Thứ ba, Tháng Một 14
Shadow

Kỷ lục đổ xô kỷ lục, lộ diện tòa nhà sẽ soán ngôi vị cao nhất Việt Nam của Landmark 81 đã chính thức lộ diện

Các kỷ lục về nhà chọc trời liên tục bị phá vỡ, nhưng cuộc đua “cao nhất” có vẻ chưa dừng lại, khi liên tiếp những dự án lớn ra mắt thị trường.
Kỷ lục liên tục xô ngã kỷ lục

Tổ hợp Keangnam Landmark Tower (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) với chiều cao 336 m, khi hoàn thành vào năm 2011, lập kỷ lục tòa nhà cao nhất Việt Nam và ở vị trí này cho đến tháng 7
Với vốn đầu tư 1,2 tỷ USD từ một tập đoàn của Hàn Quốc, tòa nhà gồm có 3 tòa tháp, trong đó có 1 tháp văn phòng cao 72 tầng và 2 tòa tháp căn hộ. Khi mới khánh thành, nhiều người Hà Nội coi đó là biểu tượng mới của thủ đô, đứng trên đỉnh ở tầng thứ 72, có thể nhìn bất cứ khi nào của Hà Nội.

kỷ lục
Keangnam Hanoi Landmark Tower giữ kỷ lục tòa nhà cao nhất Việt Nam giai đoạn 2011-2018. Ảnh: Anh Tuấn.

Trước Keangnam Landmark 72, năm 2010, Bitexco Financial Tower với 68 tầng, chiều cao 262 m vận hành, trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam, soán ngôi cụm cao ốc Saigon Pearl, cao nhất TP.HCM khi đó, với 37 tầng.
Với vốn đầu tư 400 triệu USD, thiết kế đặc biệt có sân đỗ trực thăng ở độ cao 191 m, khi mới được đưa vào sử dụng, Bitexco được kênh truyền hình CNN của Mỹ bình chọn xếp thứ 5 trong danh sách 20 tòa nhà chọc trời ấn tượng nhất thế giới. Bitexco Financial Tower chia thành 2 khối ăn khớp với nhau. Khối chân đế 6 tầng là khu thương mại, dịch vụ. Khối văn phòng cho thuê từ tầng 7 đến tầng 63, có hình lăng trụ theo dạng elip.

Xem thêm  Trọn bộ bí kíp "oanh tạc" Đà Lạt 5 ngày 4 đêm gom album sống ảo cực mê mẩn của nàng 9X
kỷ lục

Ngay năm 2011, Keangnam Landmark 72 khánh thành, phá vỡ kỷ lục tòa nhà cao nhất Việt Nam của Bitexco.
Rơi xuống vị trí thứ 2 không bao lâu, Bitexco tiếp tục rớt xuống hạng 3 trong danh sách tòa nhà cao nhất Việt Nam, khi Lotte Center Hanoi cũng có vốn đầu tư 400 triệu USD khánh thành.

Tòa nhà Lotte cao 267 m, hơn Bitexco đúng 5 m, trở thành tòa nhà cao thứ nhì Việt Nam vào năm 2014.

Nằm tại quận Ba Đình, Lotte Hanoi Center cao 65 tầng, lấy cảm hứng từ tà áo dài truyền thống của Việt Nam. Lotte cũng là tòa nhà cao nhất ở khu trung tâm Hà Nội. Từ đây có thể ngắm nhìn toàn cảnh hồ Tây, khu phố cổ và cả khu mới phát triển ở phía tây.

kỷ lục

Landmark 81, tòa nhà cao nhất Việt Nam hiện tại, với 81 tầng và đài quan sát, có tổng chiều cao hơn 461 m. Ảnh: Hoàng Hà.

Tháng 7/2018, kỷ lục “cao nhất” của Keangnam chính thức bị xô đổ, khi Landmark 81 (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đưa vào vận hành hạng mục đầu tiên, là khu thương mại ở khối đế, và sẽ hoàn thiện toàn bộ dịp Tết Nguyên đán 2019.

kỷ lục
Landmark 81 được đầu tư 1,2 tỷ USD, cao 81 tầng, lấy cảm hứng từ hình ảnh bó tre truyền thống. Khi khởi công, đây là tòa nhà cao thứ 8 trên thế giới, nhưng hiện đã xuống vị trí thứ 15.

Landmark 81 sắp sửa bị soán ngôi

Các kỷ lục về nhà chọc trời liên tục bị phá vỡ, tuy nhiên, cuộc đua “cao nhất” có vẻ chưa dừng lại, khi liên tiếp những dự án lớn ra mắt thị trường.

Tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.HCM), dự án có tên là Empire 88 Tower đã được chủ đầu tư công bố. Dự án sẽ xây dựng tòa tháp 88 tầng, dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Chủ đầu tư Empire cho biết tòa tháp sẽ có chiều cao vượt Landmark 81, dù chiều cao chính xác của tòa tháp chưa được công bố.
Tổ hợp Empire City được quảng cáo có vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, tham vọng trở thành điểm nhấn của trung tâm bán đảo Thủ Thiêm. Tòa nhà với 88 tầng, lấy cảm ứng từ ruộng bậc thang của Việt Nam.

Xem thêm  Ngôi nhà cổ gần 400 tuổi trả tiền tỷ không bán ở Hà Nội
kỷ lục
TP.HCM sẽ có tòa nhà cao nhất Việt Nam mới vào năm 2022, mang tên Empire 88 Tower. Ảnh: Empire City.

Nếu được xây dựng đúng lộ trình, Empire 88 Tower sẽ trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam vào năm 2022, đồng nghĩa Landmark 81 giữ vị trí “cao nhất” trong 4 năm.
Tại Hà Nội, một dự án 4 tỷ USD của tập đoàn BRG ở huyện Đông Anh cũng đã được khởi động, với sự tham gia của các đối tác đến từ Nhật Bản. Dự án công bố sẽ xây dựng một khu đô thông minh rộng tới 2.080 ha, với điểm nhấn là tòa tháp tài chính cao 108 tầng.

kỷ lục

Tòa tháp này chưa có nhiều thông tin cụ thể, nhưng chủ đầu tư quảng cáo sẽ có tên là tháp tài chính Phương Trạch (nằm tại xã Phương Trạch, huyện Đông Anh).

Với 108 tầng, chủ đầu tư cũng khẳng định đây sẽ là tòa nhà cao nhất Việt Nam trong tương lai.
kỷ lục

Tại TP.HCM, khu đất vàng 2-4-6 đường Hai Bà Trưng đang vướng lùm xùm về chuyện Sabeco có dấu hiệu bán rẻ. Tại đây chủ đầu tư đã công bố xây dựng tòa nhà chọc trời có tên là Sài Gòn Mê Linh Tower, cao 267 m. Nếu hoàn thành, Sài Gòn Mê Linh Tower sẽ cao bằng Lotte Hanoi Center, vượt Bitexco Financial Tower 5 m.
Khu vực trung tâm quận 1, TP.HCM vẫn còn nhiều công trình cao tầng tiếp tục thi công. Ảnh: Lê Quân.

Cuộc đua nhà chọc trời ở Việt Nam hứa hẹn sẽ còn “hao tiền tốn của” hơn nữa. Nhiều tòa nhà đang xây dựng cũng sẽ khiến cho những tòa nhà cao thứ nhì, thứ ba, thứ tư hiện tại có thể “lỗi thời” trong nay mai.

Theo Giadinhtiepthi