Thứ ba, Tháng Một 14
Shadow

Làm cha mẹ ai cũng thấu hiểu cảm giác trớ trêu này: Dành cả đời để mong con cái khôn lớn, lúc chúng sải cánh bay xa lại chẳng nỡ buông tay

Trong cuộc sống, mỗi người đều cần cho mình những giới hạn nhất định. Những ranh giới vô hình này được thiết kế một cách cẩn thận, được đặt vào những vị trí cần thiết và luôn bị thử thách bởi cuộc đời. 

Xem thêm  "Mẹ tôi chỉ có một mắt": Câu chuyện khiến chúng ta giật mình nhận ra mình từng đối xử vô tâm đến thế nào với cha mẹ

ôi khi, chúng sẽ tiệm cận mọi hạn định, vượt ra xa khỏi các ranh giới và chẳng bao giờ hoàn thiện được.

Trong cuốn sách “Boundaries: When to Say Yes, How to Say No, to Take Control of Your Life”, Henry Cloud đã viết: “Ranh giới định nghĩa con người ta. 

Chúng định nghĩa ta là gì và ta không là gì. Một ranh giới sẽ chỉ cho ta biết điểm kết thúc của mình và khởi đầu của người khác, giúp ta biết thế nào là sở hữu.”

Ranh giới nhạy cảm nhất trong đời này có lẽ là cái nằm trong mối quan hệ giữa chúng ta và con cái mình. Kể từ giây phút đứa trẻ nằm trong tay ta, những khoảnh khắc, dấu mốc đầy hoài niệm vương vấn mãi trong lòng cứ khấp khởi trào dâng.

Những giây phút hân hoan ấy chiếm phần lớn trong cuộc sống của ta. Chúng ta vui sướng ngắm nhìn nụ cười đầu tiên của con mình. Sau đó là những chiếc răng đầu tiên, những bước đi đầu tiên, và cả ngày đầu tiên đến trường. 

Trước khi nhận ra, cuộc sống đã cuốn phăng chúng ta đi đến những dấu mốc khác, như lễ tốt nghiệp mẫu giáo, tiệc ngủ tại nhà, những buổi liên hoan văn nghệ và những trại hè nhạc hội đầy hào hứng. 

Suốt cả tuần, tối nào chúng ta cũng cùng con cái bận bịu với đủ loại bài tập, từ rèn luyện thể chất cho đến phát triển tâm hồn, hay chỉ đơn giản là tập trung dành thời gian cho gia đình. 

Bất chấp những ranh giới khả thi nhất có thể đặt ra, chúng ta dễ dàng bị mắc kẹt trong những thăng trầm của cuộc sống làm cha mẹ.

Thế rồi một ngày, chúng ta đột nhiên nhận ra những đứa con của mình đã đủ lông đủ cánh để rời nhà đi học đại học, hay dọn ra ở riêng, hoặc đi nhập ngũ. Cuối cùng thì thời điểm này cũng đã tới.

Nhìn con cái trưởng thành, chắc chắn ai làm cha làm mẹ cũng vui mừng khôn xiết và tự hào. Tuy nhiên, sâu thẳm bên trong mỗi người đều bao trùm một nỗi sợ hãi, một sự lo lắng bất tận khi nghĩ về tương lai của chúng. 

Có lẽ, tất cả những cảm xúc tích tụ bao lâu nay ấy đã khiến tôi cảm thấy bất an hơn là mình tưởng.

Quá mải mê với những dấu mốc trong cuộc đời con, tôi mới chợt nhận ra, đôi khi mình đã quên mất rằng chẳng có khoảnh khắc nào là kéo dài mãi mãi. 

Vậy làm thế nào để các bậc làm cha làm mẹ như chúng ta có thể rời xa những đứa con thân yêu, sẵn sàng để chúng tự đi trên đôi chân của chính mình trong cuộc đời này?

cha mẹ

“Mọi việc đều có thời điểm, và mọi sự đều có định kỳ…”

Chúng ta, những người làm cha làm mẹ, sẽ không bao giờ mất đi vị trí đặc biệt này. Nhưng theo thời gian, mối quan hệ giữa chúng ta và con cái rồi sẽ dần phát triển và thay đổi. 

