từ 35-50 tuổi. Họ đều là những người rất giỏi, rất sáng thời còn làm chung. Họ cũng đối nhân xử thế tốt, là người bạn tốt và tin cậy của đồng nghiệp. Thời đó, các công ty xếp hàng để săn họ ghê lắm.

Thế mà giờ họ đều đang “ở không”: bỏ việc cũ, nhưng chưa biết sẽ làm gì tiếp theo; không muốn làm việc cũ nữa, nhưng lại thấy chưa đáng để theo đuổi những lựa chọn mới.

GIỎI – ĐÀNG HOÀNG – CHUYÊN NGHIỆP không đủ để thành công?

Họ đều đang bị vướng trong một giai đoạn khủng hoảng mà đa phần chúng ta đều có thể bị sa vào, dù ít hay nhiều. Tạm gọi đó là khủng hoảng sự nghiệp.

Ở cái tuổi này, kiến thức và chuyên môn cũ không còn đủ để họ làm tốt và sống tốt nữa. Nhưng họ lại thiếu những năng lực cần thiết cho các vai trò vị trí được nhìn nhận và có thu nhập cao hơn.

Âu là cái THÓI ĐỜI?

Sự nghiệp

Ảnh minh họa: Izhar Cohen.

Không phải. Cũng không trách các ông bà chủ được. Tại sao lại phải thuê hay trọng đãi họ khi có những lựa chọn tốt hơn từ những người trẻ hơn 10-15 tuổi? Những người trẻ học nhanh hơn, kiến thức cập nhật hơn, cầu tiến hơn, tính ì thấp hơn, sung sức quyết liệt hơn, làm việc “trâu” hơn, động lực phát triển cao hơn… trong khi thu nhập lại cạnh tranh hơn.

Xem thêm  17 lời trích dẫn đáng ngẫm của Dalai Lama, biết sớm lợi sớm, ai cũng nên đọc

Kiến thức bây giờ cũng đầy trên mạng nên sự phụ thuộc vào kinh nghiệm cũng giảm đi nhiều. Sự thay đổi công nghệ cũng loại bỏ nhiều kỹ năng và kiến thức vốn rất cần trước đây và thay bằng nhiều kiến thức mới.

Vậy tại sao lại chọn người lớn tuổi hơn?

Năng lực cũ CHƯA ĐỦ để có thành công mới?

Xã hội đều tổ chức theo kiểu kim tự tháp. Đáy rộng và cần nhiều nhân lực nhưng càng lên cao sẽ càng hẹp và rất chọn lọc.

Bạn giỏi ở vai trò và vị trí cũ không có nghĩa là bạn đã sẵn sàng cho vai trò mới.

Khổ là chúng ta luôn bị bẫy tâm lý. Càng thành công trong hiện tại (hay quá khứ) chúng ta càng tin vào chủ nghĩa kinh nghiệm với những bí quyết và cách làm truyền thống. Ta cho rằng mình đã đủ giỏi, biết hết, và vì vậy càng lười học hơn.

Những người thoát được bẫy này, có thái độ cầu tiến học tập tốt thì không phải ai cũng biết chọn trau dồi những kiến thức cần cho công việc tương lai thay vì hiện tại.

Thế nên, đôi khi chúng ta mất một người làm chuyên môn giỏi để thêm một người quản lý tồi. Mất một người quản lý tốt để thêm một lãnh đạo doanh nghiệp kém. Mất một doanh nghiệp khởi nghiệp linh hoạt quyết liệt để thêm một doanh nghiệp nặng nề nhưng rủi ro.

Xem thêm  Thất bại lớn nhất trong sự nghiệp của Gia Cát Lượng: Vô tình khiến Quan Vũ mang tiếng oan!

Những CẢI THIỆN NHỎ không đủ để tạo nên một CÁCH MẠNG LỚN.

Sự nghiệp

Thế làm sao để thoát được cái bẫy ấy?

Một là, nên biết mình mạnh gì, yếu gì, muốn gì và sẵn sàng đánh đổi cho cái muốn ấy đến đâu. Trên cơ sở đó chuẩn bị lộ trình phát triển cá nhân từ sớm hơn. Nhìn xa, nghĩ gần, bước dần từng bước.

Hai là, luôn sẵn lòng và có kỷ luật bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng mới. Biến ý định thành khao khát, mong muốn thành kỷ luật, hành động thành thói quen.

Ba là, luôn định kỳ soi gương phản tỉnh. Dừng lại, tự nhìn nhận bản thân và sẵn sàng điều chỉnh chính mình. Đôi khi đến mức làm lại từ đầu. Dẫu muộn còn hơn không.

Không phải tự nhiên mà có sự tương đồng trong quan niệm của nhiều người xưa: “học, học nữa, học mãi”, “học tập trọn đời” hay “sharpen the saw” (định hình định hướng của bản thân).

Biết vậy nhưng làm có dễ đâu!

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.

Theo Trần Bằng Việt

Trí thức trẻ

Link