Đừng lo sợ về một mối quan hệ trì trệ với con cái, bởi nỗi lo ấy chẳng giúp chúng ta cải thiện tình hình mà chỉ khiến hai bên càng thêm khó xử hơn.

Có một câu trích dẫn về việc làm cha mẹ mà tôi chẳng bao giờ quên được: “Ngày thì dài, nhưng tháng năm lại ngắn ngủi.” 

Hãy ghi nhớ điều này, vì nó sẽ giúp chúng ta biết ơn mỗi ngày trong khi đều đặn học cách buông tay con.”

cha mẹ

“… chớ chọc cho con cái mình giận dữ…”

Chẳng ai trong số chúng ta muốn trở thành kiểu cha mẹ đó cả. Kẻ mà lúc nào cũng gọi điện, nhắn tin và khiến con cái bực mình không ngớt. 

Đã không biết bao lần tôi soạn tin nhắn nhưng lại chẳng gửi đi. Cứ mỗi lần viết xong, tôi lại tự hỏi bản thân câu này: “Mình gửi để giúp chúng hay để giúp chính mình?”

Nói với con “Cha mẹ yêu con” mỗi tuần một lần, nó sẽ là một cử chỉ hết sức tình cảm, nhưng ngày nào cũng nói điều này sẽ khiến cho con cái cảm thấy không thoải mái. 

Đừng biến câu hỏi “Con dạo này thế nào?” thành một lời tra khảo để kiểm tra con mỗi ngày.

Chúng ta có thể tâm sự với con cách nhìn của mình về chúng, nhưng đừng để bất cứ bên nào cảm thấy tội lỗi. Chúng đâu có bỏ rơi chúng ta. 

Chúng ta cũng đâu có bỏ rơi chúng. Ngày con cái lớn khôn và rời xa vòng tay cha mẹ chẳng phải là cái đích mà ai cũng hướng đến hay sao?

cha mẹ

“Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo, dẫu khi nó trở nên về già, cũng không lìa khỏi đó.”

Một người bạn từng nhắc tôi về đoạn “dẫu khi nó trở nên về già” trong Kinh Thánh. Lúc đó, tôi đang nhất thời bị khủng hoảng vì quyết định của con mình sau khi nó dọn ra ở riêng. 

Dường như, cái cảm giác trống vắng, thiếu hụt mà tôi cảm thấy chính là hậu quả của những khao khát muốn được kiểm soát cuộc đời con mình.

Chúa cho chúng ta biết rằng ta không cần phải đồng thuận với các quyết định của người khác để có thể yêu và chấp nhận họ. 

Đối với con cái mình, chúng ta có thể nêu lên suy nghĩ của bản thân, nhưng phải hết sức cẩn thận để không phản đối những lựa chọn của chúng. 

Tình yêu vô điều kiện giữa cha mẹ và con cái không phải là thứ gì đó để có thể giành giật. Chính khả năng mắc sai lầm mới là thứ định nghĩa tính cách chúng ta và con người mà chúng ta sẽ trở thành.

Khi chúng ta phân vân về những điều mình muốn nói và thời điểm để nói ra điều đó, hãy nhớ rằng đôi khi lời khuyên tự nguyện cũng có thể trở nên xét đoán và phản tác dụng. Con đường mà chúng ta phải đi còn rất dài. 

Cả một cuộc đời để cùng nhau xây dựng những trải nghiệm, những mối quan hệ lành mạnh đang ở phía trước chờ đón chúng ta.

Những điều tuyệt vời nhất vẫn chưa đến đâu!

Bài chia sẻ của Trish Crossley – Giám đốc của Financial Freedom International. Bà mẹ 2 con này cũng là tác giả của nhiều bài viết về đức tin, gia đình và xã hội.

Ngọc Hà -Helino

Link